KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1.6. Thời gian bị bệnh
Bảng 9. Thời gian từ khi bị bệnh đến khi đi khám Thời gian bị bệnh Bệnh nhân nhiễm nấm/Bệnh nhân có HCTDÂĐ
nhân nhiễm nấm nhân có HCTDÂĐ nhiễm nấm (%) bệnh nhân có HCTDÂĐ cùng nhóm (%) Dưới 1 tuần 6 50 18,1 12,0 Trên 1 tuần 20 161 60,6 12,5 Trên 4 tuần 7 13 21,3 53,8 Tổng số 33 224
Thời gian bị bệnh được tính từ khi bắt đầu bị bệnh đến lúc bệnh nhân đi khám. Thời gian bị bệnh rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến các biến chứng sau này. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số bệnh nhân nhiễm nấm cũng như bệnh nhân có HCTDÂĐ đến khám sau khi bị bệnh trên 1 tuần chiếm đa số là 20 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 60,6% trong tổng số bệnh nhân nhiễm nấm, bệnh nhân đến khám sau khi bị bệnh trên 4 tuần là 7 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 21,3%. Trong khi đó số bệnh nhân đến khám sớm trong vòng 1 tuần chỉ có 6 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ thấp nhất 18,1%. Như vậy số bệnh nhân đến khám muộn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Ta biết rằng nhiễm nấm có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, bứt rứt, khó chịu làm bệnh nhân đi khám ngay. Nhưng ở một số bệnh nhân nhiễm nấm cũng có thể chưa có biểu hiện triệu chứng trong một thời gian dài mà công tác khám sức khoẻ định kỳ ở một số nơi chưa được thực hiện thường xuyên nên phải đến khi có triệu chứng bệnh nhân mới đi khám. Với thời gian bị bệnh lâu như vậy mới được khám và chữa sẽ để lại nhiều hậu quả có thể xẩy ra, nhất là khi nhiễm nấm kết hợp với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Chính sự tồn tại lâu dài của bệnh sẽ dễ dàng dẫn đến các biến chứng như viêm tử cung, phần phụ có thể dẫn đến vô sinh. Mặt khác thời gian bị bệnh dài sẽ là nguồn lây cho chồng hay bạn tình. Vì vậy cần thiết phải có chương trình giáo dục sức khoẻ, giáo dục tình
dục an toàn phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhằm hạn chế lây lan và gây ra các hậu quả không tốt cho sức khỏe của người bệnh.