2.2. Thực trạng phát triển năng lượng mặt trời
2.2.1. Tích cực trong phát triển năng lượng mặt trời
Điện mặt trời ở Việt Nam là ngành năng lượng mới được quan tâm đầu tư và phát triển trong thời gian gần đây nhưng đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư ở cả trong và ngoài nước, với số lượng dự án lớn, tốc độ xây dựng, lắp đặt nhanh chóng. Các dự án ngày một phát triển mạnh mẽ nhờ những chính sách khuyến khích hấp dẫn được Chính phủ ban hành.
23
(1) Bùng nổ năng lượng mặt trời nhờ các chính sách phát triển. Được
kì vọng sẽ thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống, điện mặt trời và điện mặt trời áp mái có sự tăng trưởng đột ngột trong hai năm 2019 - 2020. Từ mức không đáng kể đầu năm 2018, công suất điện mặt trời (bao gồm điện mặt trời áp mái) đã đạt 4.700MW cuối 2019 và 16.700MW cuối năm 2020. Hiện tại, cơ cấu của nguồn năng lượng tái tạo biến đổi (gió và mặt trời) đã chiếm gần 26% tổng công suất đặt của nguồn điện. Nhiệt điện khí và dầu hầu như khơng phát triển mới trong suốt giai đoạn 2011-2020.
Tính tới cuối tháng 7/2017, Việt Nam có hàng trăm dự án điện năng lượng mặt trời được đầu tư, tổng công suất nguồn của các dự án lên đến 17.000 MW. Điều này càng diễn ra mạnh hơn nữa khi mà Nghị quyết 11 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam được Chính phủ ban hành. Nhà nước tạo điều kiện, ưu đãi về nhiều mặt cho các nhà đầu tư: về thuế, về vốn, thuê mặt bằng. Đặc biệt, ưu đãi về giá bán điện cũng rất hấp dẫn. Doanh nghiệp sẽ bán được ở mức giá 9,35Uscent/KWh khi bán điện mặt trời cho EVN, cao hơn hẳn mức bình quân 7,3UScent/kWh nếu bán lẻ.
Quy hoạch điện VII điều chỉnh - Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030, phê duyệt ngày 18/06/2016, mang những nội dung chính như ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, sản xuất điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo tăng sản lượng trong tổng nguồn cung năng lượng để đạt khoảng 7% vào năm 2020 và mục tiêu đạt trên 10% vào năm 2030. Trong Nghị quyết 140 do Chính phủ ban hành về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị có đặt ra mục tiêu lớn hơn đó là tỷ lệ đóng góp của năng lượng tái tạo trong tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp dự kiến đạt 15-20% vào năm 2030 và khoảng 25-30% khi đến năm 2045.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp là đã có 113 dự án điện mặt trời, điện gió với tổng cơng suất trên 5.700MW đã cơ bản được giải tỏa hết công suất (bao gồm cả các dự án vận hành trước 30/6/2019 và các dự
24
án mới được đưa vào vận hành trong năm 2020). Đây là con số kỷ lục về số nhà máy mới đóng điện trong một khoảng thời gian ngắn.
Tính đến cuối tháng 8/2020, tổng cơng suất các nguồn điện gió và điện mặt trời đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch gần 23.000MW, trong đó, điện mặt trời khoảng 11.200MW. Đến nay, toàn quốc đã đưa vào vận hành 102 dự án điện mặt trời với tổng công suất 6.314MWp.
Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu năng lượng sạch được các chuyên gia, nhà khoa học Hội đồng Khoa học của Tạp chí Năng lượng Việt Nam bình chọn năm 2019 - năm bùng nổ năng lượng tái tạo được thống kê chi tiết trong bảng dưới:
Bảng 2.1. Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu năng lượng sạch Việt Nam (2019)
BXH STT Nhà đầu tư Công suất
(MW)
Địa điểm
1 Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group)
399.95
1 Nhà máy điện mặt trời Trung Nam 204 Ninh Thuận 2 Nhà máy điện mặt trời Trung Nam
Trà Vinh
140 Trà Vinh
3 Nhà máy điện gió Trung Nam 55.95 Ninh Thuận 2 Công ty CP Năng lượng Dầu Tiếng 350
4 Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1
150 Tây Ninh
5 Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 2
200 Tây Ninh
25
Thành Việt Nam (TTVN Group)
6 Nhà máy điện mặt trời Bình Nguyên
40.66 Quảng
Ngãi
7 Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp 41.18 Bình Định 8 Nhà máy điện mặt trời Hoà Hội 214.16 Phú Yên
4 Tập đoàn TTC 290.88
9 Mặt trời Phong Điền 35 Huế
10 Nhà máy điện mặt trời Krông Pa 49 Gia Lai
11 Nhà máy điện mặt trời TTC số 1 48 Tây Ninh 12 Nhà máy điện mặt trời TTC số 2 40.8 Long An 13 Nhà máy điện mặt trời TTC Đức
Huệ 1
40.8 Long An
14 Nhà máy điện mặt trời TTC Hàm Phú 2
40.8 Bình
Thuận 15 Nhà máy điện mặt trời Trúc Sơn 36.48 Đak Nơng
5 Tập Đồn Bim Group 265.5
16 Nhà máy điện mặt trời BIM 25 Ninh
Thuận 17 Nhà máy điện mặt trời BIM 2 199.3 Ninh
Thuận 18 Nhà máy điện mặt trời BIM 3 41.2 Tây Ninh
6 Tổng Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng (Vietracimex)
250
19 Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1A
150 Bình
26
20 Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B
100 Bình
Thuận 7 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 139.38
21 Mặt trời Cư Jút 50 Đăk Nông
22 Mặt trời TTĐL Vĩnh Tân GĐ 1 4.4 Bình Thuận 23 Nhà máy điện mặt trời Đa Mi 42 Bình
Thuận 24 Nhà máy điện mặt trời Điện lực
Miền Trung
8.1 Khánh Hoà
25 Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Tân 2 34.88 Bình Thuận 8 Tập Đồn Sunseap (Thái Lan) 131.3
26 Mặt trời CMX Renewable Việt Nam
131.3 Ninh
Thuận 9 Công ty TNHH Xây dựng Thương mại
Du lịch Công Lý
99.2
27 Nhà máy điện gió Bạc Liêu 1 16 Bạc Liêu 28 Nhà máy điện gió Bạc Liêu 2 83.2 Bạc Liêu
10 Tập đoàn Sao Mai 96.9
29 Nhà máy điện mặt trời Sao Mai An Giang Giai đoạn 1&2
96.9 An Giang
Tổng công suất nguồn điện của Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu năng lượng sạch với danh mục 29 nhà máy điện mặt trời và điện gió là trên 2.300 MW. Trong đó, 2.164,52 MW điện mặt trời và 139,15 MW điện gió, chiếm
27
49% tổng cơng suất điện mặt trời, điện gió tồn quốc và chiếm 27,6% tổng nguồn NLTT (không kể thủy điện vừa và lớn).
Trong số những doanh nghiệp trên, đứng đầu về sản lượng là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam. Đầu năm 2022, cơng ty này cịn được các chun gia đánh giá nằm trong “TOP 10 nhà đầu tư IPP năng lượng sạch uy tín ở Việt Nam 2021” và “TOP 10 doanh nghiệp công nghệ, thiết bị, dịch vụ điện gió, mặt trời được đánh giá tốt nhất Việt Nam 2021”. Đây là doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu về NLTT nắm vị thế dẫn dắt ngành NLTT Việt Nam, có khả năng kết nối các tổ chức, doanh nghiệp nước ngồi khi tìm hiểu và đầu tư NLTT tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á.
Thông qua những dự án đã thực hiện, Trungnam Group ưu tiên các ứng dụng, công nghệ mới nhất trên thế giới để tối ưu hóa mảng xanh, các giải pháp thân thiện với môi trường, cân bằng yếu tố lợi nhuận và giá trị phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo tập trung vào điện gió trên bờ và điện gió ngồi khơi, điện khí Trungnam Group đảm bảo mục tiêu kinh doanh, vừa đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ để thực hiện các mục tiêu bảo vệ mơi trường hướng đến mục tiêu trung hịa carbon vào năm 2050.
Cuối năm 2020, Bộ Cơng thương xây dựng cơ chế có thể tổ chức đấu thầu, lựa chọn các nhà đầu tư phát triển điện mặt trời. Khi cơ chế này có hiệu lực và thực hiện, các nhà đầu tư tiềm năng, trong đó có các nhà đầu tư trong giai đoạn vừa qua đã có rất nhiều kinh nghiệm phát triển điện mặt trời, sẽ không phải lo quy hoạch nữa. Vì khi có cơ chế cạnh tranh, công khai minh bạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Quy hoạch điện VIII xem xét quy hoạch cho từng vùng, khu vực nhỏ hơn và chi tiết hơn nữa, kết nối tổng thể chung hệ thống điện của quốc gia. Cùng với đó là kỳ vọng về một quy hoạch mang tính tổng thể, cập nhật được xu hướng phát triển mới, đủ độ linh hoạt để khuyến khích nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, cải thiện những vấn đề phát triển trong giai đoạn trước.
