Tăng cường cơng tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cng việt nam (Trang 71 - 73)

c) Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

3.2.3. Tăng cường cơng tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chi phí như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng vẫn cịn ở mức cao, là một trong những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận giảm, đặc biệt là giảm mạnh vào năm 2020. Vì vậy việc giảm chi phí cũng như giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Để làm tốt công tác quản lý chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể thực hiện các cơng tác sau:

- Cơng ty cần tìm kiếm nhiều đối tác cung cấp để hàng hóa để có thể giảm giá vốn hàng bán. Chỉ chi khi nào cần thiết, chưa cần thiết thì chưa chi, khơng cần thiết thì tuyệt đối khơng chi. Chỉ có như vậy cơng ty mới có thể hạ thấp nhất chi phí kinh doanh của mình.

- Khơng ngừng hồn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong xí nghiệp để nâng cao năng suất lao động, hạn chế tối đa

64

các thiệt hại và tổn thất trong q trình sản xuất, từ đó góp phần tiết kiệm chi phí và hạ giá thành

- Để công tác tiết giảm chi phí đi vào chiều sâu, thật sự giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, không chỉ tập trung vào tiết kiệm, cắt giảm những chi phí khơng hợp lý, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến công tác quản trị chi phí, tối ưu hóa nguồn vốn, đảm bảo hiệu quả đầu tư, kinh doanh. Công cần thực hiện công tác tái cấu trúc; thường xuyên rà soát, sắp xếp nhân sự hiệu quả, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng linh hoạt và hiệu quả nguồn vốn tài chính; nâng cao cơng tác quản trị; tăng cường tiết kiệm, tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tích cực thu hồi cơng nợ;…

- Liên tục rà soát, cập nhật, hồn thiện cơ chế, quy định tài chính trong doanh nghiệp phù hợp với quy định, trên nguyên tắc tạo cơ chế chủ động, linh hoạt, đồng thời có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ; Quản lý sử dụng linh hoạt và hiệu quả nguồn vốn tài chính của CNG Việt Nam; liên tục rà soát, cân đối thu - chi, bám sát kế hoạch vốn, nhu cầu đầu tư theo từng nguồn vốn, thu xếp vốn kịp thời theo tiến độ từng dự án/kinh doanh; Tăng cường quan hệ với các ngân hàng, tổ chức tài chính trong và ngồi nước để thu xếp nguồn vốn với chi phí tốt nhất, kịp thời, đủ cho nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh của doan nghiệp

- CNG cũng cần quản lý, kiểm soát chặt chẽ giá thành, giá vốn các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, kết hợp với đổi mới quản trị doanh nghiệp bảo đảm chất lượng và giá sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ở mức cạnh tranh hợp lý; Tổ chức kiểm tra, giám sát để chấn chỉnh kịp thời công tác thực hiện, cắt giảm chi phí thường xuyên, tiết giảm chi phí, mua sắm vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu và sử dụng các dịch vụ đúng quy định và đảm bảo chất lượng; thường xun theo dõi, đơn đốc, tích cực

65

thu hồi cơng nợ của các khách hàng, giảm thiểu tình trạng nợ xấu, nợ khó địi phát sinh; lập báo cáo tài chính kịp thời phục vụ tốt cho cơng tác quản trị.

- CNG cần chủ động, tăng cường công tác hợp tác với các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, các đối tác nước ngoài làm nghiên cứu và ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các nguồn khí trong nước suy giảm mạnh, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh, phát triển vững mạnh, thì tiết giảm chi phí được xác định sẽ là một giải pháp lâu dài và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của CNG.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cng việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)