Năng lượng tái tạo đang được các nước trên thế giới liên tục nghiên cứu và phát triển, là giải pháp năng lượng được kỳ vọng mang lại sự phát triển bền vững, thay thế cho nguồn năng lượng hoá thạch đang dần cạn kiệt. Việt Nam đã tham gia vào công cuộc phát triển chung này và là nước thuộc nhóm cơng nghiệp năng lượng mới nổi về điện mặt trời.
Nhu cầu sử dụng điện năng trong phát triển kinh tế vẫn đang ngày một tăng thêm, các nguồn thuỷ điện lớn đã được tận dụng khai thác hết khả năng, các dự án thuỷ điện nhỏ với nhiều tiềm năng nhưng do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã khiến những hồ thuỷ điện bị khô hạn, thiếu nước làm chậm tiến độ các dự án. Vì thế năng lượng phải phụ thuộc vào các loại nhiên liệu nhập khẩu như than và khí, năng lượng này vừa gây tốn kém về chi phí, vừa khơng thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, tiềm năng để có thể phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng gió của Việt Nam là khá lớn, nên hai dạng năng lượng này đang được Nhà nước khuyến khích phát triển. Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tuy các nhà máy điện mặt trời từ năm 2015 mới bắt đầu được xây dựng nhưng tính tới giữa năm 2019 các dự án đã hoàn thành thành và sắp hoàn thành đã đạt đến vài trăm dự án với công suất lắp máy từ 20 – 250 MW. Các chính sách và ưu đãi của Nhà nước đưa ra đã thu hút những nhà đầu tư ở cả trong lẫn ngoài nước để đầu tư xây dựng nhà máy điện và bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Theo số liệu EVN cho biết, tính đến ngày 30/5/2019, đã có tổng cộng 47 dự án điện mặt trời với tổng công suất 2.300 MW, được đấu nối vào lưới điện quốc gia.
22
Dự án năng lượng mặt trời trong hai năm 2019 - 2020 tăng mạnh, được cho là bùng nổ năng lượng mặt trời, nhưng do quy hoạch chưa tốt nên phải cắt giảm điện mặt trời, dù dự án nhiều nhưng sản lượng đóng góp chưa cao.
Hình 2.1. Cơ cấu sản lượng và cơng suất lắp đặt các nguồn năng lượng của Việt Nam tính đến giữa năm 2019 (Nguồn: Báo cáo thường niên EVN 2019)
Theo biểu đồ trên cho thấy, (từ mức không đáng kể năm 2018) đến giữa năm 2019, năng lượng tái tạo (chiếm phần lớn là năng lượng mặt trời) đã tăng tỉ trọng trong công suất lắp đặt rất nhanh, chiếm tới 9,4%, nhưng sản lượng đóng góp cịn rất nhỏ, chỉ 0,5%, thấp hơn cả đóng góp của năng lượng nhập khẩu.