2.2. Thực trạng phát triển năng lượng mặt trời
2.2.2. Hạn chế trong phát triển năng lượng mặt trời
Tuy rằng ngành năng lượng mặt trời của Việt Nam có nhiều sự phát triển tích cực nhưng vẫn tồn tại những hạn chế. Ngành năng lượng này mới chỉ được đầu tư mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây nên còn vấp phải nhiều vấn đề cần khắc phục, rút kinh nghiệm.
* Từ chính sách ưu đãi, năng lượng điện mặt trời áp mái bùng phát dưới nhiều hình thức và bất cập.
(1) Người dân đầu tư điện mặt trời áp mái để hưởng giá bán điện cao.
Theo thông tin từ một doanh nghiệp phát triển điện mặt trời mái nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh, nửa đầu năm 2020 tuy chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng trong thời gian này, lượng đơn yêu cầu lắp đặt điện mặt trời áp mái bằng lượng đơn trong cả năm 2018. Thiết bị có khi khơng nhập về kịp, đến lúc hàng về rồi thì cần phải huy động lượng công nhân tối đa để thực hiện lắp đặt.
Ngồi mục đích sản xuất điện để cung cấp cho gia đình tự sử dụng, người dân cịn đầu tư vì muốn bán lại lượng điện dư thừa cho EVN. Bên cạnh đó cũng nhờ những ưu đãi, điện mặt trời mái nhà hiện có mức giá lắp đặt ban đầu rẻ hơn trước rất nhiều nên các hộ gia đình có khả năng đầu tư lớn hơn. Trước đây, điện mặt trời mái nhà có thể tốn khoảng 90 - 100 triệu đồng cho 3 kWp, nhưng giờ giá đã giảm đi một nửa (khoảng 42 - 54 triệu đồng).
(2) Tận dụng đất để tạo dự án điện mặt trời mái nhà nhằm hưởng giá cao hơn, lợi dụng hình thức trang trại xanh. Để khuyến khích cho ĐMTMN
được phát triển mở rộng, Chính phủ đã đưa ra cơ chế giá ưu đãi cho điện mặt trời là 8,38 cent, tương đương 1.943 đồng, cho 1kWh, thời hạn 20 năm, năng lượng điện tạo ra khơng sử dụng hết có thể bán lại cho EVN và đặc biệt là các dự án này sẽ khơng bổ sung vào quy hoạch. Nhưng chính vì khơng cần các
36
thủ tục để đưa vào quy hoạch, lại bán được điện với giá cao, số lượng các dự án tăng lên rất nhanh, hơn nữa cịn có những dự án mang danh nghĩa ĐMTMN nhưng thực chất lại không phải.
Thực hiện dự án theo mơ hình trang trại xanh, trồng trọt và chăn nuôi sử dụng hệ thống vận hành bằng năng lượng điện mặt trời mái nhà. Tuy nhiên, có những trang trại dựng khung đỡ phía trên đất trồng cây và ao ni thuỷ sản để lắp pin mặt trời hưởng giá ĐMTMN.
Tại Gia Lai, có những trang trại được cho là được đầu tư xong, thậm chí đã hồ lưới và đang thực hiện bán điện cho EVN bằng giá ưu đãi. Trên thực tế, khu trang trại chỉ được rào lại, phần lớn là đất bị bỏ trống, có trồng cây ăn quả, thả gà, ni heo.. pin mặt trời được lắp ở phía trên, khơng phải kết hợp giữa phát triển năng lượng mặt trời và phát triển nông nghiệp như thiết kế của dự án. Thực trạng này diễn ra ở phần lớn các dự án tại đây. Theo thống kê thu được, có tới 302 trên tổng 431 cơng trình nơng nghiệp áp dụng ĐMTMN để thực hiện mơ hình kinh tế trang trại nhưng vẫn chưa hề được triển khai. Khơng những thế cịn tồn tại một số dự án vẫn chưa được cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất nơng nghiệp. Xảy ra ở cả Gia Lai và Đắk Lắk, chỉ có một vài trang trại đạt tiêu chuẩn, phần cịn lại chưa đủ tiêu chí, chưa được xác nhận là trang trại, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ngay cả trồng trọt, chăn ni cũng khơng có nhưng tất cả đều đã được đấu nối vào lưới điện.
