c) Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
2.2.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn
a)Phân tích biến động nguồn vốn
Bảng 2.3 Bảng phân tích biến động nguồn vốn
(Đơn vị: triệu đồng) NGUỒ N VỐN Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2020 so với năm 2019 Năm 2021 so với năm 2020 Chênh lệch % Chênh lệch % A.Nợ phải trả 295.793 554.331 585.446 258.538 87,41 31.115 5,61 1.Nợ ngắn hạn 278.016 534.555 563.450 256.539 92,27 28.895 5,41 2.Nợ dài hạn 17.776 19.776 21.996 2,000 11,25 2,220 11,23 B.Ngu ồn vốn chủ sở hữu 542.852 509.355 521.840 (33.497) (6,17) 12.485 2,45 1.Vốn góp của chủ sở hữu 395.555 412.425 422.626 16.870 4,26 10.201 2,47
39 2.Lợi 2.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 147.297 96.930 99.214 (50.367) (34,19) 2.284 2,36 TỔNG CỘNG NGUỒ N VỐN 838.644 1.063.68 6 1.107.28 6 225.042 26,83 43.600 4,10
Nguồn: Báo cáo tài chính cơng ty cổ phần CNG Việt Nam năm 2019-2021
Qua bảng phân tích trên ta thấy giá trị nguồn vốn của công ty cổ phần nhựa CNG Việt Nam biến động cụ thể như sau:
Tổng nguồn vốn năm 2020 so với 2019 tăng 225.042 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 26,83%. Năm 2021 so với 2020 tăng 43.600 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 4.10%. Trong đó:
❖ Nợ phải trả:
Năm 2020 so với 2019 tăng 258.538 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 87,41%. Năm 2021 nợ phải trả tăng 31.115 triệu đồng tương ứng với tăng 5,61% so với năm 2020. Nợ phải trả của công ty trong giai đoạn 2019-2021 có sự thay đổi qua các năm là do sự thay đổi của các khoản mục bên trong nợ phải trả, cụ thể:
● Nợ ngắn hạn: năm 2020 so với năm 2019, nợ ngắn hạn tăng 256.539 triệu đồng tương ứng tăng 92,27%, sang năm 2021 khoản mục này lại tiếp tục tăng 28.895 triệu đồng, tương ứng tăng 5,4% so với năm 2020.
40
Nguyên nhân khiến cho các khoản vay ngắn hạn của cơng ty có sự tăng lên qua các năm có thể là do sự tăng lên của các khoản mà công ty chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, người lao động và nhà nước cùng một số các khoản phải trả khác
● Nợ dài hạn: trong khi nợ ngắn hạn năm 2020 tăng thì nợ dài hạn cũng tăng 2000 triệu tương ứng tăng 11,25% so với năm 2019. Năm 2021 song song với việc nợ ngắn hạn tăng thì các khoản nợ dài hạn cũng tăng 2220 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,23%.
❖ Nguồn vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu của cơng ty có sự thay đổi qua các năm các năm: 2020 giảm 33.497 triệu đồng tương ứng giảm 6,17% so với năm 2019. Năm 2021 thì khoản mục này tăng 12.485 triệu đồng so với 2020, tương ứng với khoảng 2,45%. Nguyên nhân là do có sự thay đổi ở các khoản mục bên trong, cụ thể:
● Trong đó, năm 2020 vốn góp của chủ sở hữu tăng 16.870 triệu đồng tương ứng tăng 4,26% và lợi nhuận chưa phân phối giảm 50.367 triệu đồng tương ứng giảm 34,19% so với năm 2019. Năm 2021 nguồn vốn góp của chủ sở hữu tăng 10.201 triệu đồng tương ứng tăng 2,47%, đồng thời khoản lợi nhuận chưa phân phối tăng tăng 2.284 triệu đồng tương ứng với mức tăng 2,36%. Việc bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu đã giúp cho tính tự chủ về tài chính của cơng ty tăng lên, cơng ty cần bổ sung thêm nguồn vốn này ở kì tiếp theo để có một khả năng tài chính vững vàng.
b)Phân tích biến động nguồn vốn
Bảng 2.4 Bảng phân tích biến động nguồn vốn
41
NGUỒN VỐN Năm
2019
Năm 2020 Năm 2021
Cơ cấu nguồn vốn (%) Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 A.Nợ phải trả 295.793 554.331 585.446 35,27 52,11 52,87 1.Nợ ngắn hạn 278.016 534.555 563.450 33,15 50,25 50,89 2.Nợ dài hạn 17.776 19.776 21.996 2,12 1,86 1,99 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 542.852 509.355 521.840 64,73 47,89 47,13 1.Vốn góp của chủ sở hữu 395.555 412.425 422.626 47,17 38,77 38,17
2.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
147.297 96.930 99.214 18,56 9,11 8,96
TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN
838.644 1.063.686 1.107.286 100 100 100
Tổng nguồn vốn năm 2019 là 838.644 triệu đồng, trong đó nợ phải trả là 295.793 triệu đồng chiếm 35,27% tỷ trọng tổng nguồn vốn, còn lại là nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 21,3% tổng nguồn vốn.
