sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 lớp 9, trƣờng trung học cơ sở tỉnh Yên Bái
Việc sử dụng các loại tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông
phải đảm bảo hai tiêu chuẩn cơ bản: giá trị giáo dƣỡng và giáo dục. Lí luận và thực tiễn đã chỉ ra nhiều biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thơng, trong đó có một số phƣơng pháp tƣơng đối phổ biến, dễ thực hiện và thể hiện đƣợc nguyên tắc liên môn theo tinh thần “văn sử bất phân” nhƣ sau:
2.4.1. Trong giờ nội khóa
2.4.1.1. Dùng tài liệu văn học để minh hoạ cho bài giảng
Với phƣơng pháp này, GV đƣa vào bài giảng một đoạn văn, đoạn thơ ngắn nhằm minh họa cho những sự kiện đang học, làm cho nội dung bài học thêm phong phú, giờ học trở nên sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn HS. Từ đó khơi dậy niềm đam mê, hứng thú học tập trong các em, góp phần làm cho hiệu quả dạy – học đƣợc nâng cao. Ví dụ, khi giảng bài 14 “Viêt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” (SGK lịch sử 9), GV có thể xen vào nội dung bài giảng những bài dân ca lột tả hết sức cụ thể, sinh động cuộc sống của giai cấp công – nông Việt Nam để HS nhận thức một cách cụ thể nỗi vất vả, đớn đau của họ và từ đó phân tích, đánh giá đƣợc một cách sâu sắc khả năng cách mạng của hai giai cấp này:
- Cuộc sống của thợ mỏ:
“Sáng ngày vừa mới tinh sƣơng Cơm trơi khỏi miệng, vai chng ra đi.
Vợ nghèo ẵm trẻ hài nhi, Lên tầng để bú rồi đi đẩy goòng.
Trẻ thơ năm mối bịng bong, Nơ đùa: nuốt cỏ, đói lịng: ngậm que.” - Cuộc sống của cơng nhân các xƣởng máy:
“Bốn giờ cắp nón đi ra,
Mặt chó chẳng biết, mặt gà cũng khơng!” - Đời ngƣời thợ là thế này đây:
“Công nhân sống cảnh đầu đƣờng, Màn trời chiếu đất phơi sƣơng tháng ngày.
Chủ máy sợi ra tay đàn áp, Đời công nhân sống thác nào hay.
Suốt ngày làm chẳng ngơi tay,
Mà roi vẫn tới tấp bay trên đầu…” [11, tr 264 -265]. Cuộc sống của ngƣời nông dân khốn cùng:
Kẻ bán ruộng bán nƣơng Kẻ bán cột bán giƣờng Đƣa đứa con ra cầm cố
2.4.1.2. Dùng tài liệu văn học để cụ thể hoá sự kiện, nêu kết luận khái quát
GV sử dụng phƣơng pháp này trong dạy học lịch sử sẽ giúp HS hiểu sâu sắc hơn một nhân vật, một sự kiện, một thời kì lịch sử. Trong dạy học lịch sử có những sự kiện, hiện tƣợng phức tạp, nếu GV dùng lí luận để giải thích thì HS sẽ khó tiếp thu. Trong trƣờng hợp này, GV có thể dùng một đoạn văn, đoạn thơ ngắn, súc tích để giúp HS nhận thức sự kiện đó một cách cụ thể. Ví nhƣ, GV có thể thay thế cho việc giải thích về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở các nƣớc đế quốc bằng cách sử dụng đoạn văn sinh động, giàu hình ảnh sau đây:
“Trong cơn sóng hận thù và thú tính, những kẻ tham gia hành hình lơi ngƣời da đen đến một khu rừng hay một quảng trƣờng cơng cộng nào đó. Họ trói ngƣời đó vào cây, tƣới dầu lửa vào ngƣời đó, lấy những chất dễ cháy phủ lên ngƣời đó. Trƣớc khi châm lửa, họ bẻ dần từng chiếc răng một của ngƣời đó. Từng nhúm tóc xoăn bị rứt khỏi đầu, mang theo từng mảng da, để lộ ra một sọ ngƣời đẫm máu. Nhiều miếng thịt nhỏ rời khỏi cái thân hình đã bị tím bầm vì bị đánh đập.
