9. Đồng ý với chính sách giao đất ?
4.4.5.1. Những tồn tại về phía cơ quan quản lý Nhà nước
Giao đất, giao rừng là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước ta, nhằm gắn đất đai với người sử dụng đất. Từ đó, Nhà nước có cơ sở để “nắm
chắc, quản chặt” nguồn tài nguyên đất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã
hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sau khi thực hiện chính sách đã bộc lộ một số tồn tại sau:
- Quá trình giao đất, giao rừng mới chỉ thực hiện được giao phần diện tích và vị trí lơ đất ở ngồi thực địa cho các hộ gia đình, nhưng chưa xác định được rõ ràng ranh giới và vị trí lơ đất trên bản đồ. Qua phỏng vấn ở 400 hộ có 146/400 hộ (36,50%) trả lời họ chưa nắm được rõ cụ thể thửa đất của nhà mình trên bản đồ. Lý do là khi giao đất, giao rừng việc trích lục thửa đất chưa đầy đủ, thiếu các thửa đất giáp ranh, bên cạnh đó chưa giải thích cho người dân được rõ ràng.
- Công tác tổ chức quản lý sản xuất sau khi giao đất của Nhà nước cịn có nhiều hạn chế, việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất diễn ra còn chậm hoặc chưa thực hiện được, việc tổ chức tập huấn hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho người dân chưa kịp thời và thường xuyên dẫn đến tình trạng sau khi nhận đất nhận rừng người dân rất lúng túng để lựa chọn một hình thức sản xuất hợp lý ở thời gian đầu, hiệu quả sản xuất của một số hộ gia đình rất thấp, đất đai bị thối hố, rửa trơi, rừng khơng được bảo vệ tốt.
- Công tác dự báo định hướng sản xuất thực hiện chưa tốt, sản phẩm đầu ra của nhân dân chưa bảo hộ bao tiêu một cách thường xuyên và hợp lý, dẫn đến tình trạng thừa thiếu, giá cả bấp bênh. Từ đó, gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý sản xuất của người dân, các nhà máy chế biến nông sản.