Phân tích CTCP Xây dựng Conteccons

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu ctd ctcp xây dựng coteccons (Trang 40 - 43)

2.3.1. Phân tích SWOT

ĐIỂM MẠNH:

- Hệ thống chính sách hỗ trợ ngành xây dựng, bất động sản bước đầu có tác động tích cực đến ngành: Luật Xây dựng, Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) và các Nghị định liên quan.

- Lượng nhân cơng lớn, giá rẻ, có tay nghề cao

- Có khả năng tiếp thu công nghệ xây dựng mới từ các nước phát triển

ĐIỂM YẾU:

- Năng lực thi công của các doanh nghiệp trong ngành không đồng đều

- Một lượng lớn nhân công không được đào tạo bài bản, chủ yếu do di dân từ khu vực nông thơn

- Thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho cơng tác thi công và xây dựng cơng trình

- Các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ năng lực thầu kém và sử dụng công nghệ lạc hậu, con số này chiếm tỷ lệ lớn trong ngành

- Chất lượng cơng trình xây dựng chưa đồng đều, bộc lộ nhiều yếu kém - Tình trạng đội vốn, kéo dài thời gian thi cơng cịn tiếp diễn

CƠ HỘI:

Xu hướng đơ thị hóa ngày một gia tăng cùng với nhu cầu xây dựng nhà ở, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng đô thị

- Thị trường bất động sản trong nước tiếp tục có những dấu hiệu phục hồi - Lãi vay mặc dù có xu hướng tăng trở lại nhưng thấp

- Tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do mở ra cơ hội về dịch chuyển nhà máy từ các nước láng giềng sang Việt Nam, đặc biệt từ Trung Quốc

- Tăng lên của nguồn vốn FDI vào Việt Nam

THÁCH THỨC:

- Phụ thuộc nhiều vào giá nguyên vật liệu

- Trình độ tư vấn, giám sát và quản lý dự án còn kém

- Sự gia nhập của các nhà thầu thi công lớn từ nước ngoài làm tăng áp lực canh tranh đối với các doanh nghiệp trong ngành

- Lo ngại về giảm cung trên thị trường bất động sản nhà ở, tác động tiêu cực đến lĩnh vực xây dựng dân dụng

- Kinh tế toàn cầu giảm tốc tác động đến nhu cầu đầu tư và ảnh hưởng đến nền kinh tế

- Dịch Covid gây ra khó khăn, cản trở rất lớn

- Giá vật liệu xây dựng tăng cao cũng đã trở thành rào cản trong thời gian gần đây

2.3.2. Phân tích tài chính cơng ty

Doanh thu và lợi nhuận

Kết quả kinh doanh 2018 2019 2020 2021 Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 28561 23733 14558 9078

Giá vốn hàng bán 26728 22685 13702 8803

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 1833 1048 856 275

Doanh thu hoạt động tài chính 321 264 228 277

Chi phí tài chính - - - 13

Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp 505 459 656 516

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 1746 857 401 -7

Lợi nhuận khác 127 34 27 45

Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên doanh

Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 1873 891 428 38

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp 1510 711 335 24

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty

mẹ 1510 711 334 24

Qua BCTC, ta có thể thấy doanh thu của CTD khá ổn định ở giai đoạn 2018. Tuy nhiên, doanh thu cả năm 2019 của CTD chỉ đạt hơn 23.733 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2018. Sự sụt giảm doanh thu chủ yếu do nguồn cung các dự án bất động sản sụt giảm dẫn đến cạnh tranh về giá đấu thầu, có ít hợp đồng hơn, một số dự án thì trị trì hỗn hoặc chậm tiến độ. Sang đến năm 2020, doanh thu của CTD tiếp tục sụt giảm mạnh chỉ còn 14.558 tỷ đồng, giảm 39% so với năm 2019. Có thể thấy trong năm xảy ra đại dịch Covid-19, toàn nền kinh tế đều lao dốc.

