CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng csht trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá (Trang 29 - 34)

1.2.1. Tình hình thực hiện chương trình 135 ở một số tỉnh trên cả nước

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xn

núi, là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt

Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương

trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997- 2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010).

Giai đoạn I (1997-2006)

Điều hành Chương trình 135 là Ban chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK miền núi và vùng sâu, vùng xa. Người đứng đầu ban này là một phó thủ tướng chính phủ; phó ban là Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; và các thành viên là một số thứ trưởng các bộ ngành và các đại diện đồn thể xã hội.

Trong giai đoạn này có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư ồ ạt của nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân cùng chịu kinh phí, cùng thi cơng), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách giáo khoa, một số báo chí, v.v...

Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách 1.870 xã ĐBKK và các xã biên giới làm phạm vi của Chương trình 135. Các năm tiếp theo, do có sự chia tách và thành lập xã mới, nên số xã thuộc phạm vi Chương trình 135 đã vượt con số trên. Khi giai đoạn I kết thúc, Nhà nước Việt Nam đã chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn cơng trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cũng có đánh giá rằng hiệu quả của Chương trình 135 cịn chưa cao, nhiều mục tiêu chưa thực hiện được.

Giai đoạn II (2006-2010)

Chương trình 135 giai đoạn II được thực hiện trên cơ sở của chương trình giai đoạn I nên chính quyền các cấp từ huyện đến xã, thôn bản, đặc biệt là các chủ đầu tư, BQL dự án có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác chỉ đạo, điều hành, quản lý tổ chức thực hiện các dự án nhằm đạt được mục tiêu chương trình đề ra.

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

- Chương trình 135 giai đoạn II có tính tồn diện hơn về cả lĩnh vực kinh tế cũng như xã hội. Ngoài việc đầu tư xây dựng CSHT, hỗ trợ phát triển sản xuất, tập huấn, đào tạo cán bộ xã,thơn, bản chương trình cịn bổ sung hợp phần hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý.

Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1.946 xã và 3.149 thơn, bn, làng, bản, xóm ấp ĐBKK thuộc các xã khu vực II thuộc 45 tỉnh, thành được đưa vào phạm vi của Chương trình 135. Ở giai đoạn II, chương trình 135 được triển khai thực hiện đồng bộ và đạt hiệu quả hơn so với giai đoạn I.

Kết quả năm 2006 - 2009 đã triển khai đầu tư xây dựng 12.646 cơng trình đạt 53,4% so với kế hoạch, với số vốn đã thực hiện 7.892,737 tỷ đồng.Trong đó: Đường giao thơng 3.375 cơng trình, thủy lợi 2.393 cơng trình, trường học 2.478 cơng trình, nước sinh hoạt 1.573 cơng trình, điện 995 cơng trình, chợ 367 cơng trình, trạm y tế 489 cơng trình, nhà sinh hoạt cộng đồng 976 cơng trình. Đến 31/12/2009 đã có 10.242 cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng, trong đó giao thơng 2.925 cơng trình, trường học 2.113 cơng trình, thủy lợi 1.987 cơng trình,...

Duy tu, bảo dưỡng cơng trình sau đầu tư: Từ năm 2008, ngân sách trung ương (NSTW) đã bố trí vốn bằng 6,3% kế hoạch vốn đầu tư cho các địa phương thực hiện cơng tác duy tu bảo dưỡng cơng trình hạ tầng sau đầu tư. Đa số các địa phương triển khai thực hiện khá tốt, có khoảng 5 - 7% cơng trình sau đầu tư được duy tu, bảo dưỡng, góp phần nâng cao tính bền vững cơng trình.

Những kết quả trên đã làm thay đổi nhanh và thay đổi cơ bản diện mạo của nông thôn vùng dân tộc và miền núi, thực sự là lượng vật chất to lớn, góp phần thúc đẩy nhanh cơng tác xố đói giảm nghèo ở vùng này.

