Đóng góp về đường lối, phương pháp vận chuyển mới trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1954 – 1975)

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Quá trình hình thành và phát triển của đường Hồ Chí Minh trên biển trong giai đoạn 1959 – 1975 (Trang 36 - 38)

kháng chiến giải phóng dân tộc (1954 – 1975)

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã khẳng định

dân tộc ta là một trong số các dân tộc có khá nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chức thủy quân, tổ chức vận chuyển, cơ động và tác chiến trên biển, trên sông. Bởi lẽ kẻ thù khi tiến đánh nước ta đều phải đối mặt với địa hình sơng ngịi chằng chịt chia cắt, xung quanh lại có núi cao, biển lớn ngăn cách; chính vì vậy mà đã hình thành nên một dân tộc có rất nhiều truyền thống và kinh nghiệm xây dựng, tổ chức và chiến đấu thủy quân.

Trong lịch sử, thủy quân Âu Lạc đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Triệu Đà. Thủy quân của nữ tướng Lê Chân cũng làm khốn đốn Mã Viện ở vùng biển Đông Bắc. Thủy quân của Lý Bí anh dũng chặn đứng Trần Bá Tiên trên sông Tô Lịch, hồ Điển Triệt. Thủy quân của Triệu Quang Phục khiến quân Lương mất ăn, mất ngủ ở đầm Dạ Trạch. Thủy quân của Ngô Quyền đã làm nên trận Bạch Đằng lừng lẫy..., ở các đời sau đều có sự kế thừa và làm nên các trận thắng lớn mang về thái bình cho dân tộc.

Đến thời hiện đại khi mà dân tộc ta liên tiếp phải đối đầu với những tên thực dân hùng mạnh như Pháp, Mỹ không chỉ có sức mạnh tổng hợp mà thủy quân của chúng cũng được xếp vào hàng mạnh nhất thế giới. Rõ ràng khi đương đầu với kẻ thù mạnh như vậy; đồng nghĩa với những khó khăn vơ cùng lớn nhưng có một yếu tố đã ủng hộ dân tộc ta. Đó chính là truyền thống và kinh nghiệm đánh giặc bằng thủy quân từ hàng ngàn năm để lại, điều này đã được Đảng ta vận dụng và kế thừa một cách sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh mới để tạo nên những chiến thắng oai hùng, qua đó đánh đuổi được kẻ thù. Góp phần làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật quân sự của dân tộc.

Thực tế lịch sử đã tỏ rõ: Kẻ thù thường dùng quân thủy đi bằng đường thủy để xâm lược nước ta. Và nhân dân ta cũng sử dụng sông biển làm chiến trường và sử dụng quân thủy cùng các phương tiện thủy để đánh địch, đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “...Do nước ta có vị trí quan

trọng, có bờ biển dài, nhiều sơng lớn nên từ xưa tới nay kẻ địch bên ngoài thường lợi dụng biển và sông để xâm lược nước ta. Và ở trên biển, trên

35

sơng, trong q trình lịch sử, dân tộc Việt Nam đã bao lần nêu cao truyền thống chống ngoại xâm anh hùng, bất khuất... đã ghi biết bao sự tích anh hùng trên non sơng đất nước ta nói chung, trên sơng biển nước ta nói riêng”

[9,10].

“Vận chuyển, cơ động lực lượng và tác chiến trên chiến trường sông

biển là một trong những quy luật giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta” [11,18].

Có lẽ nhờ nắm bắt được quy luật này nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ khi mà yêu cầu cấp thiết đặt ra đó là phải chi viện khẩn cấp và nhanh chóng cho chiến trường miền Nam. Thì Đảng đã mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm một phương pháp vận chuyển mới, một tuyến đường chiến lược mới. Đó là việc dùng con đường biển để có thể chi viện từ Bắc vào Nam, từ quyết định sáng suốt này của Đảng đã tác động rất lớn đến cục diện chiến tranh và có thể nói rằng đây là một trong những đóng góp lớn về mặt đường lối, chiến lược. Nó thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình của Đảng trên cơ sở vận dụng kế thừa truyền thống đánh giặc của ông cha ta. Đồng thời thể hiện cái nhìn nhạy bén trên cơ sở tình hình thực tế cũng như yêu cầu cấp thiết đặt ra.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, một số chiến trường đã tổ chức những chuyến tàu và thuyền buồm chở vũ khí từ miền Bắc, miền Trung vào và từ Thái Lan về chi viện cho miền Nam nhưng nó rất nhỏ lẻ và manh mún bởi đa số các chuyến đi đều thất bại không thể vượt được sóng gió biển cả. Từ khi bắt đầu vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của việc chi viện sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc vào tiền tuyến lớn miền Nam giữ vai trị hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định vì vậy đã bắt đầu cho triển khai nghiên cứu các tuyến chi viện vào miền Nam. Đó là con đường trên bộ do tiểu đoàn 559 tiến hành khảo sát thăm dò, còn tuyến đường trên biển do tiểu đoàn thủy 603 tiến hành. Tuy nhiên sau một thời gian nghiên cứu thì chỉ có con đường bộ là thành cơng cịn con đường biển đã thất bại vì thế đường Trường Sơn trên bộ đã trở thành tuyến đường chiến lược quan trọng nhất để chi viện vào Nam.

Trong giai đoạn sau khi mà tình hình trên chiến trường ngày càng diễn ra căng thẳng và yêu cầu về trang bị, vũ khí cho miền Nam lại tăng lên rất lớn đặc biệt là chiến trường Đông Nam bộ nhưng lúc này chỉ trông chờ vào con đường bộ thì khơng thể đáp ứng nổi nhu cầu của miền Nam. Ngoài ra con đường bộ chỉ có thể vươn tới được qua miền Trung một chút, còn chiến

36

trường Đơng Nam Bộ thì chưa thể vươn tới được. Vì vậy sau khi nghiên cứu Trung ương Đảng và Bộ Chính trị nhận định chỉ có con đường biển mới làm được điều này.

Ngày 23/10/1961 con đường chính thức ra đời. Nó đã thể hiện đầy đủ tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng và vận dụng một cách linh hoạt nghệ thuật quân sự của ông cha để lại. Đối với thực tế thì nó chính là sự đóng góp lớn lao vào kho tàng nghệ thuật quân sự, một sự đóng góp vơ cùng lớn về mặt đường lối, chiến lược, một phương pháp vận chuyển mới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Như vậy “đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “đường Trường Sơn

trên bộ”, tạo thành một mạng lưới giao thơng huyết mạch liên hồn nối liền

hai miền đất nước trong những năm tháng chiến tranh gian khổ và ác liệt từ đây mọi nguồn lực vật chất, tinh thần và cả con người của miền Bắc đều được chi viện cho miền Nam góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, mang lại niềm vui trọn vẹn cho dân tộc. Và nó là một trong những đóng góp mang ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn rất lớn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Quá trình hình thành và phát triển của đường Hồ Chí Minh trên biển trong giai đoạn 1959 – 1975 (Trang 36 - 38)