0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Giai đoạn phương thức vận chuyển công khai (1972 1975)

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN TRONG GIAI ĐOẠN 1959 – 1975 (Trang 33 -36 )

Việc sử dụng phương thức vận chuyển bằng tàu không số trong những năm 1971 - 1972 gặp khó khăn, tỉ lệ thành cơng rất thấp nên Đoàn 125 quyết định tiếp tục nghiên cứu, tìm phương thức vận chuyển khác để thay thế và tạo nên yếu tố bất ngờ. Tháng 04/1971, Thường vụ Quân ủy Trung ương triệu tập một cuộc họp bí mật do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì, với sự tham gia của Bộ tổng tham mưu, Cục tác chiến, Bộ tư lệnh, Chính ủy Quân chủng Hải quân và đại diện Quân khu IX để bàn bạc về phương thức vận chuyển công khai do Quân khu IX đề xuất đó là vận chuyển vũ khí trên những con tàu đánh cá hoặc tàu bn hợp pháp, có giấy tờ nhưng có những đáy bí mật để cất giấu vũ khí. Trên cơ sở phân tích đó và qua nghiên cứu tình hình cụ thể hội nghị đã chấp nhận đề nghị của Quân khu IX và cho tiến hành khẩn trương, theo phương án này; những chiến sỹ ưu tú của hai Đoàn

32

125 và 962 đã được điều động để thành lập Đồn S 950, sau đó đổi tên thành (Đồn 371). Đồn S950 đã tổ chức đánh cá cơng khai, có đăng ký rõ ràng, thủy thủ trên tàu có căn cước. Giải pháp qua mặt các trạm gác là cơng thức:

“Tình, Lý, Tiền” các tàu này vừa đánh cá ven bờ, vừa nhận chở hàng thuê,

đến khi có cơ hội thuận lợi thì ra Bắc nhận vũ khí đưa về. Như vậy tính từ đầu năm 1972 đến tháng 11 năm 1973, Đoàn S950 đã đưa được 31 chuyến ra Bắc và chở được 520 tấn vũ khí về Nam Bộ an toàn.

Bước sang năm 1974 đầu 1975. Lúc này tình hình cách mạng miền Nam đang có bước chuyển mạnh mẽ, tương quan lực lượng đã có sự thay đổi có lợi cho ta. Đặc biệt sau khi Hiệp định Pari được ký và chính thức có hiệu lực năm 1973, thì quân Mỹ và đồng minh đã rút khỏi nước ta. “Mỹ cút nhưng Ngụy chưa nhào” vì vậy sự nghiệp giải phóng miền Nam chưa hồn thành, nhưng đó là điều kiện thuận lợi để đánh cho Ngụy nhào và do tính cấp thiết của chiến trường đó là u cầu về vũ khí và trang thiết bị đang tăng nhanh vì vậy cơng tác vận chuyển bằng đường biển cho chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ phải được đẩy mạnh. Sang đầu năm 1975 mọi điều kiện cho cuộc Tổng tiến cơng chiến lược mùa xn 1975 đang được hồn thành.

Sau sự việc phản bội của Ba Tam, Quân ủy Trung ương quyết định tạm dừng việc vận chuyển bằng đường biển để củng cố lại tổ chức, gây dựng lại cơ sở mới. Để giữ bí mật Quân khu IX đã đổi phiên hiệu Đoàn 371 thành Đoàn G473 trên cơ sở hiệp đồng chặt chẽ của Đoàn 125 và G473 mà công tác vận chuyển bằng đường biển lại được nối lại và đẩy mạnh chi viện cho cuộc tiến công nổi dậy năm 1975, con đường biển được nối lại và tần suất vận chuyển được tăng lên nhanh chóng khiến quân địch hết sức ngỡ ngàng khi mà ngày 03/12/1973 chúng còn tuyên bố cho rằng: “Việt cộng muốn làm

lại công việc vận chuyển đường biển phải mất từ 3 đến 5 năm sau” [11,318]. Ngày 25/02/1975, Thuyền SG168 - TTĐC mang biển số mới 1270 BL

do Đồn phó Mười Thượng và các Đồng chí, Chín Phước, Tám Ca, Sáu Hậu, Sáu Lân và Bảy Dân chở 17 tấn hàng rời cảng Vạn Hoa ngày 03/03, cập bến Vàm Hố.

Ngày 09/03 hai Thuyền 3056KG và SG67 - TTĐC do Đồn phó Mười

Khanh phụ trách, cùng các thủy thủ đã rời cảng Vạn Hoa chở 35 tấn hàng cập bến Vàm Hố ngày 20/03/1975.

Ngày 11/04/1975 cùng lúc ba chiếc Thuyền 1270BL và 842MT, SG158-

TTĐC chở 50 tấn vũ khí rời Vạn Hoa, cập bến miền Nam để chi viện cho chiến trường [11,319].

33

Bằng những phương thức hoạt động công khai hợp pháp với sự giúp đỡ

và liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị. Trong thời gian gần ba tháng hoạt động từ tháng 2 đến 30/04/1975, Đoàn G473 đã vận chuyển được 102 tấn vũ khí từ miền Bắc vào chiến trường Nam Bộ kịp thời trang bị cho quân và dân miền Nam đánh giặc. Góp phần làm nên thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam thống nhất Đất Nước.

Tiểu kết chương 2

Đường Hồ Chí Minh trên biển, cái tên đã trở thành niềm tự hào khơng chỉ đối với những người lính biển mà là của cả dân tộc Việt Nam. Nó đã có quá trình hình thành và phát triển cùng với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lịch sử con đường gắn với một giai đoạn đầy biến động, đã đánh dấu những thay đổi lớn lao của đất nước nhưng con đường chiến lược này ra đời sau một quá trình “thai nghén” lâu dài nó cũng thể hiện quyết định sáng tạo của Đảng sau khi đã căn cứ vào tình hình cụ thể của cách mạng hai miền. Ngày 20/10/1961 đã trở thành ngày truyền thống của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Ngày mà con đường chính thức ra đời, trải qua nhiều biến động của lịch sử. Đường Hồ Chí Minh trên biển đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao cho. Ngày nay đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn tiếp tục sứ mệnh lịch sử của mình để tiếp nối những trang sử mới, trước những biến động của tình hình hiện nay và của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Vì vậy thế hệ trẻ ngày nay cần phải biết được về quá trình hình thành và phát triển của đường Hồ Chí Minh trên biển đặc biệt là trong giai đoạn 1959 – 1975. Đó là giai đoạn hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Để đổi lấy bình n cho những con sóng ngày đêm vỗ bờ, đổi lấy độc lập cho dân tộc thì rất nhiều chiến sỹ Hải quân đã ra đi mãi mãi. Qua đó chúng ta mỗi người con đất Việt hôm nay luôn nâng niu, trân trọng và tìm cách phát huy giá trị của tuyến đường chiến lược đường Hồ Chí Minh trên biển vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

34

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN TRONG GIAI ĐOẠN 1959 – 1975 (Trang 33 -36 )

×