Nhiều địa phương đã hoàn thành kế hoạch được giao: Bình Thuận (113,05%), Kiên Giang (105,6%), Thái Nguyên (100,1%), Quảng Ninh (100,07%), Phú Thọ (100,06%), Phú Yên (100,02%), Bà Rịa Vũng Tàu (100%), Bình Định (100%), Đắk Lắk (100%), Lâm Đồng (100%), Tây Ninh (100%), Bình Phước (100%), Hậu Giang (100%), Sóc Trăng (100%), Tuyên Quang (100%), Ninh Bình (100%), Nghệ An (100%), Cà Mau (100%), Hà Tĩnh (100%), Bắc Giang (100%),....

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

Dự án đã thực hiện các hoạt động:

- Hỗ trợ giống cây trồng trên 400 tỷ đồng, gồm: giống cây lương thực trên 12.000 tấn và gần 75 triệu cây công nghiệp, đặc sản và cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Hỗ trợ giống vật nuôi gần 390 tỷ đồng gồm: gia súc trên 300.000 con, gia cầm trên 1.300.000 con, thủy sản trên 18 triệu con.

- Hỗ trợ trên 480.000 tấn với giá trị gần trên 215 tỷ đồng vật tư chủ yếu phục vụ sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi.v.v.

- Tập huấn, hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao kỹ thuật cho khoảng 927.000 lượt người.

- Hỗ trợ trên 250.000 máy, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm với giá trị khoảng 345 tỷ đồng.

- Xây dựng trên 6.600 mơ hình để phổ biến và nhân rộng với kinh phí trên 170 tỷ đồng.

Giai đoạn III (2012-1015)

Năm 2011 và năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn thực hiện chương trình 135 cho các địa phương thực hiện, nhiều tỉnh đã triển khai, tổ chức thực hiện tốt, song một số địa phương còn lúng túng trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình. . Tổng quan về vốn thực hiện chương trình:

- Vốn ngân sách nhà nước: 23.000 tỷ đồng - Vốn huy động từ các nhà tài trợ: 5.000 tỷ đồng - Vốn người dân tham gia đóng góp: 2.000 tỷ đồng - Vốn tín dụng: (số hộ x định mức = tổng cụ thể)

TỔNG SỐ: 30.000 tỷ đồng cho 5 năm (2011 – 2015) ~ 6.000 tỷ đồng/năm.

1.2.2 Tình hình thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hoá

Sau khi tiếp thu chủ trương của Trung ương về triển khai Chương trình 135 giai đoạn II, UBND huyện Tuyên Hoá đã kịp thời phổ biến các quan điểm, chủ trương, mục tiêu của Chương trình 135 giai đoạn II. Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình 135 huyện giai đoạn II do đồng chí Phó chủ tịch UBND Huyện làm trưởng ban, Trưởng các ngành chức năng và chủ tịch UBND xã thực hiện chương trình 135 làm thành viên. Các văn bản của Trung ương, Quyết định của Chính phủ, Thơng tư liên tịch số 01/2008TTLT-UBDT-

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

KHĐT-NNPTNT ngày 16/9/2008 hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển KT-XH các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006-2010; Thông tư số 12/2009/TT-BNN ngày 06/3/2009 … đã được UBND Huyện chỉ đạo triển khai quán triệt cho các xã, các BQL đầy đủ và kịp thời, đôn đốc, hướng dẫn chỉ đạo các chủ đầu tư, BQL dự án thực hiện tốt chương trình.

Ban chỉ đạo chương trình 135 huyện đã phân cơng các thành viên phụ trách các xã thực hiện chương trình để theo dõi, hướng dẫn và nắm tinh thần các xã trong dự án xây dựng CSHT, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tham mưu cho UBND huyện sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình hàng năm để rút kinh nghiệm chỉ đạo kịp thời.

1.2.3 Tình hình tổ chức quản lý các cơng trình xây dựng CSHT trong chương trình 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hoá 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hoá

Thực hiện nguyên tắc công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành hướng dẫn cho các địa phương thực hiện đúng tinh thần của Thông tư liên tịch số: 05/2013/TTLT- UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của Liên bộ về việc hướng dẫn thực hiện CT 135 giai đoạn III, trong việc giao chủ đầu tư, thành lập ban quản lý dự án, ban giám sát, lựa chọn cơng trình, quy hoạch, kế hoạch, giám sát hoạt động xây dựng, bàn giao khai thác cơng trình...

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HOÁ

2.1 Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng csht trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w