Nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học nhằm tạo hứng thú học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1919 đến 1945 lớp 9, trường trung học cở sở tỉnh yên bái (Trang 32 - 37)

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.7. nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học nhằm tạo hứng thú học tập

học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam

Lịch sử quá khứ bao trùm nhiều mặt của đời sống xã hội; vì vậy, nghiên cứu và dạy học lịch sử cần phải sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau nhƣng “phải chọn những tài liệu sự kiện cần cho việc phân tích, khái qt. Đó là những tài liệu sự kiện tƣơng đối đầy đủ, chính xác và cùng một loại” [15, tr191].

Mỗi loại tài liệu lại có vị trí và vai trị nhất định đối với hiệu quả bài học. Tài liệu văn học cũng vậy, nó là một nguồn cung cấp kiến thức lịch sử cho HS, giúp HS hiểu sâu kiến thức cơ bản. Qua đó góp phần phát triển kỹ năng tƣ duy độc lập, sáng tạo; bồi dƣỡng đạo đức, tƣ tƣởng, óc thẩm mỹ, lịng yêu quý, gắn bó, nghĩa vụ của các em đối với quê hƣơng đất nƣớc.

Nhƣ vậy, sử dụng tài liệu văn học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh có ý nghĩa vơ cùng to lớn cả về ba mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ tình cảm. Cụ thể:

- Về mặt kiến thức: Tài liệu văn học có ý nghĩa lớn đối với HS về mặt bồi

mà HS cần thu nhận. Ta biết rằng, kiến thức trình bày trong SGK là những kiến thức cô đọng, cơ bản, ổn định và đã đƣợc khoa học lịch sử xác nhận. Những kiến thức đó thuộc về quá khứ, nó khơng tái diễn lần thứ hai để HS có thể trực tiếp quan sát, tri giác đƣợc. Vậy vấn đề đặt ra là phải tạo đƣợc biểu tƣợng chân thực, chính xác trong giai đoạn trực quan sinh động để kích thích hứng thú học tập của HS. Nhƣng để tạo dựng lại một bức tranh quá khứ sinh động, cụ thể không hề đơn giản bởi lịch sử có vơ vàn con số, vơ vàn sự kiện làm cho HS khó nhớ, khó học. Vì vậy, sử dụng tài liệu văn học bám sát nội dung bài học cho phép khơi phục đƣợc hình ảnh quá khứ một cách sinh động, cụ thể. Qua việc tiếp xúc với các nhân vật, sự kiện trong tác phẩm văn học, các em sẽ dựng lại quá khứ lich sử. Từ đó hình thành trong đầu các em những biểu tƣợng chân thực, giúp HS nhớ lâu, hiểu sâu sự kiện liên quan đến bài học với đầy đủ góc độ, khía cạnh của nó.

Tiếp đó, dựa trên cơ sở những biểu tƣợng lịch sử này, thơng qua các thao tác tƣ duy, HS sẽ tìm ra mối liên hệ nội tại, nhân quả giữa các sự kiện, hiện tƣợng lịch sử; từ đó các em đi dần đến việc hiểu bản chất và hình thành khái niệm lịch sử. Ví dụ khi giảng bài 25 “Quang Trung đại phá quân Thanh” (SGK lịch sử 7), GV sẽ giúp HS phục dựng lại sự thất bại thảm hại của bọn quân tƣớng nhà Thanh bằng những đoạn văn miêu tả sinh động trong tác phẩm “Hồng Lê nhất thống chí” của Ngơ gia văn phái. Đó là: “Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”. “Tơn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa khơng kịp đóng n, ngƣời khơng kịp mặc áo giáp…chuồn trƣớc qua cầu phao…quân lính hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết… đến nỗi nƣớc sơng Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy đƣợc nữa” [8, tr 68 – 69].

