- BÁO CÁO TÀI CHÍNH BÁO CÁO QUẢN TRỊ
02 Các khoản trích theo lương tính vào chi phí
3.3.1 Sửa đối phương pháp tính giá hàng xuất kho.
Đặc điểm kinh doanh chính của cơng ty là đại lý mua bán xăng dầu. Đây là một mặt hàng thiết yếu và thường xuyên có sự biến động giá cả sau mỗi lần nhập. Việc cơng ty sử dụng phương pháp tính giá bình qn cả kỳ dự trữ tuy giảm nhẹ được cơng tác hạch tốn trong tháng nhưng cơng việc tính giá vào cuối tháng làm ảnh hưởng đến các khâu hạch toán khác như hạch tốn chi phí xăng dầu phục vụ cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp. Hơn nữa việc sử dụng đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ lại không thể hiện rõ được sự biến động của giá cả hàng hóa nhập vào trong tháng vì bản chất của việc tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ là san bằng mọi chênh lệch về giá cả, không quan tâm đến số lần nhập xuất trong kỳ. Một bất cập nữa mà phương pháp này mang lại đó là giá vốn hàng bán trong kỳ sẽ khơng được phản ánh kịp thời. Theo phương pháp tính giá này thì
cuối mỗi tháng kế tốn thực hiện một bút toán duy nhất để phản ánh giá vốn hàng bán. Điều này tuy giảm nhẹ được cơng việc vào sổ của kế tốn nhưng lại dồn tích khối lượng công việc khá lớn ở cuối mỗi kỳ.
Qua những hạn chế mà phương pháp tính giá này mang lại cùng với việc
tìm hiểu thêm về các phương pháp tính giá, em xin mạnh dạn đưa ra phương pháp tính giá phù hợp hơn với đặc diểm kinh doanh hàng hóa tại cơng ty: Phương pháp tính giá bình qn sau mỗi lần nhập, theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định giá bình qn của từng danh điểm hàng hóa. Căn cứ vào giá đơn vị bình qn và lượng hàng hóa xuất kho giữa hai lần nhập kế tiếp để kế tốn xác định giá thực tế hàng hóa xuất kho. Phương pháp này có ưu điểm cho phép kế tốn tính giá hàng hóa xuất kho kịp thời, kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch tốn tổng hợp hàng hóa.
Sở dĩ em lựa chọn phương pháp tính giá này là do những lý do sau:
- Thứ nhất, các phương pháp tính giá khác khơng phù hợp với đặc điểm kinh doanh hàng hóa của cơng ty.
+ Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là xăng A92 và dầu Do, đặc điểm bảo quản, cất trữ của hai mặt hàng này là được chứa trong bể thép. Mỗi lần nhập xăng dầu từ kho của đại lý đầu mối, xăng dầu lại được bơm vào bể thép tại kho của cơng ty. Vì vậy khơng thể phân biệt được lô hàng nào nhập trước, lô hàng nào nhập sau. Do vậy việc khơng thể áp dụng phương pháp tính giá Nhập trước – Xuất trước hay Nhập sau – xuất trước hay giá thực tế đích danh. + Đối với các phương pháp tính giá cịn lại cũng mang nhiều hạn chế:
Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước. Theo phương pháp này, kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế và lượng hàng hóa tồn kho cuối kỳ trước. Dựa vào giá đơn vị bình qn nói trên và lượng hàng hóa xuất kho trong kỳ để kế tốn xác định giá thực tế hàng hóa xuất kho theo từng danh điểm. Tuy phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính tốn
của kế tốn, nhưng độ chính xác của cơng việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả. Trường hợp giá cả thị trường có sự biến động lớn thì việc tính giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác và có trường hợp gây ra bất hợp lý (tồn kho âm). Trong khi đó mặt hàng xăng dầu lại ln có sự biến động về mặt giá cả nên phương pháp này không phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
+ Phương pháp giá hạch toán: Giá hạch toán là loại giá ổn định cơng ty có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu, hàng hóa trong khi chưa tính được giá thực tế của nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua vật liệu, hàng hóa ở thời điểm nào đó hay giá vật liệu hàng hóa bình qn tháng trước để làm giá hạch tốn. Sử dụng đơn giá hạch tốn có thể giảm bớt khối lượng cho cơng tác kế toán nhập, xuất hàng hóa hàng ngày nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của vật liệu xuất, tồn theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán. Tuy nhiên việc tính chuyển dựa vào hệ số giá lại phức tạp trong việc tính tốn, địi hỏi đội ngũ kế tốn có trình độ chun mơn cao. - Thứ hai, qua tìm hiểu thực tế tình hình nhập hàng hóa hàng tháng của công ty cho thấy số lần nhập hàng hóa của cơng ty khơng nhiều và giá trị mỗi lần nhập là khá lớn. Cụ thể, trong tháng 12/2011 số lần nhập mặt hàng xăng A92 là 4 lần, số lần nhập dầu Do là 9 lần, các mặt hàng khác có số lần nhập rất ít. Do vậy, phương pháp tính giá theo giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập phù hợp với đặc điểm hàng hóa của cơng ty và thực tế nhập hàng của công ty.
