.Các nhân tố của bảng hỏi hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương quan giữa nhận thức về sức khỏe tâm thần và hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 46)

Nguồn tìm kiếm Nhân tố

1 2

f. Chuyên gia tâm lý .938

g. Bác sĩ tâm thần .912

h. Bệnh viện (khám thực thể) .782

i. Dịch vụ tư vấn trên tổng đài .510

a. Người thân trong gia đình .446

k. Bạn học cùng lớp .632

c. Bạn trai – gái .597

m. Bạn quen qua các diễn đàn, mạng xã hội (face,

zalo…) .422

d. Thầy cô giáo .490

b. Bạn (thân) .358

Kết quả thu được từ bảng 2.2 cho thấy có 2 nhân tố của hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề sức khỏe tâm thần được tìm ra với phương sai bằng 50,1%. Điều đó có nghĩa 2 nhân tố này có thể giải thích 50,1% biến thiên của các biến quan sát.

Nhân tố 1

Đối với nhóm nhân tố 1, có 5 items chiếm 31,265% của phương sai bao gồm các biến: Chuyên gia tâm lý; Bác sĩ tâm thần; Bệnh viện (khám thực thể); Dịch vụ tư vấn trên tổng đài; Người thân trong gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột). Với những nội dung này chúng tơi gọi là Tìm kiếm nguồn trợ giúp chính thống.Với

hệ số tin cậy Cronbach’s alpha = 0.830 > 0.6, cho thấy độ tin cậy rất cao. Có nghĩa là nhân tố đáp ứng độ tin cậy để tiếp tục tiến hành thân tích nhân tố ở những khía cạnh khác.

Nhân tố 2

Ở nhân tố thứ 2, có 5 items chiếm 43,33% của phương sai, bao gồm các biến: Bạn học cùng lớp; Bạn trai – gái; Bạn quen qua các diễn đàn, mạng xã hội

(face, zalo…); Thầy cơ giáo; Bạn (thân). Nhóm nhân tố này là tập hợp các nguồn hỗ trợ khác liên quan đến những mối quan hệ sẵn có trong cuộc sống. Đối với những lựa chọn này chúng tơi gọi là Tìm kiếm nguồn trợ giúp khơng chính

thống.Với hệ số tin cậy Cronbach’s alpha = 0.623 > 0.6, đạt yêu cầu về dộ tin

cậy của thang đo.

Như vậy, từ kết quả phân tích nhân tố, chúng tơi tìm ra được 2 nhân tố cho hành vi tìm kiếm trợ giúp là nhân tố “nguồn tìm kiếm khơng chính thức” và “nguồn tìm kiếm chính thức”.

2.2.3 Phương pháp thống kê

Để trình bày và phân tích số liệu, nghiên cứu sử dụng chương trình phần mềm thống kê SPSS.

Các thơng số và phép tốn thống kê sử dụng trong nghiên cứu này là:

- Phân tích sử dụng thống kê mô tả với các chỉ số: điểm trung bình cộng (mean); độ lệch chuẩn (standardizied devation); giá trị lớn nhất; giá trị nhỏ nhất; biểu diễn bằng biểu đồ và đồ thị.

- Phép kiểm định giá trị trung bình so với các biến độc lập: T-test; one-way Anova. Nhằm trả lời cho câu hỏi giữa hai hay nhiều nhóm điểm trung bình của một biến phụ thuộc có bị ảnh hưởng hoặc có khác biệt nào đó với các biến độc lập không.

- Phép kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá độ tin cậy của những items trong thang đo, giữ lại những items đáp ứng đủ điều kiện.

- Phép phân tích nhân tố nhằm tìm ra những nhân tố của hành vi tìm kiếm

trợ giúp.

- Phân tích tương quan giữa thang đo MHLS, hành vi TKTG và những tiểu thang đo, nhằm chỉ ra tương quan giữa chúng.

2.3. Mẫu nghiên cứu

2.3.1. Xác định địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu chúng tôi lựa chọn là 2 trường THPT tại TP.Hà Nội và 2 trường THPT tại tỉnh Hưng Yên, trong đó mỗi địa bàn sẽ có 1 trường THPT công lập và 1 trường THPT dân lập, cụ thể là:

 TP.Hà Nội bao gồm: trường THPT Nhân Chính (cơng lập); trường THPT FPT (dân lập).

 Tỉnh Hưng Yên bao gồm: trường THPT Yên Mỹ (công lập); trường THPT Hồng Bàng (dân lập).

TP.Hà Nội tập trung vào những nơi đang trong q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, phát triển hơn cả về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần.

