4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
a) Thực trạng phát triển đơ thị
Xín Mần có 1 thị trấn duy nhất là Cốc Pài, diện tích tự nhiên 1.643,26 ha, với chức năng và vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của huyện nên thị trấn được đầu tư phát triển, mở rộng theo các trục giao thông, bộ mặt kiến trúc đô thị được chỉnh trang, cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng, vị trí đơ thị ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, trong trong đơ thị diện tích đất nơng nghiệp chiếm
90% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 50%; tỷ lệ đất phi nông nghiệp của thị trấn chỉ đạt 8,27% diện tích tự nhiên. Đơ thị vẫn mang dáng dấp nông thôn miền núi.
b) Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Dân cư của Xín Mần chủ yếu sinh sống theo các bản làng, với tổng dân số nông thôn là 47.741 người. Hệ thống dân cư nơng thơn của Xín Mần phân bố không đồng đều, mật độ dân số dao động từ 49 người/km2 (Quảng Nguyên) đến 199 người/km2 (Bản Díu). Các điểm dân cư của huyện được sắp xếp thành các hình thái có các đặc điểm cơ bản là dân cư vùng biên và dân cư nông thôn ngoài vùng biên.
Hầu hết dân cư các xã vùng biên là người dân tộc thiểu số, có khoảng hơn 10 dân tộc anh em sinh sống, ngành nghề chủ yếu là nơng nghiệp, mật độ dân cư thưa thớt, bình qn tồn vùng khoảng 72 người/km2. Nhìn chung, các khu dân cư vùng biên phân bố trên địa hình chủ yếu là núi đá vơi, bị chia cắt mạnh, đất canh tác bị rửa trôi nên độ màu mỡ thấp, điều kiện khí hậu bất lợi với các hiện tượng thời tiết bất thường như mưa đá, lũ quét trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô; cơ sở hạ tầng cịn thiếu nhiều, giao thơng đi lại khó khăn với các tuyến đường dân sinh chủ yếu là đường mòn, nguồn nước sinh hoạt và nước phục vụ cho sản xuất thiếu nhất là trong mùa khơ,… Những hạn chế, khó khăn trên là nguyên nhân làm cho đời sống đại bộ phận dân cư vùng biên thấp với mức thu nhập bằng khoảng 50 - 60% mức chung của huyện.
Khu dân cư nơng thơn ngồi khu vực vùng biên, dân cư sống rải rác không tập trung, chủ yếu canh tác lúa, ngô và trồng màu. Các điểm dân cư nơng thơn ngồi khu vực vùng biên ở huyện miền núi Xín Mần đời sống cịn thấp, điều kiện xã hội và kỹ thuật hạ tầng chưa phát triển. Việc xây dựng phát triển hạ tầng nơng thơn (nhất là theo tiêu chí nơng thơn mới) cịn chậm và mang tính tự phát, chưa có sự quản lý của Nhà nước.