Nguyên nhân thực trạng phát triển năng lượng mặt trời

Một phần của tài liệu Phát triển năng lượng mặt trời ở việt nam (Trang 52 - 53)

2.2. Thực trạng phát triển năng lượng mặt trời

2.2.3. Nguyên nhân thực trạng phát triển năng lượng mặt trời

- Các chính sách của nhà nước đưa ra có tác dụng, thu hút được nhà đầu tư, đưa điện mặt trời đi vào sử dụng nhanh chóng. Chỉ mới được tập trung đầu tư và có cách chính sách thúc đẩy mạnh mẽ năm 2019, điện mặt trời đã ngay lập tức thu hút sự chú ý và kêu gọi được sự đầu tư của các doanh nghiệp tuy đây là ngành năng lượng mới. Và trong năm 2019, điện mặt trời đã được hoà lưới điện toàn quốc, trực tiếp đưa vào sử dụng.

- Phát triển các nhà máy sản xuất điện với nguồn cung lớn nhưng chưa phát triển được mạng lưới tải điện tương ứng. Dưới sự đầu tư to lớn của những doanh nghiệp muốn có cơ hội trong ngành năng lượng mới này, các nhà máy điện mặt trời mọc lên liên tục và nhanh chóng, điện mặt trời có thời gian xây dựng nhanh và sau đó đã xuất hiện tình trạng q tải lưới điện, buộc phải cắt giảm công suất điện mặt trời. Nguồn phát điện đã tăng trưởng quá nhanh và lưới điện chưa được phát triển tương xứng với nguồn điện.

- Tình trạng thừa điện mặt trời trong bối cảnh Việt Nam dự báo sẽ thiếu điện từ năm 2021 theo giới chuyên gia là do chính sách ban đầu cịn thiếu sót. Chưa được quy hoạch tốt, chưa tính đến bùng nổ năng lượng tái tạo. Các chính sách được đưa ra chưa lường trước sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp, chưa có giới hạn cơng suất xây dựng theo mục tiêu ban đầu mà đã để phát triển quá nhanh và lớn gấp nhiều lần quy hoạch.

- Một phần do sự đầu tư quá mức vào điện mặt trời của doanh nghiệp và người dân mà không lường trước việc thừa điện, quá tải lưới điện. Các doanh nghiệp thi nhau đầu tư xây dựng nhà máy mà không nghĩ rằng, ai cũng đầu tư thì sẽ dư cung và thừa điện khơng bán được.

46

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển năng lượng mặt trời ở việt nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)