Thực trạng hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT của học sinh THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương quan giữa nhận thức về sức khỏe tâm thần và hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 63)

2.3.2 .Quy trình thu thập số liệu

3.2. Thực trạng hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT của học sinh THPT

3.2.1. Thực trạng chung về thang đo hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT

Để đánh giá thực trạng hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT của học sinh THPT, sau khi cân nhắc và thảo luận với chuyên gia, chúng tôi sử dụng thang đo tự thiết kế với 10 items, mỗi item là một nguồn trợ giúp cho vấn đề SKTT. Dưới đây là kết quả thu được từ tổng điểm thô khi nghiên cứu về thực trạng hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT.

Bảng 3.12 Giá trị trung bình của bảng hỏi hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT vấn đề SKTT n Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Hành vi tìm kiếm trợ giúp 190 20.8 5.5 34.8 10

Dựa vào kết quả nghiên cứu từ bảng 3.12 cho thấy có 190 học sinh được tính điểm tổng thang đo, có 81 giá trị thiếu (missing). Tổng điểm dao động trong khoảng từ 10 – 34.8 điểm, có giá trị trung bình là 20.8 và độ lệch chuẩn 5.5. Kết hợp với biểu đồ 3.3 cho thấy, hàm phân phối tổng điểm của bảng hỏi có dạng hình chng, có nghĩa đây là một hàm phân phối chuẩn. Điều này nói lên tính khách quan của số liệu và kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê.

Để phân tích sâu hơn kết quả này và chỉ ra được thực trạng ý định và hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT về SKTT chúng tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 3.4. Hành vi tìm kiếm sự trợ giúp khi có vấn đề về SKTT của học sinh THPT học sinh THPT

Nhìn vào biểu đồ 3.4 cho thấy, học sinh THPT có hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT ở mức trung bình chiếm 63.16%, trong khi chỉ có 17.37% ở mức cao và chiếm 19.47% ở mức thấp. Tỷ lệ này cho thấy, phần lớn học sinh THPT đều hướng đến tìm kiếm trợ giúp khi nhận thấy mình có vấn đề về SKTT.

Để tìm hiểu sâu hơn những nguồn trợ giúp được học sinh THPT ưu tiên lựa chọn, chúng tôi thực hiện phép tính thống kê mơ tả nhằm chỉ ra điểm trung bình của những items trong thang đo, từ đó so sánh giữa các items nhằm chỉ ra những items được học sinh lựa chọn nhiều nhất và kết quả thu được ở bảng dưới đây:

Bảng 3.13. Điểm trung bình thang đo hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT học sinh THPT n Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị cao nhất Nguồn tìm kiếm chính thống

i. Dịch vụ tư vấn trên tổng đài 231 1.7695 .94331 g. Bác sĩ tâm thần 229 1.9203 1.05154 f. Chuyên gia tâm lý 231 2.0097 1.04474

1 4

h. Bệnh viện (khám thực thể) 229 2.0644 1.06038 a. Người thân trong gia đình 219 2.2808 1.00482

Nguồn tìm kiếm khơng chính thống

m. Bạn quen qua các diễn đàn,

mạng xã hội (face, zalo…) 224 1.7344 .87298

d. Thầy cô giáo 225 2.0367 .94168

k. Bạn học cùng lớp 228 2.1316 .89462

1 4

c. Bạn trai – gái 228 2.2664 .95349 b. Bạn (thân)

Kết quả thu được từ bảng 3.13 cho thấy, điểm trung bình thang đo phần nhiều nằm trong khoảng mức độ từ 2.0 – 2.2 điểm tương ứng với nguồn trợ giúp được lựa chọn nhiều nhất là bạn thân sau đó là người thân trong gia đình và đến mối quan hệ bạn trai/ bạn gái. Trong khi đó, những nguồn trợ giúp là bạn quen qua các mạng xã hội, dịch vụ tư vấn trên tổng đài và bác sĩ tâm thần là những nguồn trợ giúp được lựa chọn ít hơn cả.

3.2.2. Mức độ tìm kiếm trợ giúp của các nhân tố trong nguồn tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT giúp của học sinh THPT

Bên cạnh phân tích thang tổng về hành vi TKTG chúng tơi tiến hành phân tích sâu thêm một bước nữa về điểm trung bình của 2 nhân tố là “nguồn tìm kiếm chính thức” và “nguồn tìm kiếm khơng chính thức” nhằm mục đích muốn biết rõ điểm trung bình của 2 nhân tố này, từ đó hiểu rõ hơn nguồn tìm kiếm trợ giúp nào được học sinh THPT có xu hướng lựa chọn và tìm kiếm nhiều hơn.