(3) Cơ chế ĐMTMN giới hạn 1MW chưa phát huy tác dụng. Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, được Chính phủ ban hành vào 6/4/2020, đưa ra cơ chế khuyến khích nhưng giới hạn ở công suất 1 MW đối với các dự án ĐMTMN. Do cơ sở hạ tầng truyền phát điện ở nhiều nơi còn chưa phát triển để chịu được tải trọng cao, nên mới chỉ khuyến khích cơng suất dự án ở 1 MW. Rất nhiều doanh nghiệp có diện tích rộng và có thể đầu tư lắp đặt cơng suất lên tới 3 – 4 MW. Vì thế doanh nghiệp đã chia ra nhiều pháp nhân để có thể lắp đặt tồn bộ ĐMTMN cho nhà máy mà không vượt quá quy định trên. Điều này gây thêm tốn kém và phức tạp cho doanh nghiệp muốn sử dụng điện mặt trời.
37
Mặt khác, để lợi dụng ưu đãi của chính sách: cơng suất dưới 1MW sẽ không cần trải qua thủ tục bổ sung vào quy hoạch và có thể bán điện với giá ưu đãi 8,38 cent trên một kWh, các dự án đầu tư trang trại lớn nhưng chia nhỏ thành nhiều dự án nhỏ dưới 1 MW. Thực chất chỉ là thuê đất trống, đất nông nghiệp bỏ không canh tác để đầu tư dự án tổng công suất lớn tới vài MW có khi tới hơn chục MW, gấp nhiều lần các trang trại bình thường và chia nhỏ để hưởng lợi. Nếu chỉ là dự án điện mặt trời xây dựng trên mặt đất hoặc xây dựng nổi thì giá ưu đãi giảm xuống rất nhiều. Việc lợi dụng của các trường hợp này gây ảnh hưởng, khiến cho các hộ dân thực sự muốn đầu tư trang trại sản xuất kinh doanh đúng theo tiêu chuẩn, tốn hàng tỷ đồng để đầu tư nhưng lại chưa thể nhận được sự đồng ý để bán điện cho Điện lực Việt Nam.
(4) Đầu tư xong nhưng không kinh doanh được. Đầu tư dự án xong rồi
nhưng chưa kí được hợp đồng bán điện với EVN hoặc đã bắt đầu sản xuất kinh doanh điện nhưng nhận được yêu cầu phải cắt giảm công suất phát điện khiến nhà đầu tư gánh chịu nhiều thiệt hại. Ở Đắk Nông, nơi sở hữu lượng nhiệt mặt trời lớn, rất thuận lợi cho việc sản xuất điện năng lượng mặt trời nhưng chính vì vậy, tại đây các dự án càng bị buộc cắt giảm công suất nhiều hơn và thường xuyên hơn, gần như mỗi ngày. Thời gian trưa nắng, việc sản xuất năng lượng được thuận lợi và năng suất nhất thì lại là thời điểm cần cắt giảm để khơng xảy ra sự cố q tải. Có những doanh nghiệp có ngày phải cắt giảm hồn tồn, 100% công suất phát.
(5) Sản xuất thừa điện còn phải trả tiền ngược lại. Nhiều hộ dân dùng điện mặt trời mái nhà (tự bắt bằng công tơ một chiều), sau thời điểm ngày 31/12/2020 (thời điểm Tập đoàn Điện lực Việt Nam tạm ngừng mua điện mặt trời mái nhà), không những không bán được điện mà khi dư thừa do vượt công suất, điện mặt trời sẽ nhảy ngược trở lại hệ thống điện lưới và họ phải trả tiền cho số điện dư thừa này.
Tình trạng này xảy ra đối với những khách hàng không thông báo với Điện lực nhưng tự lắp điện năng lượng mặt trời, đấu nối hồ vào lưới Điện lực bằng cơng tơ một chiều. Điều này dẫn đến, khi công suất điện mặt trời
38
sinh ra lớn hơn công suất tiêu thụ của khách hàng thì sẽ có lượng điện phát ngược lên lưới Điện lực, có khả năng gây quá tải lưới điện trong khu vực và mất an tồn vận hành lưới điện. Đồng thời làm cho cơng tơ điện ghi nhận sản lượng điện phát ngược theo chiều xuôi, do công tơ đo đếm điện hiện hữu của khách hàng là loại công tơ một chiều xuôi. Các hộ dân làm điện mặt trời sau thời điểm 31/12/2020 đã không lắp được công tơ 2 chiều của Điện lực, dẫn đến rất khó khăn trong việc ghi nhận chỉ số sử dụng điện. Khi điện năng lượng mặt trời thừa đẩy ra lưới, với công tơ 1 chiều hiện nay (công tơ chống trộm), các chỉ số này sẽ bị cộng dồn vào, tức là vẫn được ghi nhận là đang sử dụng điện lưới vào thời điểm đó.