Ngƣời da đen khơng cịn kêu đƣợc nữa: lƣỡi đã sƣng phồng vì bị một thanh sắt nung đỏ dí vào. Tồn thân ngƣời ấy quằn quại nhƣ một con rắn bị đánh, dở sống, dở chết…
Ngƣời da đen bị nƣớng chín, bị thui vàng, cháy thành than” [19, tr 307]
Hoặc để HS hiểu về cái gọi là “địa ngục trần gian” của bọn thực dân đặt ở các thuộc địa, để vạch trần bản chất của chúng là “chế độ ăn cƣớp”, “chế độ hãm hiếp đàn bà và chế độ giết ngƣời” GV có thể sử dụng đoạn văn sau:
“Trên đám đất bằng phẳng trƣớc kia là ruộng muối, ba cái xác chết nằm đó: một em bé bị lột trần truồng, một thiếu nữ ruột gan lòi ra, cánh tay trái giơ nắm tay chĩa vào ơng trời vơ tình, một xác cụ già ghê rợn khủng khiếp, thân thể trần truồng, mặt mũi cháy không nhận ra đƣợc nữa, mỡ chảy lênh láng đã đông lại, da bụng phồng lên, láng xầy, vàng óng nhƣ da lợn quay” [22, tr 152].
2.4.1.3. Sử dụng tài liệu văn học kết hợp với đồ dùng trực quan
Do đặc điểm của việc học tập lịch sử - không trực tiếp quan sát các sự kiện – nên phƣơng pháp trực quan có ý nghĩa rất quan trọng. Có nhiều loại đồ dùng trực quan khác nhau, cách sử dụng và hiệu quả cũng khác nhau, song đều có tác dụng nâng cao chất lƣợng dạy học lịch sử. Trong dạy học lịch sử, phƣơng pháp trực quan
góp phần quan trọng tạo biểu tƣợng cho HS, cụ thể hoá các sự kiện và khắc phục tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử của HS. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phƣơng tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất, giúp cho HS nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Thông qua đồ dùng trực quan giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những nhân vật lịch sử, kiến thức lịch sử. Hình ảnh đƣợc giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ HS là hình ảnh mà HS thu nhận đƣợc bằng trực quan. Từ đó phát triển khả năng quan sát, trí tƣởng tƣợng, tƣ duy và ngôn ngữ của HS.
Vậy việc sử dụng tài liệu văn học kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 có thể thực hiện nhƣ sau:
Một là, sử dụng tài liệu văn học kết hợp với tranh ảnh, chân dung nhân vật, phim truyện. Đây thuộc nhóm đồ dùng trực quan tạo hình có giá trị nhƣ một tƣ liệu lịch sử. Ví dụ bức tranh sơn mài “Xơ viết Nghệ - Tĩnh” của nhóm tác giả Nguyễn Đức Nùng, bức chân dung Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập…, phim tƣ liệu “Hồ Chí Minh – cuộc đời và sự nghiệp”…
Hai là, sử dụng tài liệu văn học kết hợp với mơ hình cơng cụ lao động, vũ khí. Đây cũng thuộc nhóm đồ dùng trực quan tạo hình có khả năng diễn tả khá đầy đủ vẻ bề ngoài của một sự vật hay sự kiện lịch sử nhƣ: giáo, mác, nỏ, gậy tre, kiếm, búa, đe, kìm, dao găm, mái chèo, chĩa ba răng…
Ba là, sử dụng tài liệu văn học kết hợp với bản đồ, lƣợc đồ, sơ đồ… Đây thuộc nhóm đồ dùng trực quan quy ƣớc có khả năng tạo cho HS những hình ảnh tƣợng trƣng khi phản ánh những mặt chất lƣợng và số lƣợng của quá trình lịch sử, đặc trƣng khuynh hƣớng phát triển của một hiện tƣợng kinh tế - chính trị - xã hội trong đời sống. Nó khơng chỉ là phƣơng tiện để cụ thể hóa sự kiện lịch sử, kích thích sự hứng thú học tập mà cịn là cơ sở để hình thành khái niệm cho HS. Ví dụ, khi dạy mục “Cách mạng tháng Tám thành cơng trong cả nƣớc”, GV có thể sử dụng lƣợc đồ mô tả diễn biến trong cách mạng tháng Tám kết hợp cùng tài liệu văn học sau: “Ngày 23 tháng 8 khi trời chƣa sáng, trên các nẻo đƣờng từ ngoại ô vào thành phố Huế từng đoàn ngƣời hàng ngũ chỉnh tề kéo vào thành phố, nhân dân và tự vệ các phố phƣờng đổ ra đƣờng tiếp nối nhau đi trên đƣờng phố… khi trời bừng sáng thì băng cờ biểu ngữ trong nhiều đồn, gƣơm và giáo mác của tự vệ đều giƣơng lên,
vừa đi vừa hô khẩu hiệu: Việt Nam hồn tồn độc lập mn năm, đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, Mặt trận Việt Minh mn năm, chính quyền cách mạng mn năm… Sau khi đi tuần hành trên các đƣờng phố lớn, các đồn biểu tình kéo đến sân vận động Huế dự cuộc mít tinh lớn. Chiều ngày 23 tháng 8 năm 1945, trƣớc 15 vạn quần chúng, đồng chí Tố Hữu – Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến phản động, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế” [3, tr 181 – 182].