Tỉnh Hưng Yên là một tỉnh nhỏ đang vươn lên phát triển về văn hóa, kinh tế và xã hội.

Với mong muốn so sánh 2 khu vực sinh sống khác nhau và giữa 2 hình thức giáo dục khác nhau giữa công lập và dân lập nhằm phân tích các biến độc lập có ảnh hưởng đến nhận thức về SKTT và hành vi của các em học sinh THPT. Từ đó chỉ ra thực trạng vấn đề về nhận thức về SKTT và hành vi TKTG cho vấn đề SKTT của học sinh THPT.

2.3.2.Quy trình thu thập số liệu

- Khi đã xác định được địa bàn nghiên cứu, nghiên cứu viên xin giấy giới thiệu của Trường Đại học Giáo Dục – ĐHQGHN rồi liên lạc với các trường được lựa chọn để nhận được sự chấp thuận của trường.

- Sau khi được sự đồng ý cho phép của Ban giám hiệu, chúng tôi triển khai phát phiếu tại 4 trường, mỗi trường chúng tôi phát ra 105 phiếu, chia đều cho 3 khối, bốc thăm lấy ra 50% số lớp/mỗi khối và mỗi khối phát ra 35 phiếu.

- Sau đó chúng tơi liên lạc với giáo viên các lớp được lựa chọn để phát phiếu cho học sinh. Đối với mỗi lớp, chúng tôi phát ra từ 6- 7 phiếu điều tra (tùy vào số lượng học sinh có mặt trên lớp). Học sinh của từng lớp được lựa chọn theo cách phát phiếu nhảy cách theo quy tắc, cụ thể phiếu đầu tiên được phát cho bạn học sinh ngồi ở vị trí thứ 3 bàn đầu tiên của dãy bàn tính từ ngồi vào trong và cứ cách 6 bạn sẽ phát ra 1 phiếu cho đến hết sĩ số học sinh của lớp.

- Học sinh được hướng dẫn làm phiếu vào giờ truy bài. Phiếu được học sinh tự làm và được thu lại vào đầu tiết 2 của buổi học.

- Sau khi học sinh trả lời xong chúng tôi thu lại và kiểm tra kỹ đảm bảo phiếu đã được trả lời đầy đủ.

2.3.3. Mẫu nghiên cứu thu thập được trên thực tế:

Mẫu nghiên cứu gồm 420 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 trên 4 trường: Trường THPT Nhân Chính, THPT FPT, THPT Yên Mĩ và THPT Hồng Bàng. Số phiếu thu về 390 phiếu, như vậy có 30 phiếu bị từ chối tham gia nghiên cứu. Từ 390 phiếu được thu về, chúng tôi tiếp tục lọc phiếu và chỉ giữ lại những phiếu đạt chất lượng để đưa vào phân tích số liệu. Những phiếu được coi là khơng đạt chất lượng nếu có một trong những lỗi như: Phiếu điền theo hình rích rắc; phiếu điền cùng 1 đáp án chiếm 50% số câu trả lời, phiếu bỏ trống 30% mục không điền.

Dưới đây là bảng phân phối khách thể dựa trên số phiếu hợp lệ thu được theo trường, khối lớp và giới tính chung được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.3. Phân phối mẫu thu thập đƣợc trên thực tế

Số lƣợng % Trƣờng FPT 62 22.9 Nhân Chính 57 21.0 Hồng Bàng 70 25.8 Yên Mĩ 82 30.3 Tổng 271 100.0 Lớp lớp 10 93 34.3 lớp 11 84 31.0 lớp 12 94 34.7 Tổng 271 100.0 G.tính Nam 140 51.7 Nữ 131 48.3 Tổng 271 100.0 Khu vực sống Nông thôn 141 54.4 Thành thị 123 45.6 Tổng 271 100

Như vậy, từ phần trình bày ở bảng 2.3 cho thấy, tổng số khách thể thực tế là 271 có thể thấy sự phân bố về khách thể theo trường, khối lớp và giới tính như trên là khá đồng đều và thể hiện sự ngẫu nhiên trong mẫu nghiên cứu.

Kết luận chƣơng 2

Nghiên cứu được tiến hành trên 4 trường tại 2 địa bàn nghiên cứu là TP. Hà Nội và Tỉnh Hưng Yên (gồm 2 trường Công lập và 2 trường Dân lập) với mẫu hợp lệ là 271 học sinh THPT trong độ tuổi từ 15 đến 18 ở 3 khối lớp 10, 11, 12.

