b) Những quy định về giao đất lâm nghiệp
2.3.3. Tình hình sử dụng đất sau khi giao đất
Sau khi giao đất nơng lâm nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, thì người nơng dân thực sự làm chủ trên đất được giao, họ yên tâm đầu tư lao động và vốn vào phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
Dưới tác động của chính sách cùng với cách làm và bước đi thích hợp, nên phần lớn đất nơng nghiệp đã được giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình và cá nhân, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế đặc biệt là nông dân phát huy cao độ tiềm năng của đất đai, đưa lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống xã hội được cải thiện, nạn đói triền miên ở các vùng nơng thơn cơ bản được đẩy lùi, đồng thời góp phần bảo vệ mơi trường.
Đến năm 2010, diện tích đất nơng nghiệp cả nước có 26.226 nghìn ha, tăng 4.693 nghìn ha so với năm 2000, trong đó:
Đất sản xuất nơng nghiệp, tăng 556 nghìn ha (năm 2000 có 9.570 nghìn
ha, đến năm 2010 có 10.126 nghìn ha), đất trồng lúa nước giảm 270 nghìn ha (năm 2000 có 4.268 nghìn ha, năm 2010 có 3.998 nghìn ha). Đất lúa nước tuy
giảm nhưng năng suất lúa tiếp tục tăng từ 42,4 tạ/ha lên 52,3 tạ/ha, sản lượng lúa tăng từ 32,5 triệu tấn lên 38,9 triệu tấn. Bình quân đạt 449 kg thóc/người/năm đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đồng thời đưa Việt
Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Đất lâm nghiệp, năm 2010 có 15.366 nghìn ha, tăng 3.790 nghìn ha so với năm 2000, trong đó: đất rừng phịng hộ có 5.795 nghìn ha, tăng 397 nghìn ha so với năm 2000; đất rừng đặc dụng có 1.443 nghìn ha; đất rừng sản xuất có 4.734 nghìn ha.
- Tình hình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của cả nước trong 5 năm qua tương đối tích cực và đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội; trong đó, các loại đất sản xuất nơng nghiệp có giá trị kinh tế cao năm 2010 đều tăng mạnh so 2005 (đất trồng cây lâu năm tăng 635.061 ha). Một bộ phận khá lớn đất trồng lúa nước 1 vụ kém hiệu quả đã được chuyển sang trồng rau, màu, ni trồng thủy sản và các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao [3] .
Do việc giao đất lâm nghiệp, khoán rừng được đẩy mạnh, nên đã góp phần bảo vệ, phục hồi và trồng mới rừng, đưa diện tích đất lâm nghiệp có rừng trong giai đoạn 1995 - 2000 tăng. Độ che phủ tăng từ 32,61% (năm 1995) lên 35,08% (năm 2000) và 39,10% (năm 2010), góp phần rất quan trọng vào sự phát triển ổn định của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mịn đất và hạn chế tác hại của thiên tai [3]
Khi vấn đề lương thực, thực phẩm được giải quyết thì nạn phá rừng cũng dần dần được hạn chế, việc trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và trồng rừng phân tán trong khu dân cư, được quan tâm và ngày càng phát triển [29].
Tất cả những điều đó nói lên rằng: chính sách giao đất nơng lâm nghiệp cho hộ nơng dân, sử dụng ổn định lâu dài là sự đổi mới tích cực, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ môi trường bền vững cho tương lai.
Tuy nhiên, theo [19], chính sách giao đất nơng, lâm nghiệp cho hộ nơng dân, sử dụng ổn định lâu dài khi triển khai thực hiện trên thực tế cho ta thấy một số vấn đề nổi cộm sau:
- Việc giao đất giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân đã nhận được sự ủng tích cực của chính quyền các cấp và người dân. Đây là chủ trương đúng đắn, góp phần nâng cao quyền tự chủ của hộ gia đình, cá nhân, tạo động lực, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Để đảm bảo công bằng cho các hộ gia đình, cá nhân nên yêu cầu chia đất phải đảm bảo
“có tốt”, “có xấu”, “có xa”, “có gần”, “có cao”, “có thấp”. Vì vậy, đất đai trở nên manh mún, chia cắt, cản trở cho quá trình sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
- Chủ trương khuyến khích thực hiện dồn điền đổi thửa đã được ban hành kịp thời, hạn chế phần nào tình trạng manh mún trong sản xuất nông nghiệp, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề cho việc tích tụ đất đai theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng.
- Thời hạn giao đất 20 năm đối với đất trồng cây hàng năm là khoảng
thời gian khá dài, giúp hộ gia đình, cá nhân yên tâm thực hiện canh tác trên phần đất đã được giao. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay khi thời hạn giao đất sắp sửa kết thúc, cần có chính sách rõ ràng về thời hạn giao đất, nên tiếp tục gia hạn, cho thuê vĩnh viễn hay chia lại. Khi được hỏi về vấn đề này có 55% số hộ gia đình cá nhân cho biết không muốn chia lại đất, trong khi đó chỉ có 38% số người được hỏi muốn chia lại đất.
- Hiện nay vẫn còn có một vấn đề cản trở đến việc thuê đất công ích. Theo quy định hiện hành, thời hạn thuê đất không quá 5 năm. Khoảng thời gian 5 năm là phù hợp với thời hạn của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng, địa phương và cả nước. Đây cũng là khoảng thời gian tương ứng của với nhiệm kỳ của bộ máy tổ chức chính quyền nên cũng tiện lợi cho công tác quản lý. Để sử dụng có hiệu quả đất công ích, thông thường chủ thể thuê đất phải bỏ vốn đầu tư ở mức độ nhất định nhằm cải tạo đất. Khoảng thời gian 5 năm là chưa đủ chủ thể thuê đất mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vì thời gian chưa đủ để thu hồi vốn đầu tư. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 1/4 (25%) số hộ đồng ý, nhất trí với thời hạn thuê “dưới 5 năm” trong khi 37% số hộ mong muốn thời hạn “5-10 năm” và 38% số hộ mong muốn “trên 10 năm”.
- Về hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, kết quả điều tra cho thấy các hình thức hỗ trợ chủ yếu là miễn giảm thủy lợi phí, được học nghề và vay vốn. Hỗ trợ phổ phiến nhất là được học nghề, chiếm tổng cộng 1/3 số hộ (33%), trong đó “học nghề nhưng không có việc chiếm gần 1/5 (19%), “được học nghề nhưng có việc không ổn định” (8%) và “được học nghề nhưng có việc ổn định” (6%). Hỗ trợ bằng miễn giảm thủy lợi phí, chiếm 21% hay xấp xỉ 1/5 số hộ. 1/6 (17%) số hộ cho biết đã nhận được hỗ trợ dưới hình thức “vay vốn”.
Các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ bằng đất nông nghiệp là rất nhỏ, chỉ chiếm 1%.