Vậy là chỉ bằng một vài chi tiết văn học sống động, hấp dẫn, HS sẽ thấy nhƣ trận đánh hào hùng của quân dân ta đang diễn ra ngay trƣớc mắt. Não của các em sẽ thu nhận thơng tin một cách tích cực, hình thành nên những biểu tƣợng chân thực. Từ đó HS sẽ nhớ đƣợc kiến thức bài học một cách sâu sắc.

- Về thái độ, tình cảm: Trong đời sống xã hội, việc giáo dục thế hệ trẻ thông

thẩm mỹ. Trong dạy học lịch sử, GV không chỉ chú trọng cung cấp tài liệu – sự kiện mà phải thông qua sự hiểu biết lịch sử để dạy ngƣời. Việc sử dụng tài liệu văn học ngồi việc giúp HS có biểu tƣợng chính xác, sinh động về sự kiện, hiện tƣợng để hiểu cụ thể sâu sắc bản chất của chúng thì nó cịn khơi dậy trong các em nhiều trạng thái cảm xúc. Điều này tạo cơ sở để giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm đạo đức một cách đúng đắn cho các em.

Thứ nhất, thông qua các tài liệu văn học đó, GV định hƣớng lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị cho HS để các em nhận thức đƣợc chính nghĩa, phi nghĩa rõ ràng trƣớc những vấn đề lịch sử. Ví dụ khi dạy bài 28 “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam (1954 – 1965) (SGK lịch sử 9), GV có thể sử dụng tác phẩm “Hịn đất” của nhà văn Anh Đức làm tƣ liệu. Khai thác những hình ảnh về cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam chống lại chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” (dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt) của Đế quốc Mĩ. Nói về sự độc ác của bọn lính ngụy, GV có thể cung cấp những hình ảnh man rợ sau để HS hiểu sâu sắc hơn chính sách thâm độc của giặc: Cũng có tên bảo chính tay nó đã đập đầu Việt Cộng bằng cột chèo, đập vỡ óc văng tung tóe cả vào áo. Chúng kháo nhau rằng ở đấy, "anh Hai Xăm" đã mổ rất nhiều ngƣời, mổ rất khéo, chỉ cần chọc một nhát dao nơi chấn thủy, lách chếch lên, đƣờng dao rạch chỉ vừa đủ thọc bốn ngón tay vào để bợ trọn buồng gan ra. Thật là thằng Xăm đã mổ rất nhiều ngƣời, nên trong đám ác ôn, hắn nổi tiếng là đứa mổ gan lấy mật ngƣời gọn lẹ nhất. Nhƣng hắn không chỉ khéo mổ lấy gan và mật. Hắn còn nhiều cách giết ngƣời lạ lùng quái gở hơn… Một hôm…, bỗng Cà Mỵ từ ngồi xóm hơ hải chạy về ơm mặt rú lên và cho biết thằng Xăm vừa mổ bụng hai ngƣời ở bãi Tre, lấy gan, vô nhà bà con mƣợn đĩa nhôm xào ăn… Lại một hôm khác… thằng Xăm đã dùng dao bén khoét đít mấy ngƣời, khoét sâu lõm vào. Rồi hắn mở trói. Những ngƣời này đƣợc mở trói vừa nhỏm tới thì ruột đã lịi ra ở phía sau… Qua những thƣớc phim chân thực này, HS sẽ thấm thía sâu sắc cái chính nghĩa, phi nghĩa và xác định đƣợc trách nhiệm của bản thân trƣớc vận mệnh tổ quốc – nơi đã thấm biết bao máu của những ngƣời con đất Việt kiên cƣờng.