Đến năm 2020, tổng nguồn vốn tăng 225.042 triệu đồng tương ứng với mức tăng 26.83 % so với năm 2019. Trong đó 52,11% là nợ phải trả, còn lại là nguồn vốn chủ sở hữu.
Sang năm 2021, tổng nguồn vốn tiếp tục tăng 43.600 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 4,1% so với năm 2020. Trong đó nợ phải trả chiếm 52,87%, cịn lại là nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể:
*Nợ phải trả: Năm 2019 nợ phải trả có giá trị 295.793 triệu đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 35,27%, sang năm 2020 nợ phải trả tăng 554.331 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 55,21%, năm 2021 nợ phải trả là 585.446 triệu đồng, chiếm
42
tỷ trọng khoảng 52,87%. Trong cơ cấu nguồn vốn của cơng ty thì nợ phải trả dần chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy công ty đang chiếm dụng vốn của công ty khác tuy nhiên điều này cũng có thể gây rủi ro lớn cho cơng ty khi phụ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ. Cơ cấu nợ phải trả của công ty chủ yếu do 2 khoản mục là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn:
+ Nợ ngắn hạn 2019 là 278.016 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,15%, năm 2020 là 534.555 triệu đồng chiếm tỷ trọng khoảng 50,25% và năm 2021 là 563.450 triệu đồng chiếm tỷ trọng 50,89%. Cơ cấu nợ phải trả cao chủ yếu là do nợ ngắn hạn cao.
+ Nợ dài hạn năm 2019 là 17.776 triệu đồng chiếm khoảng 2,12%, năm 2020 tăng lên 19.776 triệu đồng chiếm tỷ trọng lên đến 1.86%, năm 2021 là 21.996 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,99%. Tuy có sự tăng lên nhưng tỷ trọng khoản mục này vẫn khá thấp.
*Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2019 là 542.852 triệu đồng chiếm tỷ trọng khoảng 64,73%, năm 2020 là 509.355 triệu đồng chiếm tỷ trọng 47,89% và năm 2021 là 521.840 triệu đồng chiếm tỷ trọng 47,13%. Ta có thể thấy cơng ty đang dần sử dụng chủ yếu nguồn vốn vay nhiều hơn, điều này có thể giúp cơng ty vận hành mà ít sử dụng vốn chủ sở hữu, tuy nhiên điều này có thể khiến cho công ty chịu nhiều áp lực trả nợ, gây rủi ro trong kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty năm 2019 là 147.297 triệu đồng chiếm tỷ trọng khoảng 18,56% nhưng sang đến năm 2020 thì cịn 96.930 triệu đồng tương ứng với 9,11% và đến năm 2021 thì mặc dù giá trị tăng lên là 99.214 triệu đồng nhưng tỷ trọng giảm xuống cịn 8,96%.Cơng ty cần có chính sách điều chỉnh các khoản vay sao cho hợp lý để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tránh được rủi ro. Với mục tiêu sử dụng chủ yếu nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn không sinh lãi tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Công ty để giảm thiểu áp lực lãi vay, nên tỷ trọng vốn
43
chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn được duy trì mức cao trong những năm qua.
KẾT LUẬN:
Trong giai đoạn 2019-2021, cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi khi mà tỷ trọng nợ phải trả tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên trong cơ cấu các khoản nợ thì các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu và tăng dần qua các năm, trong khi các khoản nợ dài hạn lại chiếm tỷ trọng rất thấp. Điều này gây ra rủi ro tài chính lớn đối với cơng ty vì trong thời gian ngắn, cơng ty khó có thể chuyển đổi các loại tài sản ngắn hạn thành tiền để tiến hành trả các khoản nợ. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần cân nhắc và xem xét giảm thiểu xuống mức thấp nhất có thể các khoản vay nợ ngắn hạn và tăng cường sử dụng vốn từ các khoản nợ dài hạn để tài trợ cho nhu cầu sử dụng vốn trong ngắn hạn của mình.