Cơ hội và thách thức trong phát triển năng lượng mặt trời

Một phần của tài liệu Phát triển năng lượng mặt trời ở việt nam (Trang 53 - 56)

3.1.1. Tiềm năng và cơ hội trong phát triển năng lượng mặt trời

Theo nghiên cứu đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo, đến năm 2030 Việt Nam có khả năng phát triển khoảng 35.000 MW điện Mặt Trời. Tiềm năng năng lượng Mặt Trời cũng được đánh giá cao khi Việt Nam là quốc gia có thời gian nắng nhiều trong năm với cường độ bức xạ lớn ở các khu vực miền Trung, miền Nam.

Theo báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2021, sản lượng điện dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 so với năm 2020 và tăng lên hơn 8 lần so với sản lượng điện hàng năm hiện tại vào năm 2050. Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2021 do Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ Quán Đan Mạch công bố cho thấy tỷ lệ nhập khẩu nhiên liệu có thể tăng từ 36% vào năm 2020 lên 60% vào năm 2030 và 70% vào năm 2050. Dự kiến sự phụ thuộc vào nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể trong thập kỷ tới. Cụ thể, tỷ trọng nhiên liệu nhập khẩu đạt 53%-60% vào năm 2030 theo các kịch bản khác nhau. Trong đó, các sản phẩm than và dầu nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tăng gần gấp ba lần nhập khẩu hiện nay vào năm 2030 và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ trở thành mặt hàng nhập khẩu mới tại Việt Nam.

Đáng chú ý, năng lượng tái tạo đã và sẽ sớm trở thành nguồn năng lượng tối ưu nhất về chi phí và do chi phí năng lượng tái tạo đang giảm dần theo thời gian nên mức độ điện khí hóa cao là lộ trình hiệu quả nhất về chi phí để hướng tới mục tiêu phát thải rịng bằng khơng vào năm 2050. Do đó, sản lượng điện dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 so với năm 2020 và tăng lên hơn 8 lần so với sản lượng điện hàng năm hiện tại vào năm 2050, cao hơn gấp đôi so với sản lượng của kịch bản cơ sở. Lượng điện tăng thêm này sẽ được sử dụng để điện khí hóa và khử cacbon cho các khu vực còn lại của hệ thống năng lượng.

47

Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu COP26 được tổ chức tại Glasgow (Vương quốc Anh) vào tháng 11/2021, Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Cam kết này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam thực hiện các mục tiêu chuyển dịch từ nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống sang các nguồn năng lượng xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu.

Kế thừa sự phát triển mạnh gần đây về phát triển năng lượng tái tạo, Chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo sẽ tiếp tục tăng mạnh tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo (thuỷ điện, điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện Mặt Trời, sinh khối), các loại hình năng lượng mới (trong đó có Hydro, amoniac xanh.. khi công nghệ được chứng thực) trong cơ cấu nguồn điện quốc gia đồng thời tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm cường độ sử dụng năng lượng của nền kinh tế. Với mục tiêu trên, đặc biệt lĩnh vực giao thông vận tải và lĩnh vực cơng nghiệp có tiềm năng điện khí hóa rất lớn.

Theo phân tích hiện tại, kịch bản tối ưu hóa chi phí trong đó Việt Nam đạt mục tiêu phát thải rịng bằng khơng vào năm 2050 sẽ bao gồm 38 GW công suất điện mặt trời và 21 GW điện gió vào năm 2030. Năm 2050, công suất điện mặt trời đạt khoảng 950 GW. Ngay cả trong kịch bản khơng có các mục tiêu về khí hậu (kịch bản cơ sở), cơng suất đặt điện Mặt Trời tối thiểu là 22 GW vào năm 2030 sẽ tối ưu về chi phí cho tồn bộ hệ thống năng lượng của Việt Nam. Do đó, các chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào dự án điện Mặt Trời nên được thực hiện càng sớm càng tốt để đạt mục tiêu phát thải rịng bằng khơng vào năm 2050.

Không cần thêm nhiệt điện than, điện mặt trời sẽ có nhiều điều kiện phát triển hơn, chuyển dịch cơ cấu sang năng lượng xanh.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam nhờ chính sách phát triển và tiềm năng cao về phát triển năng lượng tái tạo và tăng trưởng trong nhu cầu về điện.

Đời sống ngày càng nâng cao, nhiều người dân chuyển sang lối sống xanh và ủng hộ, lựa chọn sử dụng năng lượng mặt trời.

