Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cng việt nam (Trang 58 - 62)

c) Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

2.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợ

Bảng 2.7 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

(Đơn vị: %)

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

15,62 9,70 15,98

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (ROS)

3,96 2,18 2,69

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

10,08 5,36 7,59

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) thể hiện 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số ROS rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chỉ số ROS của CNG giai đoạn 2019-2021 luôn dương là lớn hơn 2% nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có lãi, đang đem về được nhiều doanh thu (1

51

đồng doanh thu càng tạo ra nhiều đồng lợi nhuận). Tuy nhiên, doanh nghiệp trong tương lai cần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hơn nữa.

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE cho thấy mức sinh lời mà nhà quản lý có thể mang lại cho cổ đông trên một đồng vốn đầu tư sau khi đã thanh toán mọi khoản nợ. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của CNG 2019- 2021 tăng giảm không đồng đều: năm 2020 là 9,7% (giảm 5,92% so với năm 2019), sau đó tăng mạnh 6,28% vào năm 2021. Giai đoạn 2019-2021 mặc dù ROE luôn trên mức 9% nhưng không giữ được sự ổn định. Điều này cho thấy cơng ty có thể giữ ổn định việc sử dụng vốn của nhà đầu tư sao cho hiệu quả nhưng chưa có những kế hoạch và biện pháp tốt để chỉ số ROE vượt trội, bứt phá.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho thấy mức sinh lời mà nhà quản lý có thể mang lại cho cổ đông một đồng vốn đầu tư sau khi đã thanh toán mọi khoản nợ. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) tăng giảm không đồng đều: ROA năm 2019 là 10,08%; năm 2020 là 5,36% (giảm 4,72% so với 2019); năm 2021 là 7,59% (tăng 2,23% so với 2020). 2019 là năm có ROA cao nhất (10,08%) chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản để sinh lời của FPT năm 2019 khá tốt. Trong giai đoạn 2019-2021, ROA của công ty dao động ở mức 5 - 10%. Trong tương lai CNG nên có những biện pháp hiệu quả hơn để nâng cao ROA.

KẾT LUẬN: Khi mà mức giảm giá bán ra mạnh gần gấp đôi so với mức sụt giảm giá vốn dẫn đến các chỉ tiêu về khả năng sinh lời sụt giảm trong năm 2020, thì sang đến năm 2021, các tỷ số sinh lời đều cải thiện khá so với năm trước.

2.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

52

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 49 86 73

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ngày) 5 4 7

Vòng quay khoản phải thu (vòng) 9,54 7,17 7,26

Kỳ luân chuyển khoản phải thu (ngày)

37,7 50,2 49,6

Vòng quay nợ phải trả (vòng) 8,00 6,01 5,63

Kỳ luân chuyển nợ phải trả 45 59,9 64

Vòng quay hàng tồn kho thể hiện hàng tồn kho được sản xuất và bán nhanh như thế nào, thể hiện hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2019-2021, vòng quay hàng tồn kho thấp nhất là năm 2019 với 49 vòng/năm. Đến năm 2020 đạt chỉ số cao nhất trong giai đoạn với 86 vịng/năm. Có thể thấy trong năm này cơng ty đã có năng lực quản trị hàng tồn kho tốt; những chính sách để tối ưu số vòng quay hàng tồn kho như khuyến mãi sản phẩm, đàm phán với các nhà cung cấp để giảm giá hàng nhập kho tiết kiệm chi phí đầu vào năng lực quản trị hàng tồn kho tốt. Tuy nhiên nếu công ty hệ số này q cao cũng khơng tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.

Thời gian luân chuyển hàng tồn kho lâu hay nhanh phản ánh công ty không bán được hàng hay bị tồn kho ứ đọng. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho của CNG trong giai đoạn 2019-2021 thấp lần lượt là 5 ngày, 4 ngày và 7 ngày. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.

53

Vịng quay khoản phải thu thể hiện chính sách thu nợ khách hàng của doanh nghiệp và mức độ thành công của doanh nghiệp trong việc quản lý khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu của CNG (2019-2021) tăng giảm không đều qua từng năm: năm 2019 là 9,54 (vòng/năm), năm 2020 là 7,17 (vòng/năm) và năm 2021 là 7,26 (vịng/năm). Với mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ và doanh thu, cũng như mở rộng mạng lưới khách hàng, CNG Việt Nam đã áp dụng những chính sách ưu đãi trong khâu bán hàng như nới lỏng tín dụng. Điều này dẫn đến kỳ luân chuyển khoản phải thu tăng nhẹ từ 36,6 ngày lên 37,7 ngày trong năm 2019. Năm 2020, kỳ luân chuyển khoản phải thu tăng nhẹ từ 37,7 ngày trong năm 2019 lên 50,2 trong năm 2020. Năm 2021 là một năm khó khăn đối với hầu hết khách hàng của CNG Việt Nam nên Công ty đã áp dụng đã áp dụng triệt để các chế độ ưu đãi trong bán hàng như nới lỏng tín dụng. Vì vậy, kỳ luân chuyển khoản phải thu vẫn đứng ở mức 50 ngày trong năm 2021.

Vòng quay nợ phải trả thể hiện là chỉ số phản ánh khả năng thanh tốn ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết tốc độ mà doanh nghiệp thanh tốn công nợ cho các nhà cung cấp. Giai đoạn 2019-2021, vòng quay nợ phải trả giảm dần qua các năm: năm 2020 là 6,01 vòng (giảm 24,88%so với năm 2019), năm 2021 là 5,63 vòng (giảm 6,32% so với năm 2020). Đồng thời, kỳ luân chuyển nợ phải trả cũng tăng từ 45 ngày lên 64 ngày. Kỳ luân chuyển nợ phải trả của Công ty trong năm 2019 tăng nhẹ lên 45 ngày, so với 44,3 ngày trong năm 2018. Nguyên nhân đến từ việc công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong năm 2019, và sự tăng giá của nguồn khí đầu vào. Đến năm 2020, Kỳ luân chuyển nợ phải trả tăng nhẹ lên 59,9 ngày. Việc tiếp tục duy trì xu hướng tích cực trong những năm qua đã thể hiện được tính ổn định trong việc sử dụng tài sản hiệu quả của Công ty. Kỳ luân chuyển nợ phải trả tăng nhẹ lên gần 64 ngày do Công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong năm vừa qua.

54

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cng việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)