Chi viện nguồn nhân, vật lực cho chiến trường miền Nam

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Quá trình hình thành và phát triển của đường Hồ Chí Minh trên biển trong giai đoạn 1959 – 1975 (Trang 38 - 42)

Trong suốt lịch trình của mình từ khi ra đời đến năm 1975 “đường Hồ Chí Minh trên biển” cùng với những con tàu khơng số đã làm nên biết bao chiến cơng vẻ vang, góp phần đắc lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Những năm tháng vật lộn với sóng giữ, kẻ thù. Rất nhiều con tàu đã lên đường, mang theo một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược cũng như những cán bộ giỏi của miền Bắc chi viện cho miền Nam. Nhưng cũng đã chứng kiến những con tàu ra đi mà không thấy được ngày trở về không thể thấy được ánh sáng, niềm vui của ngày độc lập. Sự hy sinh đó của các anh đã làm nên thắng lợi của tuyến đường và cao hơn cả là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

3.2.1. Giai đoạn (1959 – 1965)

Thắng lợi của chuyến đi trinh sát do thuyền trưởng Bông Văn Dĩa tiến hành đã mở ra một con đường mới, một tuyến chi viện mới. Đánh dấu một thời kỳ mới cho công tác chi viện vào miền Nam mà Trung ương Đảng đã xem đây là nhiệm vụ rất quan trọng. Trong giai đoạn từ (1959 – 1965) là giai đoạn thành công nhất của lịch sử con đường khi mà hầu hết các chuyến đi diễn ra khá suôn sẻ khơng có trường hợp tàu bị bắt, duy chỉ có một

37

chuyến phải quay về và một trường hợp của tàu 143 với vụ “Vũng Rô” cũng là sự kiện chấm dứt giai đoạn hoạt động bí mật của tuyến đường.

Chuyến tàu chở hàng đầu tiên xuất phát mang tên “Phương Đông 1”

chở 30 tấn vũ khí xuất phát ngày 11/10/1962, cập bến Cà Mau an toàn đã chính thức khai thơng con đường Hồ Chí Minh trên biển qua đó đưa vào Nam Bộ và Nam Trung Bộ một khối lượng lớn vũ khí và nhân lực trong bối cảnh mà chiến trường miền Nam đang rất cần vũ khí để đánh giặc. Lúc này tình hình cách mạng miền Nam đang gặp nhiều khó khăn khi mà Mỹ - Ngụy tiếp tục thực hiện âm mưu leo thang và mở rộng chiến tranh bằng các chiến dịch càn qt, bình định đặc biệt đó là việc chúng tiến hành hình thức chiến tranh xâm lược mới: “Chiến tranh đặc biệt”. Thấy được khó khăn và nhu

cầu của cách mạng miền Nam đang gặp phải. Trung ương Đảng đã chỉ thị phải đẩy mạnh công tác chi viện hơn nữa cho miền Nam bằng con đường biển, điều này đã được cụ thể hóa bằng việc mở rộng bến bãi, tăng cường phương tiện tàu thuyền cho hoạt động chi viện, vì thế mà các chuyến tàu đã xuất bến một cách đều đặn.

Đường Hồ Chí Minh trên biển đã chi viện kịp thời cho những chiến trường xa nhất, khó khăn nhất mà tuyến chi viện trên bộ chưa thể vươn tới được và đóng vai trị để quân và dân miền Nam chiến đấu đánh bại các chiến dịch chiến tranh lớn của địch. Nếu như năm 1962, tuyến chi viện cho Nam Bộ được 111 tấn, thì đến năm 1963, tuyến đã chi viện được 1.318,68 tấn. Nhiều loại vũ khí trong đó có vũ khí hạng nặng, đã được qn và dân ta ở Nam Bộ sử dụng để đánh bại các cuộc hành quân càn quét quy mô lớn của địch, giải phóng nhiều vùng rộng lớn như chiến thắng Ấp Bắc, Đầm Rơi, Cái Nước..., cuối năm 1963 trong đánh giá về tình hình chiến trường miền Nam, Bộ Quốc phòng Mỹ đã rất lo ngại: “Quân số Việt cộng tăng lên, vũ khí

tốt hơn với những kho lớn và đáng chú ý là họ hoạt động táo bạo với những đơn vị lớn từ 600 đến 1.000 người” [3,610].