Bảng 3.14. Điểm trung bình 2 nhân tố hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT

n Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Nguồn tìm kiếm chính thức 204 9.9 3.4 19.25 5

Nguồn tìm kiếm khơng

chính thức 211 10.9 2.9 20 5

Từ kết quả bảng 3.14 cho thấy, nguồn tìm kiếm khơng chính thức có điểm trung bình 10.9 trong khi nguồn tìm kiếm chính thức có điểm trung bình thấp hơn 9.9. Điều đó nói lên rằng, học sinh THPT trong phạm vi nghiên cứu có xu hướng lựa chọn các nguồn tìm kiếm khơng chính thức cao hơn nguồn trợ giúp chính thức. Tuy nhiên, điểm trung bình của 2 nguồn tìm kiếm này chênh lệch khơng q lớn. Có thể đưa ra giả thuyết rằng, nguồn tìm kiếm khơng chính thức là những nguồn trợ giúp sẵn có các em có thể dễ dàng tiếp cận và khơng bị cản trở bởi nhiều yếu tố như phí dịch vụ, dành thời gian hỗ trợ, di chuyển, dễ bị để

ý... Tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi, một trong những nghiên cứu của nhóm tác giả Hồ Dung và cộng sự thực hiện nghiên cứu định lượng bàn về những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm trợ giúp trong dịch vụ sức khỏe tâm thần của người bị trầm cảm tại Thừa Thiên Huế (11/2015), chỉ ra tỷ lệ thực hiện hành vi tìm kiếm trợ giúp tại dịch vụ y tế địa phương chiếm 24%, thực hiện hành vi tìm kiếm trợ giúp từ nguồn tôn giáo (thầy lang, thầy bói) chiếm 26%, trong khi đó dịch vụ y tế chuyên sâu chiếm 28%. Điều này cho thấy rằng mơ hình phổ biến mà bệnh nhân tiếp cận để tìm kiếm sự giúp đỡ hiện nay là nhiều nguồn lực hỗ trợ khác trước khi tìm kiếm nguồn trợ giúp chính thức [28].

Có nhiều giả thuyết có thể đưa ra để giải thích tại sao giới trẻ ưu tiên tìm kiếm nguồn trợ giúp khơng chính thức trước khi lựa chọn nguồn tìm kiếm chính thức, một trong những giả thuyết đầu tiên là những nguồn trợ giúp khơng chính thức là những nguồn sẵn có để tiếp cận và sự thân thiết trong mối quan hệ cao hơn những mối quan hệ khác nên đó là những nguồn tìm kiếm ban đầu dễ dàng và tin tưởng được các em ưu tiên lựa chọn. Giả thuyết thứ 2 có thể đưa ra là những nguồn trợ giúp chính thức thường tốn kém về thời gian, khả năng chi trả là khó có thể thực hiện và các dịch vụ thường khơng có sẵn nên đã là một trong những rào cản khiến các em không ưu tiên lựa chọn. Bên cạnh đó, trong hai nghiên cứu của mình vào năm 1982 và 2007 Rickwood cùng cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu trên những người trẻ tuổi và thiếu niên đã chỉ ra, họ chỉ tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp khi nó là cần thiết, thường bạn bè và gia đình là những nguồn tìm kiếm giúp đỡ ưa thích của họ[31]. Cùng đưa ra lý giải về nguyên nhân cản trở giới trẻ tìm kiếm nguồn trợ giúp chính thức đã được chỉ ra bởi một nghiên cứu khác của Boldero & Fallon, 1995 rằng, trẻ VTN và TN có xu hướng TKTG từ nguồn khơng chính thống hơn là các nguồn chính thống, trong đó bạn bè và gia đình là những nguồn chính của sự giúp đỡ. Bạn bè thường là những nguồn giúp đỡ ưa thích cho vấn đề của giới trẻ, trong khi cha mẹ thường được xếp hạng thứ hai sau bạn bè [18]. Mặt khác, theo Rickwood cùng cộng sự năm 2005, đưa ra giải thích rằng do không xác định được nhu cầu cần trợ giúp; khi có nhu cầu lại khơng thể vạch ra ý định triển khai; và ý định

triển khai không phải luôn dẫn đến hành vi thực hiện ý định đó nên cũng là một rào cản khiến không chỉ các em học sinh và cả những người trưởng thành cũng không phải ngay lập tức thực hiện hành vi tìm kiếm trợ giúp chính thức cho vấn đề SKTT của bản thân [39].