“Đúng 3 giờ chiều, Bảo Đại bịt khăn vàng, mặc áo vàng lên đứng trên lầu cửa Ngọ Mơn phía bên trái. Đồn đại biểu của Chính phủ lâm thời ta đứng bên phải. Tiếng loa bỗng vọng lên: “Yêu cầu toàn thể đồng bào lắng nghe bản tuyên bố xin thoái vị”. Nhân dân đã yên lặng càng yên lặng.
Bảo Đại cầm sẵn cuộn giấy trắng trong tay liền mở ra đọc, hai tay cầm giấy hơi run, giọng ngập ngừng, chậm chạp, vừa đánh vần vừa đọc. Vốn Bảo Đại hằng ngày chỉ quen nói tiếng Pháp. Bảo Đại đọc nhỏ, hai loa nhỏ phát ra khơng lớn lắm nhƣng vì nhân dân hết sức n lặng nên cũng nghe đƣợc khá rõ.
“…Trẫm xin đặt hạnh phúc của trăm họ lên trên ngai vàng của trẫm…”
Bảo Đại đọc xong bản tun bố xin thối vị. Khơng một tiếng vỗ tay, nhân dân yên lặng, Bảo Đại đƣa tay mở cúc áo ở cổ nhƣ vừa bị ngạt thở. Nhƣ đƣợc ai nhắc, Bảo Đại liền quay về bên phải, hai tay nâng chiếc khay trên đã đặt sẵn ấn và kiếm (tƣợng trƣng cho quyền lực vủa nhà vua) rồi hơi nghiêng mình trao cho đồng chí Trần Huy Liệu, đại diện cho Chính phủ lâm thời ta thu nhận. Khi đồng chí Trần Huy Liệu tiến ra phía trƣớc đƣa khay lên cao nhƣ giới thiệu ấn, kiếm đã về tay nhân dân thì tiếng vỗ tay mới nổ vang và kéo dài nhƣ sấm” [4, tr 201 - 202].
2.4.1.4. Sử dụng tài liệu văn học để tổ chức cho HS thảo luận
Tổ chức thảo luận là một trong những biện pháp dạy học theo hƣớng “lấy HS làm trung tâm” nhằm tích cực hố q trình học tập của HS. Tổ chức thảo luận mang ý nghĩa thúc đẩy sự quan tâm lẫn nhau trong học tập, tạo động cơ và kích thích thái độ học tập của mỗi cá nhân và tập thể, giúp HS hiểu và tự đánh giá bản thân.
Trong dạy học lịch sử, việc sử dụng tài liệu văn học để tổ chức thảo luận đạt hiệu quả cao hay thấp còn phụ thuộc vào khả năng tổ chức lớp học linh hoạt, sáng tạo từ phía GV. Có thể tổ chức thảo luận bằng cách chia lớp thành các nhóm, cung
cấp cho HS đoạn tài liệu văn học và câu hỏi thảo luận. Dựa vào đó, các thành viên trong các nhóm thảo luận để thống nhất ý kiến, ghi vào giấy nộp cho GV hoặc trình bày trƣớc lớp. Ví dụ khi dạy mục II “Các chính sách chính trị, văn hố, giáo dục” bài 14 (SGK lịch sử 9), GV đƣa ra đoạn trích trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc: “Lúc ấy, cứ 1000 làng thì có đến 1500 đại lý bán lẻ rƣợu và thuốc phiện. Nhƣng cũng trong số 1000 làng đó lại chỉ có vẻn vẹn 10 trƣờng học… Hàng năm ngƣời ta đã tọng từ 23 đến 24 triệu lít rƣợu cho 12 triệu ngƣời bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con…Nhiệt tình của ngƣời An Nam đối với nền giáo dục hiện đại làm cho chính phủ bảo hộ lo sợ. Bởi thế, chính phủ đóng cửa các trƣờng làng, biến trƣờng học thành chuồng ngựa cho các quan nhà binh, đuổi học trò và bỏ tù thầy giáo. Một cô giáo bản xứ đã bị bắt giải về tỉnh lỵ, cổ đeo gông, đầu phơi trần dƣới ánh nắng nhƣ thiêu đốt…” rồi yêu cầu HS thảo luận nhóm bằng câu hỏi : ? Hãy phân tích, đánh giá về chính sách “Khai hố” dân tộc Việt của thực dân Pháp? Sau khi HS thảo luận và trình bày những suy nghĩ của nhóm mình, GV có thể mời các em ở những nhóm khác trao đổi, bổ sung làm rõ thêm vấn đề cũng có thể kết luận luôn nếu ý kiến của các em đúng. Làm đƣợc điều đó, một mặt giúp cụ thể hố lịch sử dân tộc, mặt khác sẽ rèn luyện cho các em phƣơng pháp tiếp cận tài liệu, rèn luyện khả năng tƣ duy, phát triển ngơn ngữ, tạo đƣợc sự tự tin trong q trình học tập.