Dữ liệu thu được sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê toán học với nhiều phép tính khác nhau nhằm đưa ra kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao và khách quan, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu gồm có:

phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn – điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phân tích số liệu SPSS: thống kê mơ tả, phân tích T-test, ANOVA, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố, phân tích tương quan. Như vậy, phương pháp nghiên cứu rất quan trọng để có thể thực hiện thành công một nghiên cứu.Chúng tôi đã cố gắng để đưa ra một bộ công cụ vừa có độ tin cậy, vừa có độ hiệu lực cao để tiến hành nghiên cứu. Chương tiếp theo chúng tơi sẽ trình bày cụ thể về các kết quả nghiên cứu.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng mức độ nhận thức về SKTT của học sinh THPT

3.1.1. Nhận thức về Sức khỏe tâm thần của học sinh THPT

Để đánh giá về thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THPT chúng tôi sử dụng thang đo MHLS được dịch sang tiếng việt và bản tiếng việt được xin ý kiến của một số chuyên gia về tâm lý học, giáo viên về sự phù hợp của thang đo trong bối cảnh Việt Nam nên bảng hỏi của chúng tôi bớt đi 7 items so với bản gốc và chỉ gồm 28 items, mỗi item là một vấn đề nhận thức về Sức khỏe tâm thần, được cho điểm từ 1 đến 4, tương ứng với mức độ tăng dần về tần suất thể hiện mức độ nhận thức. Điểm tổng của toàn bộ thang đo sẽ cho ra một biến số, chúng tơi gọi đó là tổng điểm thơ. Dưới đây là phân phối điểm tổng thô của thang đo:

Bảng 3.1 Giá trị trung bình của tổng thang đo nhận thức về SKTT

Số trường hợp Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

225 36 103 72.7 8.6

Dựa trên kết quả nghiên cứu từ bảng 3.1 cho thấy có 225 học sinh được tính điểm tổng thang đo. Tổng điểm của thang đo MHLS dao động từ 36 đến 103 điểm, có giá trị trung bình bằng 72.7 điểm và độ lệch chẩn là 8.6 điểm, giá trị thiếu 46. Biểu đồ 3.1 cho thấy, hàm phân phối tổng điểm của thang đo có dạng hình chng, điều đó có nghĩa đây là một hàm phân phối chuẩn, nói lên tính khách quan của số liệu và kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê.

Để phân tích sâu hơn kết quả này và chỉ ra được thực trạng mức độ nhận thức của học sinh THPT về SKTT chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Mức độ nhận thức về Sức khỏe tâm thần của học sinh Trung học phổ thông Mức độ nhận thức Số lượng Phần trăm Thấp 29 12.9% Trung bình 164 72.9% Cao 32 14.2% Total 225 100.0

Từ bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 thể hiện mức độ nhận thức của học sinh THPT về SKTT cho thấy, học sinh THPT có mức độ nhận thức trung bình về SKTT chiếm 72.89%, học sinh nhận thức thấp về SKTT chiếm 12.89% và học sinh có nhận thức cao về SKTT chỉ chiếm 14.22%. Điều đó cho thấy, có rất ít học sinh có thể nhận thức tốt những vấn đề về SKTT, chủ yếu các em học sinh THPT có nhận thức ở mức cơ bản về SKTT.Một giả thiết đặt ra, những học sinh nhận thức về SKTT ở mức độ trung bình có hiểu biết cơ bản về SKTT. Do đó có thể nghe, nhìn và phán đốn các vấn đề về SKTT thơng qua những biểu hiện bên ngồi. Tuy nhiên, khả năng hiểu và phân loại các vấn đề về SKTT theo đúng rối loạn tâm thần là khó khăn và khơng chính xác.

3.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thang đo nhận thức về SKTT

Để kiểm định xem các biến độc lập có gây ảnh hưởng đến điểm trung bình của thang đo MHL khơng, chúng tơi thực hiện phép thống kê so sánh giá trị trung bình bằng các phép tính t-test và One-way ANOVA. Kết quả so sánh giá trị trung bình theo trường, tuổi, lớp, giới tính và khu vực sống được thể hiện trong bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của yếu tố nhân khẩu học đến điểm trung bình thang đo MHL Thang đo nhận thức về SKTT n Điểm trung bình Độ lệch chuẩn F Sig Lớp 12 78 71.0288 9.29949 0.869 0.766 10 79 72.7342 7.07009 11 68 74.5772 9.24967 Giới tính Nam 114 102.9786 14.70353 0.858 0.786 Nữ 111 104.9237 12.12792 Khu vực sống Nông thôn 118 71.4216 7.88971 0.933 0.639 Thành thị 104 74.1250 9.34623 Trường THPT Hồng Bàng 54 69.7454 7.68054 1.118 0.277 THPT Nhân Chính 69 73.1812 7.73170 THPT Yên Mỹ 48 73.2500 10.92041 THPT FPT 54 74.5509 7.84811