(6) Lúng túng xử lý. Với sự phát triển ồ ạt các dự án điện mặt trời ở địa
phương, Sở Cơng Thương tỉnh Gia Lai thì cho rằng, do trước khi ban hành các văn bản về hệ thống điện mặt trời mái nhà, dự thảo văn bản không triển khai việc lấy ý kiến địa phương, các nội dung văn bản đã thốt ly vai trị của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương (Sở Công Thương và UBND cấp huyện) do đó, địa phương lúng túng trong khâu quản lý.
Theo Công ty Điện lực Gia Lai, về chức năng và thẩm quyền thì Cơng ty điện chỉ kiểm tra yêu các cầu kỹ thuật còn việc kiểm tra chấp hành các quy định về xây dựng, đất đai, phát triển nông nghiệp… đúng với đăng ký hay không là trách nhiệm của nhà đầu tư dưới sự kiểm tra giám sát của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành. Trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng và bị yêu cầu xử lý thì Cơng ty điện Gia Lai sẽ tạm dừng mua bán điện theo yêu cầu.
Qua kiểm tra hơn 400 hệ thống điện mặt trời trang trại chỉ có 1/3 hệ thống thực hiện được tiêu chí trang trại. Do đó, nhiều nhà đầu tư mong muốn được gia hạn thêm thời gian để hồn thành tiêu chí trang trại. Cịn đối với những trường hợp chưa đảm bảo việc sử dụng đất, đơn vị đang kiến nghị UBND tỉnh phải xử lý để trả lại nguyên trạng ban đầu.
Tại Đắk Lắk, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh này nhận định rằng, trước thực trạng người dân, doanh nghiệp trên địa bàn chưa tuân thủ các quy định
39
kinh tế trang trại, sử dụng đất… đối với các dự án có lắp đặt ĐMTMN, đơn vị đã có rất nhiều buổi làm việc với Sở NNPTNT để thảo luận phương án phối hợp xử lý. Ngành nơng nghiệp tỉnh vẫn chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể, chế tài xử lý ra làm sao với các trường hợp vi phạm... nên chưa thể giải quyết dứt điểm.
Điện không bán được nhưng nếu những hộ dân này muốn sử dụng điện mặt trời đã lắp đặt thay cho điện lưới thì cịn phải liên quan đến tình trạng mạng tải lưới điện khu vực, các điều kiện về an toàn vận hành, nên tùy từng trường hợp cụ thể, Điện lực mới có thể tư vấn, hỗ trợ..
(7) Không thống kê hết được số hộ dân lắp điện mặt trời sau thời điểm 31/12/2020. Theo Tổng Công ty Điện lực miền Trung, từ năm 2019, Tổng Công ty Điện lực miền Trung đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ khách hàng, cộng thêm cơ chế khuyến khích điện mặt trời của Chính phủ tại QĐ 11/2017/QĐ-TTg và Thông tư 05/2019/TT-BCT. Đến ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 13/2000/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đến thời điểm này, trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên có 25.029 khách hàng đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Đây là những khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà được Điện lực tiếp nhận yêu cầu, lắp đặt công tơ 2 chiều (thay thế công tơ 1 chiều), ghi nhận sản lượng điện phát ngược lên lưới điện và thanh toán tiền mua điện mặt trời theo đúng quy định.
Tuy nhiên, Tổng Công ty Điện lực miền Trung cho biết, họ không thống kế được số hộ dân ở miền Trung tự bắt điện mặt trời sau thời điểm 31/12/2020 - thời điểm EVN tạm dừng mua bán điện mặt trời theo Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ.
Khoản 1 Điều 5 và Khoản 4 Điều 8 của Quyết định 13 quy định giá mua bán áp dụng cho các hệ thống điện mặt trời được đưa vào vận hành từ 1/7/2019 đến 31/12/2020. Nghĩa là từ 31/12/2020 trở về trước, tất cả khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà đều được Điện lực tiếp nhận yêu cầu, lắp
40
đặt công tơ 2 chiều (thay thế công tơ 1 chiều), ghi nhận sản lượng điện phát ngược lên lưới điện và thanh toán tiền mua điện mặt trời theo đúng quy định. Với những hộ dân đầu tư từ ngày 1/1/2021 đến nay, do vẫn chưa có hướng dẫn của cơ quan chức năng nên Điện lực chưa thể lắp đặt công tơ 2 chiều để ghi nhận sản lượng điện cũng như thanh toán tiền.
* Việc quy hoạch và xây dựng nhà máy điện mặt trời còn nhiều hạn chế.
