Nhân tố ảnh hưởng tới dịch vụ hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập

Một phần của tài liệu Tên đề tài đẩy mạnh dịch vụ hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty tnhh quốc tế delta (Trang 63)

6. Kết cấu của khóa luận

2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới dịch vụ hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập

nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty

2.3.1. Nhân tố khách quan

2.3.1.1. Mơi trường chính trị, pháp luật

Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định và luật pháp khá hoàn thiện. Hiện nay, Việt Nam duy trì nhiều mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nước trên thế giới.

54

Qua đó tạo mơi trường kinh doanh quốc tế thuận lợi cho hoạt động lâu dài của các doanh nghiệp, trong đó có Cơng ty TNHH Quốc tế Delta.

Ở nước ta, có khá nhiều các văn bản pháp luật, thơng tư, nghị định cho việc thành lập doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chuyên ngành, tổ chức, hiệp hội và cả các quy định về thuế. Sau thời gian dài phát triển, dịch vụ khai báo hải quan đã được thể chế hóa trong:

- Luật thương mại năm 2005.

- Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

- Thông tư 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử.

- Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính Quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

- Quyết định số 2629/QĐ-TCHQ ngày 09/09/2014 do Tổng cục Hải quan ban hành về việc phê duyệt đề án áp dụng mã vạch trong quy trình giám sát hải quan.

- Luật Hải quan số 54/2015/QH13 được ký bởi Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng ngày 23/06/2014 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2015.

- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan.

- Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2015 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019.

…và còn nhiều văn bản pháp luật khác đã được thơng qua và có hiệu lực thực thi góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ phát triển. Tuy nhiên, nhiều văn bản không chặt chẽ, rõ ràng, mỗi bộ ban hành những quy định khác nhau đơi khi chồng chéo nhau gây khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp.

2.3.1.2. Môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả hoạt động và hiệu quả hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp logistics. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp và dịch vụ khai thuê hải quan bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tốc độ

55

tăng trưởng xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái, lãi suất tiền gửi, tiền cho vay, tỷ lệ thất nghiệp, dòng vốn đầu tư nước ngoài... Những yếu tố này ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng vốn, nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như nhu cầu về dịch vụ. Từ đó ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Những thay đổi trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến phương thức và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tăng giảm, tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi của các chỉ tiêu này có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí có thể dẫn đến việc điều chỉnh mục tiêu, phương hướng và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3.1.3. Nhu cầu khách hàng

Logistics là yếu tố cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một phần của chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm của người tiêu dùng cuối cùng. Trong chuỗi này, khai báo hải quan là một mắt xích vơ cùng quan trọng quyết định thời gian đưa nguyên liệu kịp vào sản xuất hay xuất nhập khẩu sản phẩm đến tay người sử dụng.

Thủ tục hải quan là một khâu vô cùng phức tạp, nhất là ở Việt Nam, hàng nghìn văn bản, nghị định, quyết định, hàng nghìn cơ quan quản lý chuyên ngành chồng chéo lên nhau cùng kiểm tra, giám sát một mặt hàng. Khai báo hải quan như thế nào cho đúng và chính xác ln là một thách thức lớn mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt hiện nay. Vì vậy, việc th một cơng ty đảm nhận dịch vụ khai báo hải quan là điều cần thiết, bởi họ vừa hiểu được những lo lắng của doanh nghiệp, vừa thực hiện thủ tục khai báo hải quan nhanh chóng, giao hàng đúng hẹn, chi phí thấp (tiết kiệm hơn so với thuê nhân viên và trả lương hàng tháng cho nhân viên)… Đáp ứng nhu cầu trên của khách hàng, dịch vụ hải quan điện tử của Công ty TNHH Quốc tế Delta ngày càng hoàn thiện, làm việc hiệu quả đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất.

2.3.1.4. Nhân tố cạnh tranh

Công ty TNHH Quốc tế Delta hoạt động hơn 15 năm có uy tín trên thị trường là một điều kiện rất thuận lợi. Uy tín của một doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại, nếu khơng sẽ bị loại khỏi thị trường. Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn doanh

56

nghiệp đó sẽ chiến thắng, tồn tại và phát triển. Nếu có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp một dịch vụ khai th hải quan thì việc cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn tới giá cả, giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng tới mức thực hiện dịch vụ và do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu khách hàng càng cao thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng lớn và Cơng ty Delta cũng phải đối mặt với nó. Trong nước một số công ty cung cấp dịch vụ khai thuê hải quan giàu kinh nghiệm như Mison Trans, Nội Bài Logistics, Eimskip Việt Nam, Logistics Vinalink, Vận tải quốc tế Lacco, Logistics Portserco, Logimark Logistics,… nên việc Công ty TNHH Quốc tế Delta phải nỗ lực khơng ngừng, tìm hiểu về thị trường, hiểu tâm lý khách hàng, thiết lập mối quan hệ rộng, đưa ra mức giá cạnh tranh là điều tất yếu để cung cấp một dịch vụ chất lượng tốt nhất, đúng thời điểm, đúng thời gian, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

