2.2. Phân tích các môi trƣờng tác động đến công ty
2.2.1. Phân tích mơi trường kinh tế vĩ mô
Sau khi chứng kiến sự hồi phục ấn tượng trong nửa đầu năm 2021, làn sóng Covid-19 lần thứ tư đã khiến nền kinh tế Việt Nam trong quý 3/2021 ghi nhận mức giảm mạnh nhất lịch sử từ lúc Việt Nam tính và cơng bố dữ liệu GDP. Tuy vậy, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển từ chiến lược Zero Covid sang “sống chung với Covid”, dần nới lỏng giãn cách và mở cửa nền kinh tế, kịp thời thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19, đẩy mạnh tiêm vắc xin, ban hành nhiều biện pháp hỗ trợ nền kinh tế. Kết quả là nền kinh tế đã có bước chuyển biến tích cực trong 2 quý cuối năm 2021.
Sản xuất công nghiệp trở lại mức tăng trưởng dương trong tháng 11 sau 3 tháng liên tiếp sụt giảm. Cán cân thương mại chuyển sang thặng dư trong 3 tháng liên tiếp nhờ vào sự cải thiện của tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh. Vốn FDI đăng ký giữ được tốc độ tăng trưởng hai chữ số. Bán lẻ thu hẹp đà giảm. Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng trở lại so với tháng trước đó.
Thêm vào đó, lạm phát và tỷ giá vẫn giữ ổn, là nền tảng quan trọng trong việc duy trì được sự hồi phục kinh tế.
Dịng vốn FDI kì vọng tăng trưởng trở lại khi dịch được kiểm soát, khi Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của làn sóng FDI toàn cầu; đầu tư công được đẩy mạnh; xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng khi sản xuất trong nước quay trở lại hoạt động và nhu cầu bên ngồi hồi phục. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ kinh tế, duy trì mặt bằng cho vay thấp, ổn định vĩ mơ, và việc thúc đẩy chuyển đổi số chính phủ và doanh nghiệp đóng vai trị rất quan trọng trong sự hồi phục của nền kinh tế.
Năm 2021, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, nghiêm trọng dẫn tới kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhờ việc đẩy nhanh tiến trình bao phủ vaccine, việc linh hoạt điều chỉnh chiến lược chống dịch giúp cân bằng hơn giữa việc đảm bảo sức khỏe người dân và phục hồi; tăng trưởng kinh tế cả năm duy trì đà tăng trưởng dương và đang phục hồi nhanh, lạm phát ở mức thấp nhất trong 6 năm, xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục, thu hút đầu tư nước ngoài hồi phục… Đây là tiền đề quan trọng giúp nền kinh tế hồi phục và bật tăng mạnh mẽ trong năm 2022.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam cịn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp; sức cầu tiêu dùng còn yếu; thu ngân sách thiếu bền vững; giải ngân đầu tư công không đạt mục tiêu cả năm; hoạt động doanh nghiệp cịn nhiều khó khăn; rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, gián đoạn sản xuất vẫn
còn; nợ xấu đang gia tăng. Điều này địi hỏi cần có những chính sách, biện pháp trúng, đúng, kịp thời hơn nữa, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, nhằm phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.
Căng thẳng địa chính trị quốc tế đang tiếp tục kích hoạt tâm lý bán tháo cổ phiếu của nhà đầu tư tại nhiều thị trường quốc tế. Thêm vào đó, những dự báo về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất trong kỳ họp tháng 3 này nhằm đối phó với áp lực lạm phát; lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục tăng mạnh đã tác động tiêu cực tới TTCK Châu Á, khiến nhiều chỉ số giảm sâu trong phiên giao dịch giữa tháng 3.
Mặc dù đang khá chật vật trong việc trở lại vùng đỉnh lịch sử 1.500 điểm, tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì nhiều khả năng VN-Index sẽ sớm vượt qua cột mốc này và chinh phục đỉnh cao mới. Mirae Asset đã đưa ra dự phóng VN- Index năm 2022 khoảng 1.700 điểm trong kịch bản cơ sở. Thậm chí trong kịch bản tích cực hơn, Mirae Asset cập nhật vùng biến động kỳ vọng cho VN-Index từ 1.420 đến 1.950 điểm, tương ứng P/E dao động trong khoảng 14 đến 18 lần và mức tăng trưởng kép EPS giai đoạn 2020-2022 đạt từ 26% đến 30%/năm.
Cịn trong tương lai gần là tháng 3/2022, Chứng khốn Yuanta đánh giá dịng tiền chưa có dấu hiệu rút ra khỏi thị trường và chủ yếu luân chuyển tìm kiếm cơ hội ở từng nhóm cổ phiếu. Yuanta dự báo chỉ số VN-Index có thể sẽ biến động trong vùng 1.440 – 1.512 điểm trong nửa đầu tháng 3/2022 và tăng dần về mức đỉnh cũ 1.535 điểm vào nửa cuối tháng 3.