Áp dụng phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập để xác định
giá xuất kho hàng hóa của cơng ty.
Thực tế, trích số liệu tồn kho đầu tháng 12/2011 của mặt hàng dầu Do của công ty TNHH TM & DV Việt Đức: Số lượng tồn: 100.048,9 lít, đơn giá: 17.697 ( đồng/lít). Tổng giá trị tồn kho 1.770.600.948 ( đồng).
- Ngày 1/12 nhập kho dầu do theo hóa đơn GTGT số 0002344 là 17.706 lít, đơn giá 17. 680 (đồng/lít). Tổng giá trị nhập kho: 313.042.240 (đồng).
Đơn giá bình qn 1 lít dầu do = 1.770.600.94 8 + 313.042.24 0 = 17.694,75 (đồng/lít) 100.048,9 + 17.706
- Ngày 2/12 xuất bán cho công ty TNHH vận tải Quang Phúc theo hóa đơn số 0001401: Số lượng 830 lít, đơn giá 18.090,91 đồng/lít.
Giá vốn hàng bán = 830 17.694,75 = 14.686.643 (đồng)
Việc xác định được đơn giá xuất sẽ giúp cho kế toán phản ánh thêm được bút tốn phản ánh giá vốn hàng bán ngồi bút tốn phản doanh thu bán hàng và lệ phí xăng dầu vào hệ thống sổ tổng hợp và chi tiết theo định khoản:
Bút toán 1: Nợ TK 131: 16.517.001 Có TK 511: 15.015.455 Có TK 331: 1.501.546 Bút tốn 2: Nợ TK 131: 415.000 Có TK 1382: 415.000 Bút tốn 3: Nợ TK 632: 14.686.643 Có TK 156: 14.686.643
- Ngày 2/12 xuất dùng cho bộ phận bán hàng 25 lít dầu Do theo phiếu xuất số 02.
Trị giá xuất kho = 25 17.694,75 = 442.369 (đồng)
- Ngày 3/12 xuất dùng cho bộ phận bán hàng 100 lít dầu Do theo phiếu xuất số 03.
Trị giá xuất kho = 100 17.694,75 = 1.769.475 (đồng)
Trị giá tồn kho của mặt hàng đầu
do tính đến ngày cuối ngày 4/12
- Ngày 5/12 nhập kho dầu Do theo hóa đơn GTGT 0002178: Số lượng 26.370 lít, đơn giá 17.818,18 đồng/lít. Tổng giá trị nhập 469.865.407 đồng.
Đơn giá bình
quân 1 lít dầu do = 2.066.744.701 +
469.865.40
7 = 17.717,48 (đồng/lít)
116.799,9 + 26.370
- Ngày 5/12 xuất dùng cho bộ phận bán hàng 50 lít dầu Do theo phiếu xuất số 04.
Trị giá xuất kho = 50 17.717,48 = 885.874 (đồng)