2.3.2. Nhân tố chủ quan

2.3.2.1. Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là nhân tố bên trong vơ cùng quan trọng đối với hoạt động của cơng ty nói chung, phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh. Một cơng ty có nguồn lực tài chính tốt sẽ chủ động hơn về vốn cũng như có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường và tận dụng tốt hơn các cơ hội.

Là một doanh nghiệp đã xây dựng và phát triển hơn 15 năm dù chưa phải là một doanh nghiệp có vốn góp đầu tư nước ngồi, nhưng Công ty TNHH Quốc tế Delta luôn nỗ lực và cố gắng xây dựng và phát triển để nâng cao tiềm lực tài chính của Công ty.

Bảng 2.6. Bảng hệ số cơ cấu vốn của Công ty TNHH Quốc tế Delta giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Đồng

STT Chỉ tiêu Năm 20 9 Năm 2020 Năm 202

1 Tổng cộng tài sản 100.393.128.343 113.499.808.006 138.909.008.474 2 Nợ phải trả 67.484.561.350 71.162.192.125 72.027.341.068 3 Vốn chủ sở hữu 46.015.246.656 47.020.758.125 49.091.845.499 4 Vốn vay 67.484.561.350 71.162.192.125 72.027.341.068 5 Tổng nguồn vốn 113.499.808.006 118.182.950.250 121.119.186.567 6 Hệ số nợ 67 63 52 7 Hệ số tự tài trợ 41 40 41

57

Qua bảng trên ta thấy rằng, hệ số nợ của Công ty TNHH Quốc tế Delta có giảm qua các năm nhưng khá cao luôn lớn hơn 50% ở cả 3 năm 2019-2021, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi các khoản nợ nhiều hơn mà không phải từ nguồn vốn sở hữu. Điều này cho thấy doanh nghiệp phụ thuộc vào nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Hệ số tự tài trợ của Công ty TNHH Quốc tế Delta luôn ở khoảng 40% ở cả 3 năm 2019-2021. Hệ số tự tài trợ nhỏ hơn 50% tức là mức độ tự chủ về mặt tài chính và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu càng thấp, do đó rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên đây chính là nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp vận tải do tiền cước vận tải sẽ khơng được chuyển ngay sau khi vận chuyển hàng hóa xong mà phải chờ khoảng từ 3 đến 4 tháng mới được thanh tốn cước vận chuyển, chính vì lí do đó mà số vốn vay bao giờ cũng sẽ lớn hơn vốn chủ rất nhiều.

Nhìn chung, cơ cấu vốn của doanh nghiệp đang có sự thay đổi lớn trong giai đoạn 2019-2021. Công ty sử dụng nhiều nợ vốn hơn vốn chủ sở hữu để nhằm thực hiện việc kinh doanh thì nó sẽ là địn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu vốn tích cực hơn. Từ đó cũng sẽ giúp Cơng ty quản lý tối ưu nhất giữa nợ vốn và vốn chủ sở hữu giúp cho cơ cấu nguồn vốn tối ưu nhất.

2.3.2.2. Nguồn nhân lực

Đối với bất kỳ công ty nào, lao động luôn là một nguồn lực tạo nên sức mạnh và là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển. Công ty TNHH Quốc tế Delta xây dựng chế độ lao động và tiền lương theo quy chế của Công ty và đúng với luật pháp của Nhà nước đi đôi với các kế hoạch đào tạo, tuyển dụng hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của Công ty. Bảng sau đây sẽ cho ta thấy số lượng lao động và cơ cấu lao động của Công ty năm 2021:

Bảng 2.7. Số lượng lao động và cơ cấu lao động trong Công ty TNHH Quốc tế Delta năm 2021

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Theo nghiệp vụ khai báo hải quan

Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan 32 16,9 Chưa có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan 157 83,1

Tổng 189 100

Theo trình đ lao đ ng

Trên Đại học 66 14,9

Đại học 261 58,9

58

Phổ thông 54 12,2

Trình độ khác 23 5,2

Tổng 443 100

Nguồn: Phịng Hành chính – nhân sự của Công ty

Từ bảng số liệu trên có thể thấy số lượng nhân viên có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan chiếm 16,9% trên tổng số 189 nhân viên thực hiện nghiệp vụ khai hải quan ở Cơng ty. Cơng ty TNHH Quốc tế Delta có được đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn khá cao, đa số là trình độ Đại Học, chiếm 58,9% số nhân viên tồn cơng ty. Qua đây ta thấy Cơng ty có nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển của Cơng ty nói chung và hoạt động hồn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động logistics nói riêng. Tuy nhiên trình độ ngoại ngữ của nhân viên Công ty chưa được đồng đều và chỉ dừng ở mức đọc hiểu văn bản. Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì việc trình độ ngoại ngữ yếu kém là điều kiện ảnh hưởng bất lợi lớn cho sự phát triển của Công ty.

