Kết quả định loại các chủng nấm Candida

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng của các chủng nấm candida sp. phân lập được trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo tại bệnh viện phong và da liễu tỉnh sơn la (Trang 46 - 47)

9 45 Màu hồng tím 10400 C.glabrata

2.2.3.Kết quả định loại các chủng nấm Candida

Bảng 16: Kết quả định loại các chủng nấm Candida

Tên loài Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

C. albicans 20 60,6 C.glabrata 7 21,2 C. tropicalis 4 12,2 C. inconspicua 1 3,0 C. guillinemondi 1 3,0 Tổng số 33 100

Đánh giá qua quan sát bằng trực quan các đặc trưng hình thái bên ngoài của khuẩn lạc như: hình dạng, kích thước, màu sắc…khi nuôi cấy trên môi trường Sabouraud và kết quả nghiên cứu qua các thử nghiệm cho thấy tỷ lệ viêm âm đạo do nấm C. albicans chiếm đa số trong tổng số bệnh nhân nhiễm nấm (60,6%), sau đó đến C.glabrata (21,2%) và C.tropicalis (12,2%)

C. inconspicua C. guillinemondi mỗi loài chỉ chiếm 3%. Kết quả của chúng tôi tương đối phù hợp với Nguyễn Thị Thanh Huyền trong một nghiên cứu về tình hình, nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng của hội chứng tiết dịch đường sinh dục ở phụ nữ đến khám tại Viện Da liễu (2001-2002) thấy tỷ lệ nhiễm nấm âm đạo là 24,4% trong tổng số bệnh nhân có hội chứng tiết dịch đường sinh dục. Trong đó C. albicans 46%, C. glabrata 22%, C. tropicalis

16%, C.krusei 4%, C. stellatoide 4%, C. gluillermondii 2%, C. geotrichum

2% [20], cũng phù hợp với nghiên cứu của Pfaller,M.A và cs khi nghiên cứu 256,882 chủng Candida phân lập được từ 142 trung tâm y tế thuộc 41 nước, từ 6/1997 đến 12/2007 (24 vùng thuộc châu Á Thái Bình Dương, 16 vùng thuộc Mỹ Latin, 18 vùng thuộc châu Âu, 11 vùng thuộc Châu Phi-Trung Đông và 13 vùng thuộc Bắc Mỹ) nhận thấy tỷ lệ nhiễm C. albicans là 65,3%

(70.9% từ 1997-2000; 62,9% từ 2001-2004 và 65% từ 2005-2007); C. glabrata là 11.3% (10.2% từ 1997-2000; 11.5% từ 2001-2004 và 11.7% từ 2005-2007); C.tropicalis là 7.2% (5.4% từ 1997-2000; 7.5% từ 2001-2004 và 8% từ 2005-2007); C. inconspicua là 0.2% (0.02% từ 1997-2000; 0.2% từ 2001-2004 và 0.3% từ 2005-2007); C. guilliermondii là 0,7% (0.7% từ 1997- 2000; 0.8% từ 2001-2004 và 0.6% từ 2005-2007) [52].

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng của các chủng nấm candida sp. phân lập được trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo tại bệnh viện phong và da liễu tỉnh sơn la (Trang 46 - 47)