3.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT

Bảng 3.15. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tìm kiếm nguồn trợ giúp của học sinh THPT n Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn F p Trường THPT Yên Mỹ 44 19.358 5.99016 2.271 0.001 THPT Nhân Chính 58 21.0819 5.64412 THPT FPT 47 21.2447 5.34019 THPT Hồng Bàng 41 21.2866 4.76103 Lớp lớp 10 65 20.4615 5.08871 1.379 0.107 lớp 12 66 20.7273 5.494 lớp 11 59 21.1483 5.95694 G.tính Nữ 91 20.3764 5.54557 1.632 0.029 Nam 99 21.1263 5.43765 KV.Sống thành thị 92 20.2446 5.59692 2.131 0.001 nông thôn 97 21.3582 5.29997

Dựa vào kết quả thu được từ bảng 3.15 cho thấy, với giá trị F = 2.271, p = 0.001 < mức ý nghĩa 0.05 cho thấy trường học có ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT. Trong đó trường THPT Yên Mỹ có điểm trung bình thang đo thấp nhất 19.358 và trường THPT Hồng Bàng có điểm trung bình thang đo lớn nhất 21.2866 và cùng với đó trường THPT FPT có điểm trung bình thang đo là 21.2447. Chúng tôi đặt giả thuyết rằng sự khác biệt này là do

sự khác nhau giữa đặc điểm môi trường giáo dục trường công lập và dân lập. Trường THPT FPT và Hồng Bàng là hai trường dân lập, với đặc điểm số giờ học kiến thức văn hóa ít hơn và tăng hoạt động kỹ năng nhiều hơn, đặc biệt tại trường THPT FPT có nhiều giờ học ngoại khóa về kỹ năng cho các em học sinh và có đội ngũ trợ giúp tâm lý ngay tại trường. Trong khi THPT Hồng Bàng là một trường học dân lập tại vùng nông thôn, một giả thuyết đặt ra là các em không không bị đặt áp lực học tập quá nhiều vào kiến thức văn hóa và có nhiều hoạt động tập thể, có thêm thời gian gắn kết mối quan hệ bạn bè và chia sẻ lẫn nhau nên hành vi tìm kiếm trợ giúp về SKTT của các em có điểm trung bình cao hơn trường cơng lập.

Với biến giới tính có hệ số F = 1.632, p = 0.029 < mức ý nghĩa 0.05 chúng ta có thể nhận thấy biến giới tính có ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT. Chúng tôi đặt giả thuyết rằng sự khác biệt này là do đặc điểm tâm lý giới tính, thơng thường khi có vấn đề vướng mắc trong cuộc sống, đặc biệt liên quan đến cảm xúc các bạn nữ dễ dàng cởi mở và chia sẻ hơn các bạn nam, do đó các bạn nữ giải tỏa cảm xúc và giải quyết vấn đề tâm lý tinh thần hơn nam giới, trong khi nam giới khó khăn khi tự nhận diện cảm xúc của bản thân và tự giải quyết các vấn đề tâm lý tinh thần, do đó nam giới thường có xu hướng tự tìm hiểu hoặc một khi vấn đề được cho là trầm trọng họ thường tìm kiếm sự trợ giúp từ những mối quan hệ tin tưởng và chuyên nghiệp. Điều này cũng được Boldero & Fallon nhắc đến trong một nghiên cứu của mình vào năm 1995 khi nói rằng các em gái và phụ nữ có nhiều khả năng để tìm sự giúp đỡ hơn trẻ trai và nam giới và được Offer cùng cộng sự năm 1991 chỉ ra rằng một người đàn ơng có xu hướng tự dựa vào chính mình hơn là tìm kiếm trợ giúp từ những người khác.