28
Năm 2020, EVNNPC nhận định phát triển điện mặt trời mái nhà dự kiến vượt 60% kế hoạch. Tính đến hết tháng 7/2020, tồn Tổng cơng ty đã có 3.664 khách hàng lắp đặt ĐMTMN với tổng cơng suất lắp đặt 52,94 MWp. Trong đó năm 2019 là 17,2 MWp, 7 tháng năm 2020 là 35,74 MWp. Với những kết quả lạc quan này, năm 2020 toàn EVNNPC lắp đặt khoảng 80 MWp, đạt 160% kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra.
Một số Công ty Điện lực trực thuộc EVNNPC đã thực hiện thỏa thuận đấu nối với chủ đầu tư và vận hành thương mại trong quý IV năm 2020. Tiêu biểu như Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã thực hiện đấu nối với chủ đầu tư 20 MW, Công ty Điện lực Điện Biên 5 MW, Công ty Điện lực Bắc Giang: 2,5 MW, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương, Công ty Điện lực Hà Nam, Sơn La: 2,2 MW. Tại 27 tỉnh, thành do EVNNPC quản lý vận hành lưới điện phân phối, hiện chưa có trạm biến áp, đường dây 110kV, trung áp, hạ áp nào bị q tải khi các cơng trình ĐMTMN đăng ký đấu nối.
Theo báo cáo của các Tổng công ty Điện lực thuộc EVN, hiện nay, lưới trung, hạ áp tại các tỉnh thành miền Bắc và các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM hoàn toàn đủ khả năng tiếp nhận công suất của các dự án ĐMTMN. Theo tính tốn của EVN, điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống 7 tháng cuối năm 2022 ước đạt 166,641 tỷ kWh, bao gồm sản lượng điện Mặt Trời mái nhà bán vào hệ thống. Bộ Công Thương đánh giá việc cung cấp điện trong năm 2022 cơ bản sẽ được đảm bảo và khơng xảy ra tình trạng thiếu điện.
(2) Năng lượng mặt trời khơng chỉ được đóng góp bởi doanh nghiệp trong nước mà còn thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
Các nhà đầu tư, trong đó có những tập đồn lớn, từ các nước phương Tây như Mỹ, Pháp, Đức.. hay từ các nước trong khu vực là Thái Lan, Philippines.. đã chọn Việt Nam là nơi để tham gia đầu tư điện mặt trời. Một vài dự án điện mặt trời được doanh nghiệp nước ngoài mua lại một phần hoặc cả dự án từ các doanh nghiệp trong nước.
29
Nhiều cơng ty, tập đồn lớn từ Thái Lan mua cổ phần và dự án điện mặt trời tại Việt Nam trong thời gian qua. Nằm trong tập đoàn B.Grimm Thái Lan, hai công ty con B.Grimm Renewable Power 1 và B.Grimm Renewable Power 2 đã nắm giữ hơn 50% cổ phần của hai công ty điện mặt trời lần lượt là: Công ty Cổ phần Năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh (55%), Công ty Cổ phần TTP Phú Yên (80%). Tổng công suất lắp đặt của cả hai dự án là 677MW, đã hoà lưới vào mạng lưới của EVN, sản xuất kinh doanh theo thoả thuận mua điện 20 năm với EVN.
Công ty BG Container Glass (BGC) (tại Thái Lan đây là công ty sản xuất bao bì thuỷ tinh lớn nhất tính theo cơng suất) trước đây đã từng đầu tư tại Việt Nam khi mua trang trại năng lượng điện mặt trời 67MW. Sau đó, cơng ty đã quyết định đầu tư thêm để mua hai trang trại điện khác có tổng cơng suất 50 – 100MW với giá 32 triệu USD và dự kiến tăng thêm công suất tới 4 lần, khoảng 300 – 400MW trong năm 2022.
