Cơ sở và quy trình xây dựng hệ thống bài tập định tính chƣơng “Động học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bài tập định tính có gắn với thực tế chương động học chất điểm vật lí 10 nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh (Trang 49 - 51)

“Động học chất điểm” vật lí 10 theo hƣớng gắn với thực tế nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh

2.3.1. Cơ sở để biên soạn bài tập định tính

Khi tiến hành biên soạn hệ thống bài tập định tính tác giả đã căn cứ vào những cơ sở sau:

- Nội dung chƣơng trình, sách giáo khoa và đặc biệt là chuẩn kiến thức kĩ năng mà Bộ giáo dục - Đào tạo đã ban hành.

- Mục tiêu dạy học cho từng bài, từng chƣơng. - Năng lực học sinh của từng lớp

- Môi trƣờng học tập và sinh hoạt hàng ngày của học sinh. Khi đƣa ra các bài tập định tính gắn với thực tế thì hiện tƣợng vật lí trong bài phải gần gũi, quen thuộc với đời sống của học sinh.

- Điều kiện về cơ sở vật chất dạy học. Với những bài tập định tính mà đề bài đƣợc diễn đạt bằng thí nghiệm trực tiếp hay phim ảnh thì giáo viên phải chú ý đến điều kiện về phƣơng tiện dạy học sao cho có thể dễ dàng đƣa ra câu hỏi.

2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập định tính

a) Các bước tiến hành:

Với mục tiêu là: Bài tập định tính xây dựng phải gắn với thực tế nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, cho nên có thể xây dựng một hệ thống bài tập định tính gắn với thực tế theo quy trình sau:

- Bước 1: Dựa vào nội dung chƣơng trình và sách giáo khoa để phân

tích kiến thức của chƣơng. Kết quả phân tích là phải làm nổi bật cấu trúc nội dung và logic kiến thức trong chƣơng.

- Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học của từng phần (hay cả chƣơng).

Trong mỗi nội dung dạy học cần chỉ rõ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ là gì.

- Bước 3: Thu thập thơng tin và biên soạn các dạng bài tập. Để nội dung bài tập đƣợc phong phú, hấp dẫn và gắn với thực tế thì giáo viên phải có nhiều tƣ liệu và ý tƣởng xây dựng các câu hỏi định tính .

Trong q trình tích lũy tƣ liệu ngƣời giáo viên cần phải:

+ Đọc tài liệu tham khảo, sƣu tầm từ nhiều nguồn, kể cả từ internet. + Cần phải ghi lại những hiện tƣợng vật lí diễn ra trong đời sống hàng ngày và các ý tƣởng đặt câu hỏi.

+ Khuyến khích mọi ngƣời xung quanh đặt câu hỏi về những hiện tƣợng vật lí trong đời sống hàng ngày mà họ chƣa hiểu rõ bản chất vật lí.

+ Khuyến khích, định hƣớng cho học sinh tìm kiếm và đặt câu hỏi về các hiện tƣợng vật lí trong đời sống hàng ngày, có liên quan đến bài học mà

các em chƣa giải thích đƣợc bản chất.

- Bước 4: Rà soát lại các bài tập biên soạn đƣợc và sắp xếp thành hệ

thống sao cho đảm bảo cân đối giữa các dạng bài tập trong từng bài và trong cả chƣơng.

b) Những vấn đề cần lưu ý:

+ Để làm phong phú hình thức câu hỏi thì một vấn đề cần hỏi nên diễn đạt dƣới nhiều hình thức nhƣ câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan.

+ Với một mục tiêu dạy học cần đặt câu hỏi theo các thang bậc nhận thức và theo cách tiếp cận hiện tƣợng khác nhau.

+ Trong quá trình sử dụng câu hỏi, giáo viên phải tìm hiểu câu trả lời của học sinh để từ đó tìm ra những vấn đề cần điều chỉnh về từ ngữ hay cách diễn đạt câu hỏi.

+ Phải lƣu ý ƣu tiên lựa chọn BTĐT (hoặc câu hỏi) gắn liền với thực tế trong cuộc sống, trong tự nhiên. Đặc biệt là những hiện tƣợng vật lí, những dụng cụ sử dụng hằng ngày mà khi giải thích cần vận dụng các định luật hay ngun lí vật lí đã học trong chƣơng trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bài tập định tính có gắn với thực tế chương động học chất điểm vật lí 10 nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)