Candida guilliermondi (mã số: 18)

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng của các chủng nấm candida sp. phân lập được trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo tại bệnh viện phong và da liễu tỉnh sơn la (Trang 53 - 57)

9 45 Màu hồng tím 10400 C.glabrata

2.3.5. Candida guilliermondi (mã số: 18)

Mẫu đại diện: Hoàng Thị Uân - Mã số 18.

- Triệu chứng lâm sàng: Cách khoảng 6 tuần trước khi đến khám bệnh nhân thấy ngứa vùng âm hộ, đi tiểu thấy nóng rát, đau vùng bụng dưới. Không có kinh nguyệt đã 2 tháng nhưng đi khám sản khoa không có thai . Khám âm hộ đỏ, âm đạo và cổ tử cung viêm đỏ. Khí hư nhiều, có dịch nhầy, màu trắng ngà, có mùi hôi.

- Xét nghiệm soi tươi và nhuộm Gram thấy nhiều tế bào nấm hình bầu dục, kích thước khoảng (2 - 4µm) x (3 - 5 µm), tế bào nấm bắt mầu Gram dương, trên tiêu bản còn thấy nhiều trực khuẩn gram dương.

- Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud: Khuẩn lạc tròn, phẳng, nhẵn màu vàng kem.

- Thử nghiệm tạo ống mầm: Âm tính

Hình 14: Tế bào nấm Candida guilliermondi trên tiêu bản nhuộm Gram

- Thử nghiệm tạo bào tử màng dày: Âm tính - Thử nghiệm trên môi trường Chromaga:

- Thử nghiệm hấp thu đường: Hấp thu nhiều loại đường - Thử nghiệm lên men đường: Glucose, Saccharose, Rafinose

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 33 bệnh nhân nhiễm nấm Candida âm đạo trong thời gian từ 10/2012 - 6/2013 tại phòng khám Bệnh viện Phong và Da liễu Sơn La chúng tôi có một số kết luận như sau:

1. Tỷ lệ nhiễm nấm Candida âm đạo cao nhất ở lứa tuổi từ 20-39 tuổi chiếm 88% bệnh nhân.

2. Số bệnh nhân là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất: 48,5%, số bệnh nhân có trình độ THCS và PTTH chiếm tỷ lệ cao nhất: 51,5%.

3. Tỷ lệ bệnh nhân cư trú tại thị trấn,thành phố ít hơn so với bệnh nhân cư trú tại các huyện,xã.

4. Số bệnh nhân sử dụng nước giếng, suối nhiễm nấm cao hơn so với bệnh nhân sử dụng nước máy.

5. Số bệnh nhân có pH âm đạo từ 4,6 - 6,5 có tỷ lệ cao nhất 63,7%. 6. Bệnh nhân đến khám sau khi nhiễm bệnh trên 1 tuần đến dưới 4 tuần chiếm tỷ lệ 60,6%, trên 4 tuần chiếm tỷ lệ 20,7%.

7. Các triệu chứng cơ năng như: ngứa chiếm tỷ lệ 81,8% bệnh nhân, đau hoặc rát vùng âm hộ, âm đạo chiếm tỷ lệ 87,9% bệnh nhân.

8. Bệnh nhân nhiễm nấm chủ yếu có khí hư đặc, bột chiếm tỷ lệ 69,6%. 9. Định loại được 5 loài Candida gây viêm âm đạo, trong đó C. albicans chiếm đa số trong tổng số bệnh nhân nhiễm nấm (60,6%), sau đó đến

C.glabrata (21,2%) và C.tropicalis (12,2%), C. inconspicua C. guillinemondi mỗi loài chỉ chiếm 3%.

KIẾN NGHỊ

1. Tuyên truyền các biện pháp dự phòng làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh phụ khoa như sử dụng nước sạch để vệ sinh, sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc, chú ý những triệu chứng như ngứa nhiều ở bộ phận sinh dục, ra nhiều khí hư đặc,bột…Nên có các hình thức tuyên truyền như phát thanh bằng tiếng dân tộc Thái,Mông; in tờ rơi tuyên truyền bằng chữ dân tộcThái.

2. Triển khai công tác khám phát hiện sớm nhiễm nấm Candida âm đạo tại cộng đồng, đặc biệt quan tâm giúp đỡ các cơ sở y tế tuyến xã để phát biện bệnh và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh. 3. Sớm triển khai kỹ thuật nuôi cấy, định danh nấm và các vi khuẩn gây

bệnh tại Bệnh viện Phong và Da liễu Sơn La để kịp thời xác định tác nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả.

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng của các chủng nấm candida sp. phân lập được trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo tại bệnh viện phong và da liễu tỉnh sơn la (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w