Về lợi nhuận, giai đoạn 2017-2018 công ty đạt mức lợi nhuận ổn định, được đánh giá là có sức khoẻ tài chính tốt. Tuy nhiên năm 2018, lợi nhuận chỉ đạt 857 tỷ đồng, giảm 51% so với năm 2018. Năm 2020 lợi nhuận tiếp tục sụt giảm mạnh, chỉ đạt hơn 401 tỷ đồng, giảm 54% so với năm 2019

Năm 2021, kết quả kinh doanh và doanh thu hợp nhất 2.569 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 54,5 tỷ đồng; giảm lần lượt 28% và 56% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong năm 2021, Coteccons lên kế hoạch 17.413 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, 340 tỷ đồng lãi sau thuế. So với kế hoạch Coteccons đã thực hiện 15% mục tiêu doanh thu và 16% lợi nhuận năm. Theo số liệu trên báo cáo tài chính, biên lợi nhuận gộp 2021 chỉ đạt gần 4,7% trong khi ba quý liền trước biên lợi nhuận gộp của Coteccons đều duy trì ở ngưỡng 6,1%. Biên lợi nhuận gộp 2021 cũng giảm so với mức gần 5,5% của 2020.

Biên lợi nhuận gộp của Coteccons xuống thấp trong bối cảnh giá thép tăng phi mã.

Tổng tài sản của Coteccons đạt 14.082 tỷ đồng. Lượng tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn của Coteccons cuối kỳ là 3.251 tỷ đồng, tương đương so với đầu năm.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Coteccons tiếp tục âm trong 2021 với con số âm 184 tỷ đồng và đã bắt đầu âm kể từ năm 2018 tới nay.

Ngay trong quý I Coteccons đã sử dụng đòn bẩy khi vay gần 339 tỷ đồng, song đã tất toán ngay trong kỳ. Trên bảng cân đối kế toán, đầu và cuối kỳ, nợ của Coteccons vẫn sạch song con số nợ vay chỉ thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Dấu hiệu ấy càng rõ ràng hơn khi quý I chi phí tài chính của Coteccons đạt 993 triệu đồng do khoản chi phí lãi vay gần 777 triệu đồng trong khi khoản đó khơng xuất hiện trong các kỳ trước.

Nhóm hệ số khả năng thanh tốn

Năm 2018 2019 2020 2021

Khả năng thanh toán ngắn hạn 1.73 1.91 2.24 2.10

Khả năng thanh tốn của CTD ln duy trì ở mức cao trong ngành và ở đây có sự chênh lệch giữa hệ số thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh do cơng ty có lượng hàng tồn kho lớn, lượng hàng tồn kho ở đây là các cơng trình đang thi cơng dở dang. Nói chung khả năng thanh toán của CTD là khá tốt và đảm bảo an tồn

Nhóm hệ số cơ cấu tài chính

Năm 2018 2019 2020 2021

Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu 111.28 91.26 68.57 68.83

Tổng nợ / Tổng tài sản 52.67 47.72 40.68 40.77

Nợ ngắn hạn / Vốn chủ sở hữu 111.16 91.04 68.5 68.8 CTD hiện là cơng ty có quy mơ tổng tài sản (33,612 tỷ) và vốn chủ sở hữu (8,248 tỷ) lớn trong số các công ty xây dựng tư nhân niêm yết trên sàn. Công ty hầu như không sử dụng nợ vay ngân hàng trong cấu trúc nguồn vốn, điều này giúp công ty không chịu áp lực từ việc trả lãi vay và thể hiện tiềm lực tài chính vững mạnh. Tuy nhiên, việc sử dụng cấu trúc vốn với tỷ lệ vay thấp làm công ty chưa tận dụng được lợi ích của tấm chắc thuế từ nợ vay.

Nhóm hệ số khả năng sinh lời

Năm 2018 2019 2020 2021

ROS 5.29 3.00 2.30 0.27

ROE 19.78 8.65 3.96 0.29

ROA 9.24 4.31 2.20 0.17

Hiệu suất sinh lợi của CTD có xu hướng giảm, ngun nhân chính là do CTD theo đuổi mơ hình làm tổng thầu các cơng trình lớn có nhiều đối thủ cạnh tranh do đó biên lợi nhuận khơng cao. Bên cạnh đó chi phí xây dựng cơng trình đã tăng lên nhiều từ năm 2020 trong khi giá thầu cơng trình khơng tăng tương ứng cũng khiến biên lợi nhuận suy giảm.

ROA của CTD ở mức cao so với các công ty cùng ngành và so với trung bình ngành (6.1% so với 3.6%), tuy nhiên vẫn thể hiện xu hướng giảm do việc gia tăng quy mô của CTD khiến quy mô tài sản tăng. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE thấp hơn trung bình ngành (10.5% so với 11.5 %) do cơ cấu vốn của CTD có vốn chủ sở hữu tương đối lớn và ít sử dụng nguồn nợ vay, đây cũng là một hạn chế tạm thời khi chưa tận dụng được lợi ích của lá chắn thuế.

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu ctd ctcp xây dựng coteccons (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)