2.4.1.5. Sử dụng tài liệu văn học để xây dựng các bài tập nhận thức cho HS
Theo PGS. TS Trần Vĩnh Tƣờng: “bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử là tình huống có vấn đề mà trong quá trình giải quyết, học sinh phải biết vận dụng kiến thức đã học, những tài liệu liên quan, biết tìm tịi sáng tạo…” [27, tr15]
Nhƣ vậy, để phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong giờ học, GV cần thiết phải xây dựng hệ thống bài tập theo đúng đặc trƣng bộ môn, phải đặt các em vào hệ thống có vấn đề mới huy động đƣợc các hoạt động tƣ duy, buộc các em phải tự làm việc dƣới sự hƣớng dẫn của thầy mới đạt đƣợc hiệu quả tốt, góp phần hình thành tri thức cho HS, bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm, tạo hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn.
Đối với giờ học lịch sử nội khóa (chủ yếu với loại bài cung cấp kiến thức mới), việc đặt ra câu hỏi, bài tập trên cơ sở tài liệu văn học có thể nêu ra vào đầu giờ học
hoặc trƣớc mỗi mục nhằm tập trung sự chú ý của HS. Câu hỏi phải mang tính chất là một bài tập nhận thức nhƣng phải tập trung vào những nội dung cơ bản của bài học. Chẳng hạn GV có thể yêu cầu HS sƣu tầm các bài dân ca sau đại chiến thế giới thứ nhất để chứng minh “Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, triển vọng liên minh công nông đã mở ra”
Bên cạnh đó, GV cần xây dựng các bài tập nhận thức về nhà cho HS. Bài tập không nên bắt HS lặp lại SGK hoặc bài giảng GV mà đòi hỏi các em phải vận dụng kiến thức đã học cùng với nỗ lực tƣ duy để hồn thành. Có nhiều loại bài tập nhận thức nhƣ bài tập mơ tả, tái hiện; bài tập phân tích bản chất sự kiện; bài tập nghiên cứu, phát hiện; bài tập vận dụng. Ví dụ khi dạy bài 21 “Việt Nam trong những năm 1939 - 1945, GV có thể ra bài tập về nhà: Sử dụng tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc, tác phẩm “Tắt đèn”, “Họ vẫn ăn vào cái xác chết” của Ngô Tất Tố, tác phẩm “Thịt ngƣời chết”, “Bƣớc đƣờng cùng” của Nguyễn Công Hoan để chứng minh rằng: “Chế độ thực dân là ăn cƣớp, là hiếp dâm và giết ngƣời”.
2.4.1.6. Sử dụng tài liệu văn học trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong quá trình dạy học là khâu cuối cùng và đồng thời cũng là khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lƣợng cao hơn của quá trình giáo dục. Kiểm tra, đánh giá có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc củng cố, phát triển kiến thức nhằm làm sáng tỏ tình hình lĩnh hội kiến thức, sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho HS; bổ sung làm sâu sắc, củng cố, hệ thống hoặc khái quát hóa kiến thức đã học, chuẩn bị cho việc nghiên cứu sâu sắc hơn kiến thức mới. Đồng thời kiểm tra, đánh giá còn giúp GV tự đánh giá đƣợc kết quả giảng dạy của mình. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng khơng thể thiếu đƣợc của q trình dạy học, là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng dạy học.
Kiểm tra, đánh giá là “công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức của ngƣời học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phƣơng pháp dạy học góp phần cải thiện, nâng cao chất lƣợng đào tạo con ngƣời theo mục tiêu giáo dục” [5, tr14].