Hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT x

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng csht trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá (Trang 27 - 29)

Dù cho hoạt động đầu tư CSHT có được tiến hành dưới hình thức nào và nguồn vốn đầu tư có được hình thành từ bất cứ đâu thì hiệu quả đầu tư là một vấn đề rất phức tạp bao gồm những nội dung kinh tế, tài chính, xã hội và những nội dung mang tính tổng hợp.

Hiệu quả của hoạt động đầu tư là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các kết quả đạt được các mục tiêu đặt ra của hoạt động đầu tư với các chi phí bỏ ra để có kết quả đó.

Nguyên tắc trước hết để xác định hiệu quả của hoạt động đầu tư là phải xuất phát từ mục tiêu của hoạt động đầu tư: vì mục tiêu là cơ sở để kiểm tra xem các kết quả đó

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xn

có đạt được đúng mục tiêu đề ra khơng và từ mục tiêu xác định được các chỉ tiêu đo lường hiệu quả, các chỉ tiêu này sẽ được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư. Dự án hỗ trợ xây dựng CSHT trong chương trình 135 là một dự án mang tính đặc thù, khơng những mang lại hiệu quả về kinh tế mà cịn có mục tiêu là cải thiện về mặt xã hội cho khu vực được đầu tư.

Đánh giá hiệu quả KTXH của CTMTQG và của từng dự án là một trong những nội dung cần thiết của Chương trình để đảm bảo tính thiết thực của các Chương trình và dự án nhưng là một vấn đề hết sức phức tạp, nhất là đánh giá hiệu quả về mặt xã hội. Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả vẫn dừng ở mức độ đánh giá định tính nhiều hơn là định lượng. Về đánh giá định lượng chỉ tập trung vào kết quả số lượng so với chỉ tiêu đặt ra, chưa đánh giá cụ thể về chất lượng bằng các chỉ số cụ thể.

Trước hết xuất phát từ thước đo KTXH là vấn đề trừu tượng, không thể lượng hóa một cách chính xác. Hoạt động KTXH có đối tượng ảnh hưởng rất rộng, gồm các mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp hết sức đa dạng, phong phú, tác động qua lại nhiều chiều. Các CT hoạt động cùng hướng đến một đối tượng là một tổ chức, cá thể hoặc cả cộng đồng, nhưng tác động trên các phương diện khác nhau nên ảnh hưởng lên đối tượng cũng mang tính tổng hợp, khó phân tách được ảnh hưởng của từng mặt hoạt động. Chưa có cơ chế phản hồi và thu thập thông tin phản hồi đầy đủ từ các bên liên quan. Mặt khác, việc thu thập các thông tin này địi hỏi q trình nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ lưỡng với kỹ năng, phương pháp phân tích khoa học và chi phí tốn kém. Trong khi chưa có cơ chế nào bắt buộc phải thu thập thơng tin để phân tích đánh giá các mặt hoạt động KTXH trước khi thực hiện các Chương trình. Nhìn cụ thể vào Chương trình 135, có đối tượng là dân cư khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, cùng là đối tượng của các CTMTQG khác như xóa đói giảm nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, Chương trình kiên cố hóa trường lớp học,… Mỗi kết quả của sự phát triển trên một mặt nào đó đều có phần đóng góp nhất định của các Chương trình hoạt động ở các lĩnh vực khác. Từ thực tế này, việc đánh giá hiệu quả riêng rẽ của từng Chương trình là khơng chính xác. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp phân tích, đánh giá tương đối xác thực mức độ tác động của từng mặt hoạt động, loại trừ các yếu

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

tố ảnh hưởng khác. Đây là vấn đề mới đối với thực tiễn quản lý KTXH ở nước ta, mức độ áp dụng còn rất hạn chế.

Bên cạnh các vấn đề mang tính kỹ thuật của sự đánh giá, một nguyên nhân khác khá cơ bản của hiện tượng này là cơ chế quản lý kinh tế còn mang nặng tính bao cấp, chưa được đặt trên sự đánh giá chi phí - lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế một cách khách quan và cơng bằng, thông qua thước đo giá cả - tiền tệ, mức độ thỏa mãn của các đối tượng tham gia các quan hệ KTXH, hoặc một thước đo nào đó. Các cơ quan quản lý (nhất là quản lý nhà nước) chưa có một quan niệm nhất quán về hiệu quả KTXH được xác định trên cơ sở so sánh hiệu quả và chi phí với cùng một thước đo. Đối với các vùng nông thôn, miền núi tư tưởng cấp phát, xin cho cịn rất nặng nề. Chính quyền và cộng đồng người dân cịn trơng chờ một cách thụ động vào các nguồn lực bên ngoài, chưa xác định được chi phí cơ hội của những chương trình, dự án đầu tư không đúng chỗ, không mang lại hiệu quả tối ưu. Tương tự, ở các cơ quan cấp trên thì mức độ đánh giá sai lệch cịn lớn hơn. Một khoản đầu tư bao giờ cũng mang lại kết quả và thay đổi nhất định, thường được đánh giá là hiệu quả của khoản đầu tư. Kết quả hoạt động đầu tư được thể hiện bằng hiện vật hoặc sự thay đổi được tạo ra, mà không căn cứ vào hiệu quả tác động cuối cùng của khoản đầu tư đó. Để đánh giá đầy đủ, chính xác về hiệu quả đầu tư khơng chỉ tính tốn đến giai đoạn hồn thành q trình đầu tư mà phải được tính trong cả giai đoạn sử dụng kết quả đầu tư đó, trên cơ sở so sánh chi phí sử dụng, vận hành và lợi ích thu được, tính theo một mặt bằng thước đo.

Để đánh giá hiệu quả KTXH, cần có phương pháp tiếp cận theo tổng thể, đi sâu phân tích, thống kê, đo lường tác động của từng mặt hoạt động nhưng khi tổng hợp đánh giá phải đặt trong mối liên hệ mật thiết, hữu cơ với các mặt động khác. Việc đánh giá chi phí - lợi ích, nguồn lực bỏ ra cần xét trên quan điểm chủ thể là xã hội, trong một thời gian đủ dài và tính đến chi phí cơ hội của các bên liên quan, trong phạm vi xã hội. Đồng thời cần tính đến các giá trị phi vật thể, văn hóa, tinh thần mà tác động của mỗi hoạt động đầu tư mang lại.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng csht trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá (Trang 27 - 29)