Hình 2.2. Trạng trại điện mặt trời của BGC ở Việt Nam
Tập đoàn năng lượng phi dầu mỏ Banpu Plc của Thái Lan mua lại 100% cổ phần trong hai công ty sở hữu nhà máy điện Mặt Trời Chư Ngọc có cơng suất 15 MW và nhà máy điện Mặt Trời Nhơn Hải có cơng suất 35 MW. Thương vụ này có trị giá 26,7 triệu USD (khoảng 883 triệu baht) tại Việt Nam khi tập đoàn này mở rộng đầu tư vào năng lượng sạch. Việc mua hai trang trại năng lượng Mặt Trời mới này diễn ra sau khi Banpu sở hữu trang trại năng lượng Mặt Trời đầu tiên tại Việt Nam là nhà máy điện Mặt Trời Hà Tĩnh với công suất 50 MW. Công ty Cổ phần Điện Mặt trời Hà Tĩnh vận hành trang trại năng lượng Mặt trời có cơng suất 50MW tại tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng
30
Duyên hải Bắc Trung Bộ. Đây là một trong những cơ sở điện Mặt trời lớn nhất ở khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ. Trang trại năng lượng Mặt trời Hà Tĩnh cung cấp điện qua hệ thống lưới điện quốc gia theo hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong 20 năm.
Trong khi đó, nhà máy điện Mặt Trời Chư Ngọc, đặt tại tỉnh Gia Lai ở Tây Nguyên, bắt đầu hoạt động vào tháng 6/2019. Nhà máy điện Mặt Trời Nhơn Hải, đặt tại tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, bắt đầu hoạt động thương mại vào tháng 7/2020. Công ty Banpu có hợp đồng mua điện trong 20 năm với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, điện từ hai trang trại năng lượng Mặt Trời nói trên được bán với biểu giá 0,935 USD/kWh.
Trước đó, vào những tháng đầu năm 2020, Tập đoàn Super Energy (Thái Lan) mua lại bốn dự án điện mặt trời tại VN với tổng công suất 750 MW. Đây là các dự án điện mặt trời nằm ở tỉnh Bình Phước, đang được Tập đồn Điện lực Việt Nam mua điện trong vòng 20 năm. Tổng số tiền bỏ ra để mua lại các dự án này là 457 triệu USD.
Tháng 12/2020, một doanh nghiệp khác của Thái Lan là Gunkul Engineering cũng đã bỏ ra 1,26 tỷ bạt (khoảng 39,9 triệu USD) để tiếp quản nhà máy điện mặt trời Phong Điền II ở Thừa Thiên - Huế nhằm tăng doanh thu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo mà cơng ty tin rằng có tiềm năng tăng trưởng cao. Trước đó, Gunkul Engineering Plc (Thái Lan) đã mua lại 2 trang trại năng lượng mặt trời tại Việt Nam với tổng công suất 60 MWp. Gunkul Engineering Plc đã tiếp quản một trang trại điện mặt trời tại Việt Nam với chi phí 39,9 triệu USD. Gunkul Engineering Plc đã trở thành chủ sở hữu độc quyền của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Đồn Sơn Thủy (DST) và sẵn sàng vận hành nhà máy điện mặt trời Phong Điền II với công suất 50 MW tại Huế, thương vụ được ký kết bao gồm việc mua 49% cổ phần từ Bangjak Green Energy Co - công ty con của BS Industry Service Co (Bangkok) và 51% cổ phần từ hai cổ đông cá nhân Việt Nam. Nhà máy điện mặt trời Phong Điền II vừa hoàn thành xây dựng, dự kiến trong thời gian tới sẽ kết nối với lưới điện
31
quốc gia do Tập đoàn Điện lực Việt Nam vận hành, theo hợp đồng mua bán điện với giá 0,0709 USD/ kWh được cấp cho người vận hành trong 20 năm.
Năm 2022, dự án năng lượng sạch “Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II)” trị giá 36 triệu USD do USAID tài trợ đã được khởi động. Dự án này đã được Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris công bố vào tháng 8/2021. Nằm trong một phần dự án, V-LEEP II sẽ hỗ trợ huy động tài chính cho 2.000MW năng lượng tái tạo và toàn bộ dự án được kỳ vọng sẽ giảm được 59 triệu tấn CO2.
Trước đó, dự án hợp tác V-LEEP I đã được thực hiện trong giai đoạn 2015-2020. Ở dự án này, USAID đã phối hợp với Bộ Công Thương và hỗ trợ về công cụ phần mềm, các khóa đào tạo về mơ hình hóa hệ thống điện, phục vụ cho xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) cùng với đó là giúp thiết kế chương trình thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Ngoài ra, dự án V-LEEP I cũng đã phối hợp với khu vực tư nhân, huy