2.1. Mục tiêu và nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 ở
2.1.2. Nội dung kiến thức cơ bản
Phần lịch sử Việt Nam (1919 – 1945) trong SGK lịch sử lớp 9 đƣợc trình bày
trong 3 chƣơng với 10 bài. Cụ thể:
Chƣơng I: Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 Chƣơng II: Việt Nam trong những năm 1930 – 1939
Chƣơng III: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 có vị trí vơ cùng quan trọng trong chƣơng trình mơn lịch sử ở trƣờng phổ thơng. Đây là giai đoạn đầy biến động, thử thách cam go của lịch sử dân tộc. Trong từng giai đoạn lịch sử có các vấn đề cơ bản, mỗi vấn đề lại có một số nội dung chính cần nắm vững nhƣ sau:
Giai đoạn lịch sử 1919 – 1930:
- Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đƣợc đẩy mạnh về quy mô, tốc độ; thay đổi hƣớng đầu tƣ hòng thu lợi cao nhất để bù đắp thiệt hại và khôi phục địa vị của chúng trong thế giới tƣ bản. Bên cạnh các chính sách về kinh tế, chúng cịn thi hành chính sách cai trị về chính trị - văn hóa – giáo dục hết sức thâm độc nhằm khống chế, nô dịch nhân dân ta. Chính sách khai thác của Pháp đã làm cho cơ cấu xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc. Bên cạnh các giai cấp cũ, các giai cấp mới đã ra đời không ngừng trƣởng thành và tìm cách bƣớc lên vũ đài chính trị.
- Ảnh hƣởng của tình hình thế giới đối với cách mạng Việt Nam.
- Bƣớc ngoặt trong hoạt động tìm đƣờng cứu nƣớc và việc chuẩn bị về tƣ tƣởng chính trị, tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. - Bƣớc phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trƣớc khi Đảng Cộng sản ra đời.
Giai đoạn lịch sử 1930 – 1939:
- Đứng trƣớc yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930)
và tháng 10/1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đơng Dƣơng. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với cách mạng nƣớc ta. Vừa mới thành lập, Đảng ta đã lãnh đạo phong trào 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Dù cuối cùng thất bại nhƣng có thể xem đây là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng bởi vì phong trào đã để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng Việt Nam. Sau đó, trong những năm 1932 – 1935, quân dân ta kiên trì đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ phong trào; ra sức khôi phục tổ chức, cơ sở Đảng trong và ngoài nƣớc, tiếp tục tập dƣợt quần chúng đấu tranh và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất đƣợc tiến hành tại Ma Cao – Trung Quốc (3/1935).
- Khi tình hình thế giới và trong nƣớc có nhiều thay đổi, khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít ở một số nƣớc, đe dọa an ninh toàn cầu. Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi thành lập mặt trận nhân dân ở các nƣớc để tập trung mũi nhọn chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốc. Cũng lúc này, Mặt trận nhân dân do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt lên nắm quyền ở Pháp, hứa thi hành một số cải cách có lợi cho thuộc địa. Ở trong nƣớc, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục đè nặng lên đầu nhân dân ta, yêu cầu cải thiện đời sống đặt ra bức thiết. Mặt khác, với chính sách tiến bộ của Mặt trận nhân dân Pháp, nhiều tù chính trị đƣợc ân xá, tìm cách hoạt động trở lại. Trƣớc tình hình đó, tiếp thu đƣờng lối của Quốc tế Cộng sản, Đảng ta đã thay đổi chủ chƣơng, khẩu hiệu, mục tiêu trƣớc mắt, phƣơng pháp đấu tranh phù hợp, phát động quần chúng tiến hành cuộc vận động dân chủ (1936 – 1939) sôi nổi, rộng khắp. Cuộc đấu tranh này đã có ý nghĩa và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Có thể xem đây là cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám sau này.
Giai đoạn lịch sử 1939 – 1945:
Đây là giai đoạn Đảng ta tích cực vận động để tiến tới Cách mạng tháng Tám 1945. Vì vậy, HS phải nắm chắc những vấn đề sau:
- Những biến chuyển của tình hình thế giới và Đơng Dƣơng nói chung, Việt Nam nói riêng từ khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở Châu Âu, Pari thất thủ (6/1940); Nhật đẩy mạnh xâm lƣợc Trung Quốc, áp sát biên giới Việt - Trung. Trƣớc tình hình đó, Hội nghị TƢ lần thứ 6 (11/1939) đã quyết định chuyển hƣớng đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất
phản đế Đông Dƣơng. Với chủ chƣơng mới của Đảng đã làm bùng nổ một số cuộc nổi dậy mở đầu thời kì đấu tranh mới với những cuộc khởi nghĩa nhƣ: khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đơ Lƣơng đã là những phát súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Tháng 9/1940, Nhật nhảy vào Đông Dƣơng gây sức ép đẩy nhân dân ta vào tình cảnh “một cổ hai trịng”. Ngày 28/1/1941, trƣớc sự chuyển biến của tình hình trong nƣớc và quốc tế, Nguyễn Ái Quốc về nƣớc và triệu tập Hội nghị TƢ lần thứ 8 (5/1941), tiếp tục đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thành lập Mặt trận Việt Minh và tích cực chuẩn bị lực lƣợng cách mạng của Đảng. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), cao trào kháng Nhật cứu nƣớc bùng lên mạnh mẽ làm cho thời cơ nhanh chóng chín muồi, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
- Cách mạng tháng Tám: thời cơ, diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
2.2. Các tài liệu văn học cần khai thác sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 lớp 9, trƣờng trung học cơ sở
Từ những nội dung cơ bản của chƣơng trình và SGK nêu trên, GV cần khai thác tài
liệu văn học để việc nhận thức của HS đƣợc vững chắc, sinh động, có hứng thú.