Với hệ số F = 2.131, p = 0.001 < mức ý nghĩa 0.05, cho thấy yếu tố khu vực sinh sống có ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT của học sinh THPT. Có thể lý giải cho vấn đề này rằng, học sinh sinh sống ở thành thị dễ có điều kiện tiếp cận các nguồn trợ giúp tâm lý tinh thần hơn các em học

sinh ở khu vực nơng thơn do có nhiều nguồn trợ giúp sẵn có (bác sĩ tâm thần, bác sĩ tâm lý, cuộc hội thảo tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần…).

Với hệ số F = 1.379, p = 0.107 > mức ý nghĩa 0.05, cho thấy yếu tố lớp học không ảnh hưởng tới việc thực hiện hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THPT.

Như vậy trong tất cả các yếu tố nhận thấy yếu tố lớp học không ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT. Tuy nhiên, có thể thấy yếu tố trường học, giới tính và khu vực sinh sống có ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm trợ giúp tâm lý cho vấn đề SKTT của học sinh THPT.

3.3. Tƣơng quan giữa nhận thức về SKTT và hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT của học sinh THPT

3.3.1. Tương quan giữa nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT

Bảng 3.16. Tƣơng quan giữa nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT Hành vi tìm kiếm trợ giúp Nhận thức về SKTT (MHL) R - 0.003 P 0.968 N 165

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số N là 165 mẫu, giá trị thiếu là 106 với r = -0.003, p = 0.968 > mức ý nghĩa là 0.05 khơng có mối tương quan ý nghĩa giữa nhận thức về sức khỏe tâm thần và hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT. Điều đó có nghĩa là hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT của học sinh THPT không chịu sự ảnh hưởng hay bị chi phối bởi khả năng nhận thức về SKTT hay nói một cách khác là học sinh có mức độ nhận thức cao về SKTT khơng có nghĩa là các em có hành vi tìm kiếm trợ giúp càng nhiều cho vấn đề SKTT.

Nhận thấy kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khác biệt với kết quả nghiên cứu đi trước mà Matt O’Conner đã chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng có mối tương quan giữa mức độ nhận thức về SKTT và hành vi tìm kiếm trợ giúp trên nhóm cộng đồng, có nghĩa là những cá nhân có nhận thức về SKTT cao hơn sẽ có xu hướng tìm kiếm giúp đỡ nhiều hơn đối với cả nguồn trợ giúp chính thống và khơng chính thống. Sự khác biệt giữa kết quả của 2 nghiên cứu này có thể

được lý giải bằng giả thiết rằng, độ tuổi của 2 nhóm mẫu trong 2 nghiên cứu là khác nhau (mẫu nghiên cứu của chúng tôi nằm trong độ tuổi vị thành niên từ 15 – 18 tuổi, trong khi mẫu nghiên cứu của Conner nằm trong khoảng từ 17 -55 tuổi và tuổi trung bình là 21,5 tuổi), sự khác biệt này quyết định rất lớn đến tâm lý và trình độ hiểu biết cũng như khả năng ra quyết định và thực hiện hành vi của mỗi cá nhân. Vì thế khác với tuổi thanh niên và người trưởng thành đã có một sự khác biệt nhất đinh về mặt nhận thức và tự chủ hơn trong cuộc sống của mình và có thể dễ dàng ra các quyết định cho mình, thì ván đề này lại khá khó khan đối với các em học sinh THPT và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như hình ảnh bản thân, có nhiều định kiến về các vấn đề liên quan đến SKTT, vấn đề chi phí cho các dịch vụ trợ giúp chính thống, lo lắng bị kỳ thị bởi bạn bè và những người xung quanh khi biết mình có vấn đề về SKTT.

3.3.2. Tương quan giữa các tiểu thang đo nhận thức về SKTT và tiểu thang đo hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT. đo hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT.

Bảng 3.17. Tƣơng quan các tiểu thang đo nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp Nhân tố (1) (2) (3) (4) (5) (6) Kiến thức nhận thức về RLTT (1) R 1 P N 263 Kiến thức tìm kiếm thơng tin (2) R .217** 1 P .001 N 240 248

Thái độ tiêu cực với BTT (3) R .150* .777** 1 P .018 .000 N 246 248 254 Thái độ tích cực với BTT (4) R .137* .212** .254** 1 P .031 .001 .000 N 249 238 244 257 Tìm kiếm từ nguồn chính thức (5) R -.013 .036 .000 -.028 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương quan giữa nhận thức về sức khỏe tâm thần và hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 63)