48

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã cho thế giới thấy khả năng thúc đẩy các giải pháp năng lượng sạch, với công suất lắp đặt điện Mặt Trời cao nhất Đông Nam Á, cam kết của Chính phủ về thúc đẩy cung cấp năng lượng và nhu cầu mạnh mẽ về chất lượng khơng khí. Xét đến tiềm năng điện Mặt Trời và các mục tiêu năng lượng xanh đến năm 2050, Việt Nam có đủ điều kiện để trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực và thế giới về năng lượng tái tạo. Về các dự án điện gió, Việt Nam có một trong những nguồn tài ngun gió tốt nhất ở Đơng Nam Á, với tiềm năng ước tính là 311 GW. Trên thực tế, Việt Nam hiện đang đứng trong TOP 10 các quốc gia có đầu tư vào năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, với 7,4 tỷ USD và vượt qua 2 nền kinh tế lớn của thế giới là Đức và Pháp.

3.1.2. Thách thức trong phát triển năng lượng mặt trời

Việc phát triển nhanh các nguồn năng lượng tái tạo trong thời gian gần đây đang tạo ra một số bất cập và thách thức như chi phí đầu tư ban đầu cao, cơ sở hạ tầng lưới điện một số khu vực nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo chưa sẵn sàng để giải phóng cơng suất, u cầu sử dụng đất lớn, các khó khăn trong điều khiển, điều độ hệ thống điện khi tỷ trọng nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong hệ thống tăng lên...

Cụ thể, báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, phát triển năng lượng tái tạo đang gặp phải một số thách thức trong hệ thống vận hành. Đặc biệt với điện Mặt Trời áp mái, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chưa thể ký hợp đồng mua bán điện Mặt Trời với khách hàng do chưa có hướng dẫn chính thức về cách thức thanh tốn tiền điện. Bên cạnh đó, cũng chưa có những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện Mặt Trời áp mái hay quy định về cấp phép hoạt động điện lực cho bên thứ ba tham gia lắp đặt.

Một rào cản lớn đối với phát triển năng lượng tái tạo còn nằm ở vốn đầu tư. Biểu giá điện hiện đang được áp dụng đồng nhất cho mọi khu vực khiến hạn chế cạnh tranh và khó khuyến khích nhà đầu tư phát triển hạ tầng. Hơn nữa, biểu giá điện bị kiểm sốt hồn tồn trong khi năng lượng tái tạo hay dao động dẫn đến thiếu vốn đầu tư.

49

Đầu tư điện mặt còn khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài đắn đo. Một số kết quả từ khảo sát “HSBC Navigator: Tiêu điểm Đông Nam Á,” do Ngân hàng HSBC thực hiện với hơn 1.500 công ty từ 6 nền kinh tế lớn nhất thế giới (gồm Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Anh và Mỹ) đang hoạt động hoặc có kế hoạch hoạt động ở Đông Nam Á trong tương lai. Có khoảng 31% doanh nghiệp tham gia khảo sát đang hoạt động tại Việt Nam lo lắng rằng các quy định và quy tắc mới về giảm thiểu carbon có thể ảnh hưởng đến họ. Do đó, một số cơng ty nhận thấy cần phải cải thiện kiến thức về phát triển bền vững cho nhân sự của mình, trong khi 36% cho biết họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên có kỹ năng phù hợp về phát triển bền vững.

Năng lượng mặt trời phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Trong thực tế có thể thấy, để phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam vẫn đang là một thách thức khá lớn đối với Nhà nước cũng như các doanh nghiệp. Năng lượng tái tạo cũng có nhược điểm, gây khó khăn cho cơng tác vận hành hệ thống. Tuy năng lượng mặt trời là rất lớn nhưng biến đổi khí hậu dẫn đến những trường hợp điều kiện thời tiết thay đổi khó lường.

Mặc dù Việt Nam có nhiều giờ nắng, nhưng thực tế các dự án năng lượng mặt trời lớn tập trung ở phía Nam trung bộ. Nên quy hoạch không chỉ thời gian, mà cịn khơng gian, địa điểm. Mặt khác phụ thuộc vào thời gian phát sáng của mặt trời, nên nếu vào ban đêm và hay trời mây mù, phải có hệ thống bù đắp đi theo, hệ thống này chiếm khoảng 1/4 cơng suất. Ngành điện có đề xuất pin tích trữ năng lượng mặt trời để đảm bảo phát ổn định, phải thêm quy hoạch về biến động thời gian. Có sự lúng túng, bị động trong phát triển năng lượng mặt trời. Đây là xu hướng tất yếu nhưng khi triển khai khá nhiều vấn đề bộc lộ, cần xử lý trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lượng mặt trời ở việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)