Thứ hai, sử dụng tài liệu văn học có khả năng giáo dục thẩm mĩ cho HS (phát triển tình cảm của con ngƣời, tạo nên sự lớn mạnh, phong phú về tâm hồn của con

ngƣời, tổ chức và điều khiển hành vi ứng xử của con ngƣời theo tiêu chuẩn cái đẹp). Những tác phẩm văn học hội tụ những sự kiện lớn, những con ngƣời tập trung trên mức bình thƣờng của cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn nó có sức truyền cảm rất mạnh, lại gần gũi với lứa tuổi HS phổ thông. Câu chuyện về những nhân vật lịch sử, những thời kì lịch sử oanh liệt sẽ thực sự làm rung động trái tim HS, khơi gợi ở các em những cảm xúc sâu sắc và hững thú đối với môn học. Hay khi dạy bài 27 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lƣợc kết thúc (1953 – 1954) (SGK lịch sử 9), GV có thể đƣa vào bài giảng những tƣ liệu văn học viết về gƣơng chiến đấu gan dạ, dũng cảm, tinh thần chịu đựng gian khổ, sự hy sinh cao cả của các anh hùng nhƣ Cù Chính Lan, Tơ Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu, Vừ A Dính, Nơng Văn Dền ….

Qua đó, GV hƣớng dẫn HS rút ra đƣợc một trong những nguyên nhân thắng lợi quân xâm lƣợc của quân dân ta chính là tinh thần yêu nƣớc nồng nàn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu. Trong đầu các em sẽ hình thành cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác của những kẻ xâm lƣợc, tay sai và nỗi khổ nhục, mất mát của những dân tộc bị xâm lƣợc; sẽ hình thành thái độ căm ghét những kẻ đã gây chiến tranh, quyết tâm chống chiến tranh để bảo vệ hịa bình thế giới. Đồng thời, thơng qua các hình ảnh chân thực, sinh động về các anh bộ đội kiên cƣờng, dũng cảm, không ngại hy sinh bản thân mình cho nền độc lập dân tộc sẽ giúp các em hiểu ra rằng: để có đƣợc những thành quả nhƣ ngày hơm nay thì trong quá khứ cha anh ta đã phải đánh đổi bằng mồ hôi, xƣơng máu và nƣớc mắt. Từ đó khơi dậy trong các em lịng kính u, khâm phục và biết ơn đối với các anh hùng dân tộc; quyết tâm học tập noi gƣơng họ để xây dựng, gìn giữ những thành quả mà cha anh đã đạt đƣợc. Chính điều này sẽ góp phần giáo dục lịng u nƣớc, ý thức bảo vệ tổ quốc cho HS.

Thứ ba, khi GV sử dụng tài liệu văn học theo hƣớng phát huy tính tích cực của HS, các em sẽ phải tự làm việc nhiều với nguồn tài liệu đó, điều này có ý nghĩa giáo dục to lớn là rèn luyện cho các em tinh thần chuyên cần, hăng say đọc sách báo. Có thể khẳng định rằng thói quen đọc sách báo và tự học rất cần thiết cho các em trong học tập và cuộc sống. Nhờ đó, các em sẽ khắc phục hoặc tránh đƣợc thói quen ỷ lại, trông chờ, thụ động và rèn luyện thói quen chủ động làm việc trong bất kì mơi trƣờng, hồn cảnh nào. Chính những tấm gƣơng về sự miệt mài trong lao động, anh

hùng trong chiến đấu, khơng ngại khó khăn, gian khổ để làm đẹp cho đời trong các trang sách đó sẽ góp phần giáo dục cho các em thái độ lao động đúng đắn, biết tôn trọng thành quả lao động mà cha ơng để lại và có ý thức trong mọi hoạt động cũng nhƣ cơng tác xã hội nhằm góp một phần sức của mình trong việc thực hiện mục tiêu chung.

- Về kĩ năng: Sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử có tác dụng to

lớn trong việc phát triển toàn diện HS. Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng tài liệu tham khảo nếu đƣợc sử dụng hợp lý trong dạy học lịch sử sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng, phát triển tƣ duy độc lập, sáng tạo của các em.

