Theo địa bàn

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng csht trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá (Trang 44 - 45)

2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CSHT TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 HUYỆN TUYÊN HOÁ

2.2.1.2 Theo địa bàn

Căn cứ vào các tiêu chí xét duyệt các xã, thôn ĐBKK trong từng giai đoạn. Số lượng các xã, thôn ĐBKK trên địa bàn huyện Tun Hố thể hiện thơng qua bảng 4:

Bảng 4: Tình hình thực hiện chương trình 135 theo địa bàn Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

Thời gian 1997 - 2006 2006 - 2010 2011 - 2015 Số lượng xã ĐBKK 9,0 9,0 12,0 Số lượng thôn ĐBKK 42,0 40,0 48,0 Tỷ lệ xã ĐBKK/Tổng số xã (%) 45,0 45,0 60,0 Số thơn trung bình/xã (Thơn) 4,7 4,4 4,0

(Nguồn: Phịng tài chính – Kế hoạch huyện Tun Hố)

Để thực hiện chương trình, từ 20 xã của huyện, tiến hành phân tích các chỉ tiêu về xã ĐBKK theo tiêu chí của Chương trình 135. Tiêu chí xét xã ĐBKK trùng với tiêu chí khu vực III. Bao gồm 5 tiêu chí: Các xã ĐBKK là các xã vùng xa, vùng cao hẻo lánh, vùng biên giới hải đảo và nằm trên khu vực núi cao, địa hình địa chất phức tạp. CSHT ở các xã ĐBKK thấp kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Trình độ văn hố thấp, tỷ lệ mù chữ và thất học cao, tập tục lạc hậu. Số xã được chọn để triển khai Chương trình 135 trên địa bàn huyện giai đoạn I và giai đoạn II là 9

xã, chiếm 45% trên tổng số xã. Dự án hỗ trợ xây dựng CSHT trong chương trình 135 giai đoạn I cịn thiếu kinh nghiệm, nên chưa đạt được kết quả cao trong việc đưa các xã, thơn ĐBKK thốt nghèo. Qua giai đoạn I, Chương trình chỉ mới thực hiện đưa được 2 thôn ĐBKK thuộc xã khu vực III ra khỏi diện đói nghèo. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm 2010, trên cơ sở rà sốt Tiêu chí phân định vùng dân tộc và miền núi theo trình độ phát triển UBDT hướng dẫn các địa phương tổ chức đánh giá bình xét, lựa chọn dân chủ cơng khai xã ĐBKK, thôn bản ĐBKK đảm bảo đúng đối tượng. Uỷ ban Dân tộc phối hợp với các Bộ ngành liên quan tổ chức hướng dẫn cho các tỉnh lập Dự án tổng thể về phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn các xã, thôn bản ĐBKK vùng dân tộc thiểu số của từng tỉnh để tổng hợp xem xét trình Thủ tướng quyết định. Với tiêu chí xét nghèo mới huyện Tun Hố có tới 12 xã thuộc khu vực III (xã ĐBKK) chiếm 60% trên tổng số xã của huyện, với 48 thôn ĐBKK nằm trong diện thực hiện Chương trình 135.

Tại mỗi xã, người ta áp dụng các tiêu chí lựa chọn ra các thơn ĐBKK. Các thơn được chọn thường là các thơn có hệ thống CSHT thiếu và yếu nghiêm trọng, tỷ lệ hộ nghèo đói cao, trình độ văn hố thấp và tập tục lạc hậu. Trong giai đoạn I trung bình mỗi xã người ta chọn 4,7 thôn. Nhưng qua giai đoạn II trung bình mỗi xã có 4,4 thơn được lựa chọn là thôn ĐBKK. Và bước qua giai đoạn III, tỷ số đó giảm xuống chỉ cịn 4 thơn/xã. Điều này chứng tỏ, nhờ thực hiện Chương trình 135 mà một số thơn đã được đưa ra khỏi diện ĐBKK và số thôn ĐBKK ở mỗi xã giảm xuống.

Thơng qua Chương trình 135, điều kiện KT-XH của các thơn, xã ĐBKK được cải thiện rõ rệt. Từ đó, từng bước đưa các thơn, xã nói trên thốt nghèo và ra khỏi diện ĐBKK, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn huyện nói riêng và trên cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng csht trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá (Trang 44 - 45)