Ở yếu tố trường học, với hệ số F = 1.118, p = 0.277 > mức có ý nghĩa 0.05 nên yếu tố trường học không ảnh hưởng đến điểm trung bình của thang đo MHL trên học sinh THPT. Điều đó có nghĩa là dù học sinh học ở trường nào trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì việc các em nhận thức về vấn đề SKTT nói chung là không khác nhau.

Ở yếu tố lớp học, với hệ số F = 0.869, p = 0.766 > mức có ý nghĩa 0.05, điều đó cho chúng tơi kết luận, yếu tố lớp học không ảnh hưởng đến điểm trung bình thang đo nhận thức về SKTT, có nghĩa là học sinh là đối tượng nghiên cứu học lớp 10, 11, 12 nhận thức về sức khỏe tâm thần là không khác nhau.

Với hệ số F = 0.858, p = 0.786> mức có ý nghĩa 0.05, nên yếu tố giới tính khơng ảnh hưởng đến điểm trung bình của thang đo nhận thức về SKTT, điều đó có nghĩa là giới tính nam hay nữ đang học THPT nhận thức về Sức khỏe tâm thần khơng có nhiều khác biệt.

Ở yếu tố khu vực sống, với hệ số F = 0.933, p = 0.639 > mức có ý nghĩa 0.05, chúng tơi đưa ra kết luận rằng, khu vực sống của các em học sinh THPT trên phạm vi nghiên cứu không ảnh hưởng đến điểm trung bình của thang đo MHL.

Như vậy, tất cả 4 yếu tố trên đều không tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vì p đều > 0.05. Có nghĩa là trong tất cả các biến độc lập về nhân khẩu học: trường, tuổi, lớp, giới tính, khu vực sống đều khơng ảnh hưởng đến điểm trung bình của thang đo MHLS. Một giả thuyết có thể đưa ra là giữa 3 khối học không chênh lệch nhiều về mặt thời gian, thêm nữa trong chương trình đào tạo của học sinh THPT phần lớn là đào tạo về văn hố, ít chương trình dạy kỹ năng cho trẻ đặc biệt trong các trường học cơng lập. Những chương trình dạy kỹ năng chủ yếu tập trung vào dạy kỹ năng mềm thay vì đan xen một số chuyên đề về SKTT. Do đó, không tạo nên sự khác biệt giữa trường học, lớp. Biến khu vực sống không ảnh hưởng đến điểm trung bình của thang đo MHL, có thể lý giải cho vấn đề này là tại môi trường sống của các em học sinh THPT không tổ chức đào tạo hoặc nâng cao nhận thức về SKTT cho các em học sinh.

3.1.3 Mức độ nhận thức của bốn tiểu thang đo về SKTT của học sinh THPT

Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn thực trạng mức độ nhận thức của học sinh THPT về 4 tiểu thang đo trong thang đo mức độ nhận thức về SKTT hiện nay trên phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam, chúng tôi thực hiện phép thống kê mô tả sau khi đã phân định mức độ nhận thức của học sinh THPT về SKTT và thu được kết quả như sau:

3.1.3.1. Mức độ nhận thức của tiểu thang đo «kiến thức về các rối loạn tâm thần»

Bảng 3.4 Mức độ nhận thức của tiểu thang đo «Nhận diện các rối loạn tâm thần»

Nhận diện các rối loạn tâm

thần n Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 1.Ám sợ xã hội 268 2.3321 .76790 1 2

7. Rối loạn lưỡng cực 262 2.4237 .81173 6. Ám sợ chỗ đông người 271 2.5535 .90467

2.Lo âu lan tỏa 271 2.5793 .76022

5.Trầm cảm mãn tính 271 2.5867 .89383 4.Rối loạn nhân cách 269 2.6914 .93320 3.Rối loạn trầm cảm 270 2.7074 .92041 8.Phụ thuộc chất gây nghiện 269 2.8476 .98638

Từ kết quả 3.4 cho thấy, dựa vào điểm trung bình của tiểu thang đo nhận thức về các rối loạn tâm thần của học sinh THPT khi đối chiếu với 4 mức độ nhận thức trong thang đo (1- rất không chắc chắn; 2- không chắc chắn; 3- chắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương quan giữa nhận thức về sức khỏe tâm thần và hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 46)