(1) Dự án điện mặt trời tăng nhanh với số lượng lớn vượt xa quy hoạch. Theo Quy hoạch điện VII do Chính phủ phê duyệt, dự tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 800 MW - 850 MW điện mặt trời. Nhưng đến giữa năm 2019, đã có hơn 7.000 kWh điện mặt trời, gấp tới gần 9 lần so với quy hoạch.và trên 100 dự án điện mặt trời.
Việc bùng nổ năng lượng mặt trời này diễn ra sau khi quyết định 11/2017 được ban hành, mang chính sách ưu đãi phát triển điện mặt trời ở Việt Nam. Theo quyết định này, điện mặt trời sản xuất ra sẽ bán được với giá hấp dẫn là 9,35 cent/1kWh, thời hạn kéo dài đến tháng 6/2019. Từ đó, nhiều địa phương với tiềm năng điện mặt trời lớn như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hịa, Đắk Lắk.. đã nhận được nguồn đầu tư to lớn, các dự án nhà máy điện mặt trời xin được cấp phép tăng lên nhanh chóng.
(2) Lưới truyền tải điện bị quá tải, không theo kịp tốc độ phát triển nhà máy điện mặt trời. Số liệu ghi nhận của Cơng ty Điện lực Gia Lai cho biết, ngồi 755 dự án điện mặt trời mái nhà đã đưa vào vận hành, hiện còn 118 dự án đã thoả thuận đấu nối nhưng chưa đưa vào vận hành. Phần lớn đã có thoả thuận đấu lưới có cơng suất lắp đặt 1MW. Hiện một số trạm biến áp, đường dây tại khu vực thành phố Pleiku, huyện KrongPa hay Chư Sê... đã khơng cịn khả năng giải toả công suất do quá tải đường dây, lưới.
Không riêng tại Gia Lai, một số địa phương khác khu vực miền Trung, miền Nam cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Trên phạm vi cả nước, theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến hết tháng 7/2020 đã có 19.810 dự án điện mặt trời mái nhà được lắp đặt với tổng công suất gần 542
41
MW. Riêng trong 7 tháng đầu năm 2020, số dự án lắp đặt đã chiếm hơn một nửa công suất của các dự án điện mặt trời mái nhà từ trước đến nay.
Ngồi ra, cịn 4.850 dự án điện mặt trời mái nhà (công suất 2.860 MW) đăng ký thực hiện trong năm 2020. Trong số này, EVN cho biết không thoả thuận đấu nối với gần 760 hệ thống (công suất 640 MW) do vượt khả năng giải toả lưới điện. Việc điện mặt trời mái nhà tập trung phát triển ở một số khu vực, nhất là miền Trung và Nam đang khiến tập đồn EVN gặp khó khăn về giải toả lưới.
Nhà đầu tư và doanh nghiệp chỉ quan tâm đầu tư xây dựng nhà máy điện trong khi lưới điện quốc gia được nâng cấp tương ứng. Hơn thế, đầu tư lưới điện truyền tải mất nhiều thời gian và cần nguồn vốn lớn hơn rất nhiều so với xây nhà máy. Trung bình, theo chun gia tính tốn, đầu tư một dự án điện mặt trời công suất 50 - 100MW, chỉ mất khoảng 6 tháng. Trong khi đó, phải mất đến 2 năm để đầu tư cho mạng lưới điện truyền tải đường dây 220kV và 3 năm với đường dây 500kV.
(3) Điện mặt trời tăng mạnh nhưng sản lượng đóng góp vẫn thấp.
Hình 2.4. Cơ cấu công suất nguồn nhiên liệu năm 2020 của Việt Nam (GW; %) (Nguồn: vietnamnet)
42
Từ biểu đồ trên có thể thấy, cơng suất nguồn của năng lượng mặt trời năm 2020 chiếm tỉ trọng rất lớn, là dạng năng lượng lớn thứ 3, chiếm gần 1/4 (24%) tỷ trọng công suất nguồn của tồn ngành năng lượng Việt Nam. Cơng suất năng lượng mặt trời đạt tới 17 GW, chênh lệch khá ít với ngành năng lượng truyền thống hay lâu đời như nhiệt điện than với 22 GW, thuỷ điện với 21 GW.
Tính đến hết năm 2020, tổng cơng suất của năng lượng điện mặt trời (bao gồm cả điện mặt trời áp mái) đạt 16.500MW, chiếm đến 24,1% trong tổng cơng suất tồn ngành năng lượng Việt Nam. Thế nhưng, tính cả điện mặt