Những thắng lợi liên tiếp mà quân và dân ta đã giành được trên chiến

trường cũng đã phản ánh được những đóng góp thầm lặng của những con tàu không số đang miệt mài hành trình đưa vũ khí vào chiến trường cho dù phải đối mặt với muôn vàn hiểm nguy, gian khổ.

Tháng 12 năm 1964, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ đạo tiếp tục tổ chức 5

chuyến vận chuyển hàng vào Nam Bộ, các chuyến đi đều giao hàng và trở về an toàn. Kết thúc năm 1964, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân, các tàu của Đoàn 125 đã đi 52

38

chuyến chở được 2.971,26 tấn vũ khí vào chi viện chiến trường, tăng gấp 2 lần năm 1963 [11,171].

Đặc biệt trong chiến dịch Đông - Xuân (1964 – 1965) tàu 56 do Đồng

chí Lê Quốc Thân làm Thuyền trưởng, Đồng chí Trần Ngọc Tuấn làm Chính trị viên cùng 13 thủy thủ chở 44 tấn vũ khí được lệnh chở vũ khí tham gia chiến dịch, kịp thời trang bị cho Quân chủ lực của ta đánh trận Bình Giã thắng lợi vang dội, chiến thắng này góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy.

Trong hai năm (1964 – 1965), “đường Hồ Chí Minh trên biển” đã vận

chuyển khối lượng hàng vào Nam đạt 3.849 tấn, kịp thời chi viện cho Quân giải phóng miền Nam sử dụng trong đợt hoạt động tiến cơng địch trên tồn miền và giành thắng lợi lớn trong các chiến dịch lớn như Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Giai (Quảng Ngãi), Đồng Xồi (Biên Hịa)..., đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của địch [3,611].

Như vậy từ chuyến đi đầu tiên của tàu “Phương Đông 1” đến sự kiện “Vũng Rơ” 2/1965 thì khối lượng hàng hóa được vận chuyển qua đường Hồ

Chí Minh trên biển (1962 - 2/1965) đã đạt trên 5.000 tấn vũ khí, hàng hóa cung cấp cho miền Nam.

3.2.2. Giai đoạn (2/1965 - 1/1973)

Trong giai đoạn này cách mạng miền Nam đã có nhiều chuyển biến lực

lượng Quân giải phóng ngày càng phát triển cách mạng đang đi lên. Về phía địch sau thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mỹ tiếp tục chi viện cho Ngụy để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam bằng các hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới với quy mơ lớn, tính chất ác liệt hơn đó là “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1972). Công tác vận chuyển chi viện bằng đường biển do mất đi yếu tố bí mật,

bất ngờ bởi sự kiện “Vũng Rô”, nên đã gặp phải vơ vàn khó khăn, số lượng chuyến tàu và hàng vào Nam bị giảm đi nhiều. Thời gian đầu sau đó Đồn 125 đã phải dừng lại toàn bộ hoạt động chi viện bằng đường biển để theo dõi diễn biến từ phía địch và nghiên cứu phương pháp mới trong điều kiện mà yếu tố bí mật, bất ngờ đã khơng cịn.

Ngày 15/10/1965, tám tháng sau vụ “Vũng Rô”, tàu C42 được cải trang

giống tàu đánh cá chở 61 tấn vũ khí vào Nam an tồn. Đã chính thức nối lại tuyến đường và mở ra một thời kỳ khó khăn nhất nhưng cũng rất hào hùng,

39

đầy chất anh hùng ca của đường Hồ Chí Minh trên biển với những giây phút đấu trí cực kì căng thẳng giữa ta và địch, với những trận thủy chiến ác liệt.

