Trong thời kỳ này cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã và đang bộc lộ những hạn chế, để khắc phục Nhà nước đang nghiên cứu thử nghiệm, cải cách quản lý kinh tế, cụ thể:
Tại Hội nghị lần thứ IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 12/1980 đã quyết định “mở rộng việc thực hiện và hồn thiện các hình thức khốn sản phẩm trong nơng nghiệp”.
Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ nguyên tắc khốn với nội dung khốn 3 khâu: khốn chi phí, khốn cơng điểm và khốn sản phẩm. Mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp, quy định về việc tổ chức ruộng đất cho đội sản xuất, cho nhóm người lao động để thực hiện sản lượng khoán, tránh để đồng ruộng chia cắt manh mún. Diện tích giao khốn cho người lao động phải hợp lý và ổn định trong vòng 3 năm để họ yên tâm canh tác trên diện tích đó. Chỉ thị này đã mở ra một khả năng mới cho xã viên được quyền sử dụng đất trong khn khổ rộng rãi hơn, nó đã lơi cuốn các xã viên hăng hái lao động tạo ra sản phẩm. Đây là một bước chuyển biến có ý nghĩa về chính sách ruộng đất. [12]
Trong lâm nghiệp, Hội đồng Bộ trưởng đã đề ra Quyết định số 184/HĐBT ngày 06/11/1982 có những điểm rất mới đó là: đối tượng được giao đất, giao rừng thì mở rộng hơn trước, các hộ gia đình cá nhân cũng được Nhà nước giao đất cho, với mức đất và diện tích rừng được xác định cho từng đối tượng cụ thể sau:
- Giao đất cho tập thể kinh doanh thì khơng hạn chế khả năng sử dụng được bao nhiêu thì giao bấy nhiêu.
- Các hộ gia đình, cá nhân ở miền núi được giao từ 200 m2 đến 2.500 m2, ngoài ra gia đình cịn có thể nhận đất trống đồi núi trọc để trồng rừng theo quy hoạch.
Còn quyền lợi của tập thể, cá nhân được quy định như sau:
- Rừng của tập thể trồng hoặc cải tạo bằng vốn và sức lao động tự có của mình thì khi khai thác có thể sử dụng 20 - 30% sản phẩm chính đối với rừng cải tạo, số cịn lại phải bán cho Nhà nước.
- Rừng của cá nhân trồng khi thu hoạch phải nộp cho HTX 20% sản phẩm chính, trong số 80% cịn lại, cá nhân được sử dụng 30% còn 70% cá nhân phải bán lại cho Nhà nước theo giá thoả thuận.
- Đối với sản phẩm nông - lâm nghiệp kết hợp thì cá nhân được hưởng toàn bộ. Thực hiện quyết định trên, một số địa phương đã giao đất, giao rừng cho HTX và nhân dân kinh doanh, nhưng chưa có nhận thức đúng tầm quan trọng và chưa có kinh nghiệm chỉ đạo nên chưa phát huy được tác dụng tích cực của chính sách này. Nếu khơng có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì rừng vẫn bị tàn phá và hậu quả sẽ rất nghiêm trọng và môi trường sinh thái bị tác động xấu về nhiều mặt.
Chính vì vậy, ngày 12/11/1983 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 290- CT/TW về đẩy mạnh giao đất, giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo phương pháp nơng - lâm kết hợp.
Ngày 18/01/1984, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 35/CP- TW về việc khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhà nước cho phép các hộ gia đình nơng dân tận dụng mọi nguồn phát triển đất mà HTX, nông trường chưa sử dụng hết để đưa vào sản xuất. Nhà nước không đánh thuế sản xuất kinh doanh đối với kinh tế hộ gia đình, chỉ đánh thuế tái sinh đất
phục hố được miễn thuế trong vịng 5 năm, hộ gia đình nơng dân được tiêu thụ các sản phẩm làm ra.
Kết quả giao đất, giao rừng trong thời kỳ 1980 - 1986 (tính đến năm 1986) như sau:
- Diện tích:
Đất có rừng là: 1.758.356 ha, đất đồi núi trọc là: 2.685.474 ha. - Đối tượng được giao đất:
+ Số HTX được giao là: 5.722 HTX.
+ Số tập đoàn sản xuất đã được giao là: 2.277 tập đoàn. + Số cơ quan, trường học được giao là: 610 tổ chức. + Số hộ được giao đất, giao rừng là: 770.785 hộ.
* Diện tích đất đã đưa vào kinh doanh là: 1.283.112 ha, trong đó trồng rừng 860.028 ha, vườn rừng: 342.084 ha (theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).[6] [15] [16]