Bảng 2.1. Tthống kê những tài liệu văn học
BÀI HỌC LỊCH SỬ NHỮNG TÁC PHẨM VĂN HỌC CẦN KHAI THÁC
Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Dân ca về cảnh khổ cực của nhân dân trong thời Pháp thuộc.
- Tác phẩm: “ Á tế Á ca”
- Tác phẩm của Phan Bội Châu: Hải ngoại huyết thƣ, Việt Nam vong quốc sử, Tái sinh sinh.
- Tác phẩm của Phan Châu Trinh: Tỉnh quốc hồn ca II. - Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc: Bản án chế độ Thực
dân Pháp.
- Tác phẩm của Kép Trà: Nhắn Vũ Tuân.
- Tác phẩm của Phạm Duy Tốn: Sống chết mặc bay. - Tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan: Răng con chó
Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
- Tác phẩm của Phan Bội Châu: Ái quốc, Sống. - Thơ văn của đội ngũ trí thức cách mạng về sự kiện
đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh.
- Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc: Những trò lố hay là Varenne và Phan Bội Châu.
- Tác phẩm của Tản Đà: Kêu gọi quốc dân. - Tác phẩm của Tố Hữu: Phạm Hồng Thái
- Tác phẩm viết về cuộc bãi công của công nhân Ba Son: “Cuộc đời và sự nghiệp Bác Tôn”
Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nƣớc ngoài trong những năm 1919 – 1925
- Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc: Bản án chế độ Thực dân Pháp, Yêu sách của nhân dân An Nam, Đƣờng cách mệnh.
- Tác phẩm của Chế Lan Viên: Ngƣời đi tìm hình của nƣớc.
Bài 17: Cách mạng Việt Nam trƣớc khi Đảng Cộng sản ra đời
- Tác phẩm của Phan Bội Châu: Bài ca chúc tết thanh niên.
- Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc: Bản án chế độ thực dân Pháp.
- Thơ Phan Trọng Quảng: Bài ca cách mạng.
- Đặng Thái Thuyến: Bài ca kêu gọi dân nghèo làm cách mạng.
- Phan Bội Châu: Văn tế Nguyễn Thái Học
Bài 18: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
- Tác phẩm Nguyễn Ái Quốc: Đƣờng cách mệnh - Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tuyết: Đứng dậy - Tác phẩm của Chế Lan Viên: Kết nạp Đảng trên quê
mẹ.
- Tác phẩm của Hồng Trung Thơng: Ngọn bút này. - Tác phẩm của Khƣơng Hữu Dụng: Những tiếng
thƣơng yêu.
Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935
- Đặng Chánh Kỷ: Bài ca cách mạng. - Bùi Khắc Thựu: Tiến lên các bạn tù ơi.
- Tƣ liệu của bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh về phong trào đấu tranh ngày 1/5/1930 của công nhân và nông dân Vinh – Bến Thuỷ.
- Thơ Nguyễn Hữu Lung
- Nguyễn Thế Vỹ: Nhìn lại phong trào Xơ viết – Nghệ Tĩnh.
- Xn Thuỷ: Khơng giam đƣợc trí óc Bài 20: Cuộc vận động
dân chủ trong những năm 1936 – 1939
- Ngô Tất Tố: Tắt đèn. - Nam Cao: Nghèo.
- Vũ Trọng Phụng: Giông tố. - Tố Hữu: Hãy đứng dậy
Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 – 1945
- Ca dao dân ca thời Pháp – Nhật thuộc
- Ngô Tất Tố: Làm no, Họ vẫn ăn vào cái xác chết. - Nam Cao: Chí Phèo.
- Nguyễn Công Hoan: Bƣớc đƣờng cùng - Tố Hữu: Đói đói.
Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Kim Lân: Vợ nhặt
- Tố Hữu: Đói đói, Bà má Hậu Giang, Ý xuân, Quyết hy sinh, Trăng trối.
- Hồ Chí Minh: Nhật kí trong tù
Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
- Tố Hữu: Vỡ bờ, Dậy lên thanh niên, Đi, Hồ Chí Minh, Huế tháng Tám, Giết giặc, Xuân đến, Sáng mùng 2 tháng 9.
- Xuân Thuỷ: Ngày độc lập