2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng

Vận tải hàng không là phương thức vận tải quan trọng trong giao thương quốc tế và phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. Trong tất cả các phương thức vận tải, vận tải hàng khơng có những ưu điểm vượt trội như tốc độ cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh, sử dụng công nghệ cao, đơn giản hóa về chứng từ thủ tục, và an toàn hơn. Bên cạnh những ưu điểm, vận tải hàng khơng cũng có những nhược điểm như giá cước vận chuyển cao, không phù hợp để vận chuyển hàng hóa có giá trị thấp, hàng hóa cồng kềnh, và địi hỏi vốn đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nhân lực phục vụ,.. Cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất của vận tải hàng khơng chính là cảng hàng khơng. Cảng hàng không là nơi tàu bay đậu, cất cánh, hạ cánh, là nơi cung cấp các điều kiện vật chất, kỹ thuật, dịch vụ cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách. Tại cảng hàng khơng có các khu vực làm hàng xuất, hàng nhập và hàng chuyển tải. Các cụm cảng hàng không ở Việt Nam:

 Cụm cảng Hàng không miền Bắc là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động cơng ích, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại Quyết định số 113/1998/QĐ- TTg ngày 06/07/1998, Quyết định số 258/1998/QĐ-TTg ngày 31/12/1998 và Quyết định số 16/1999/QĐ-TTg ngày 06/02/1999. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đã từng bước trưởng thành, vươn lên mạnh mẽ, ngày càng đổi mới, đạt được nhiều thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an ninh an tồn hàng khơng; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật của Cảng

59

hàng không, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh của thị trường hàng không trong nước và quốc tế. Cụm cảng trực thuộc Cục Hàng khơng dân dụng gồm có các đơn vị thành viên, được phân công đảm nhiệm một số nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý, khai thác Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và các cảng Hàng không khu vực miền Bắc gồm Cảng Hàng khơng Cát Bi – thành phố Hải Phịng, Cảng Hàng không Vinh - tỉnh Nghệ An, Cảng Hàng không Nà Sản - tỉnh Sơn La, Cảng Hàng không Điện Biên - tỉnh Điện Biên để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao. Trong hệ thống các cảng hàng không khu vực miền Bắc, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài là một cảng hàng khơng lớn của thủ đơ Hà Nội, có vị trí kinh tế, chính trị, địa lý hết sức quan trọng và thuận lợi, là điểm đến hấp dẫn của hành khách, là trung tâm trung chuyển hàng hoá đầy tiềm năng.

 Cụm cảng Hàng không miền Trung là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động cơng ích, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại Quyết định số 113/1998/QĐ-TTg ngày 06/07/1998, Quyết định số 258/1998/QĐ-TTg ngày 31/12/1998 và Quyết định số 16/1999/QĐ-TTg ngày 06/02/1999. Cụm cảng trực thuộc Cục Hàng không dân dụng gồm có các đơn vị thành viên, được phân công đảm nhiệm một số nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý, khai thác cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng và các cảng Hàng không khu vực miền Trung gồm Cảng Hàng không Phú Bài – tỉnh Thừa Thiên Huế, Cảng Hàng không Nha Trang – thành phố Nha Trang, Cảng Hàng không Phù Cát – tỉnh Bình Định, Cảng Hàng khơng Pleiku – tỉnh Gia Lai, Cảng Hàng khơng Tuy Hịa – tỉnh Phú Yên để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.

 Cụm cảng Hàng không miền Nam là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động cơng ích, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại Quyết định số 113/1998/QĐ- TTg ngày 06/07/1998, Quyết định số 258/1998/QĐ-TTg ngày 31/12/1998 và Quyết định số 16/1999/QĐ-TTg ngày 06/02/1999. Hơn 45 năm xây dựng và phấn đấu Cụm cảng Hàng khơng Miền Nam đã có những bước tiến dài trên con đường phát triển và hội nhập, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của sự nghiệp cơng nghiệp hố

Một phần của tài liệu Tên đề tài đẩy mạnh dịch vụ hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty tnhh quốc tế delta (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)