Trƣớc hết nói về sự phát triển các năng lực nhận thức, đặc biệt là tƣ duy của HS, ta thấy: Khi GV sử dụng tài liệu văn học, để hiểu các sự kiện, hiện tƣợng, nhân vật lịch sử nêu trong đó một cách cụ thể, chính xác thì HS cần phải chủ động quan sát, tri giác, vận động trí tƣởng tƣợng và đƣa ra những nhận xét, đánh giá khách quan. Muốn đánh giá đƣợc một cách chân xác thì bắt buộc HS phải tƣ duy lơgic, tự tạo biểu tƣợng về sự kiện, nhân vật lịch sử đến khâu hình thành khái niệm rồi tìm ra quy luật và cuối cùng là rút ra bài học lịch sử. Nhƣ vậy, quá trình tiếp cận với tài liệu văn học đã góp phần phát triển các thao tác tƣ duy cho HS.

Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với các nhân vật, sự kiện lịch sử trong tác phẩm văn học, bắt buộc các em phải sử dụng các kỹ năng phân tích, phán đốn, so sánh, đối chiếu để có thể hiểu đƣợc bản chất của vấn đề lịch sử một cách sâu sắc. Nhƣ thế, HS mới “hiểu” đƣợc lịch sử đúng nhƣ nó tồn tại. Ví dụ trƣớc khi dạy học bài 14 “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” (SGK lịch sử 9), GV cung cấp một số tài liệu văn học và yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu trƣớc nhƣ: tác phẩm “Thật là phúc”, “Răng con chó của nhà tƣ sản”, “Hai thằng khốn nạn” của tác giả Nguyễn Công Hoan; một số bài dân ca của nông dân, phu mỏ, phu đồn điền, thợ thuyền…; tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc…(GV khoanh vùng kiến thức cần tìm hiểu) để rút ra kết luận về cuộc sống của giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp tƣ sản, tầng lớp tiểu tƣ sản thành thị, giai cấp nông dân, giai cấp công nhân Việt Nam trong thời điểm cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp đang diễn ra khốc liệt.

Nhƣ vậy, khi làm việc với các tài liệu này, bắt buộc HS phải đọc, phải nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá rồi rút ra kết luận xác đáng. Khi các em đã hiểu

sâu sắc về cuộc sống của các giai cấp, tầng lớp rồi thì khi bƣớc vào học bài 14 trên lớp, các em sẽ dễ dàng phân tích đƣợc thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Việc tiếp xúc thƣờng xuyên với các tác phẩm văn học sẽ giúp HS nhận thức đúng đắn tri thức lịch sử, bản chất của sự vật, hiện tƣợng, nắm vững quy luật và sự vận động của lịch sử. Đồng thời giúp các em có cái nhìn biện chứng về các vấn đề lịch sử quá khứ, hiện tại, tƣơng lai. Ngồi ra, sử dụng tài liệu văn học cịn giúp HS tạo đƣợc thói quen đọc sách, lịng say mê, thói quen tự học, biết rút ra từ sách những kiến thức khoa học uyên thâm để làm giàu vốn tri thức và tự bồi dƣỡng cho mình tình cảm đạo đức đúng đắn. Từ đó, kĩ năng đọc sách, đánh dấu và ghi nhớ tài liệu cũng dần hồn thiện. Khơng những thế, khi tiếp xúc với một thế giới ngôn từ phong phú; lối diễn đạt hàm súc, sáng sủa, logic, thấm nhuần chất nhân văn của các tác phẩm văn học tƣ duy HS sẽ phát triển tích cực, kỹ năng diễn đạt, lối hành văn của các em sẽ dần trở nên thuần thục hơn.

Tóm lại, tài liệu văn học là một nguồn cung cấp kiến thức, là phƣơng tiện cần thiết đối với GV và HS trong dạy – học lịch sử. Cùng với SGK, tài liệu văn học góp phần không nhỏ đối với việc tiếp thu tri thức lịch sử, giáo dục và phát triển HS. Với những ý nghĩa thiết thực nhƣ vậy, GV và HS nên sử dụng loại tài liệu này để nâng cao hiệu quả bài học và hồn thiện nhân cách của chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1919 đến 1945 lớp 9, trường trung học cở sở tỉnh yên bái (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)