Trong giai đoạn này “đường Hồ Chí Minh trên biển” đã đưa vào chiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường được 14 chuyến với tổng cộng 765,5 tấn vũ khí, đạn dược và một số mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra, trong giai đoạn này, cán bộ, chiến sỹ Đồn 125 cịn tham gia chiến dịch vận tải VT5 - Vận tải tranh thủ tụt thang (11.1968 - 1969), cùng các lực lượng trong và ngoài quân đội vận chuyển hàng chục vạn tấn vũ khí, lương thực, xăng dầu... từ Hải Phòng vào các tỉnh Nam Khu 4, tạo chân hàng cho tuyến chi viện chiến lược trên bộ (Đoàn 559). cũng thời gian này, Đoàn 950 (sau đổi tên thành Đoàn 371, Đoàn G473) thuộc Quân khu 9 đã rất mưu trí sáng tạo, tìm ra phương thức vận chuyển công khai, hợp pháp thực hiện thành công 37 chuyến, vận chuyển được hơn 600 tấn vũ khí từ miền Bắc vào Nam Bộ [3,595].

Tất cả đã làm nên những thắng lợi có ý nghĩa hết sức quan trọng trên

chiến trường, đó là những chiến thắng trong các cuộc càn quét của địch, đặc biệt là đánh bại hai chiến lược chiến tranh lớn của địch làm cho chính quyền Mỹ - Ngụy ngày càng trở nên chao đảo hơn và buộc chúng phải ký kết Hiệp định Pari 1973, đây chính là thắng lợi lớn nhất mà ta đã giành được để làm bàn đạp tiến hành cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975.

3.2.3. Giai đoạn (1973 – 1975)

Dựa trên phương thức vận chuyển công khai nhưng vẫn đảm bảo được

yếu tố bí mật, việc vận chuyển bằng đường Hồ Chí Minh trên biển giai đoạn này tỏ ra rất hiệu quả dựa trên cơ sở liên minh chặt chẽ của Đoàn 125 và Đoàn G473. Toàn bộ lực lượng và hàng ngàn lượt tàu chở vũ khí và hàng thiết yếu vào chiến trường.

Đoàn 371 đã dùng tàu gỗ vận chuyển hợp pháp theo ven biển từ Nam ra Bắc

và từ Bắc vào Nam đi được 31 chuyến, chở 520 tấn cho Quân khu IX [10,57].

Đặc biệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đã sử

dụng 140 lượt chuyến tàu, vận chuyển 6.282 tấn vũ khí và vật chất khác, cùng hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ tăng cường cho chiến trường Nam Bộ và Khu 5, cơ động bộ đội đặc cơng chiến đấu giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Cù Lao Thu, các đảo phía Nam và Tây Nam của Tổ quốc.

Theo số liệu của Quân chủng Hải quân cơng bố, tính chung trong cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển đã trực tiếp và gián tiếp vận chuyển hơn 96.000 tấn vũ khí

40

đạn dược và các vật chất khác cùng hơn 170.000 lượt cán bộ, chiến sĩ chi viện chiến trường miền Nam. Con số đó so với đường Hồ Chí Minh trên bộ tuy ít hơn nhưng lại có ý nghĩa và tầm quan trọng rất đặc biệt [3,596].

Như vậy trong suốt lịch trình dài của mình những con tàu khơng số đã

góp phần chi viện cho chiến trường miền Nam nguồn nhân, vật lực quan trọng để làm nên những chiến thắng, những kỳ tích mới của dân tộc, sự chi viện này không chỉ mang ý nghĩa về vật chất mà nó cịn mang ý nghĩa lớn lao về mặt tinh thần qua đó thể hiện sự động viên, ủng hộ và quyết tâm của miền Bắc cho sự nghiệp thống nhất đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Nhân dân miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”. Điều

này có nghĩa là miền Bắc sẽ chiến đấu đến khi nào miền Nam được giải phóng vì thế vũ khí, con người của miền Bắc vẫn tiếp tục cùng những con tàu vượt biển vào Nam.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Quá trình hình thành và phát triển của đường Hồ Chí Minh trên biển trong giai đoạn 1959 – 1975 (Trang 38 - 42)