3.2.1. Doanh nghiệp thực hiện kế toán theo nguyên tắc giá trị thị trường
Trên thực tế, giá trị doanh nghiệp xác định rõ ràng và chính xác nhất khi doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán theo nguyên tắc giá trị thị trường. Nhờ sử dụng phương pháp giá trị tài sản ròng, giá trị của doanh nghiệp và giá cổ phiếu trên thị trường có thể dễ dàng tính tốn. Đối với các tài sản ngắn hạn, việc đánh giá trên bảng cân đối kế toán theo nguyên tắc giá gốc, nhưng đã được đánh giá trên bảng cân đối kế toán theo nguyên tắc giá gốc, nhưng đã được đánh giá lại theo giá trị thuần có thể thực hiện được nên phần nào giá trị sổ sách của tài sản ngắn hạn đã phản ánh được giá trị thị trường. Tuy nhiên hoạt động này vẫn có độ trễ khi thời điểm đánh giá tài sản thông thường là thời điểm cuối năm và thời điểm cơng bố tài chính thường là 3 tháng sau. Đối với các tài sản dài hạn, nhất là tài sản cố định, giá trị được khấu hao theo phương pháp đường thẳng và thường khơng có thơng tin về giá trị thị trường.
Mặc dù với quy mô tài sản lớn như của Coteccons, việc đánh giá có thể gây khó khăn, tốn nhiều thời gian và cơng sức. Tuy nhiên, cơng ty có thể thực hiện các bảng kê khai, nhóm lại các tài sản có cùng thời điểm đưa vào sử dụng và đưa ra giá trị nguyên gốc để từ đó nhà đầu tư có thể điều chỉnh theo lạm phát và có thể xác định một cách gần nhất giá trị tài sản rịng của cơng ty.
3.2.2. Nâng cao trách nhiệm công bố thông tin của công ty
Các thông tin về hoạt động kinh doanh chung của công ty hiện nay chủ yếu được thu thập thông qua thơng tin từ báo cáo tài chính hợp nhất, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của công ty. Tuy nhiên lượng thông tin trong báo cáo tài chính hợp nhất và thuyết minh báo cáo tài chính thường khơng cung cấp đầy đủ thơng tin về hoạt động chi tiết. Điều này gây khó khăn khi xem xét định giá cổ phiếu của doanh nghiệp chỉ dựa trên tỷ lệ nợ, doanh thu, chi phí lãi vay, lợi nhuận thuần, thu nhập trước thuế và sau thuế mà chưa thể có được đánh giá về tình trạng tài sản, vịng quay hàng tồn kho. Ngoài ra cơ sở đưa ra cho khoản bù trừ khi hợp nhất cũng chưa được hoạch định rõ là bù trừ cho phần nào. Vì vậy, để có cái nhìn tốt hơn, cơng ty nên cung cấp báo cáo tài chính riêng lẻ của các cơng ty con đính kèm với báo cáo tài chính hợp nhất của cơng ty.
3.2.3. Xây dựng thơng số cho các ngành
Thị trường chứng khốn Việt Nam đã có trên 15 năm phát triển, tuy nhiên các thông số về ngành vẫn chưa được xây dựng một cách thống nhất. Nguyên do thứ
nhất là chưa có một văn bản pháp quy nào hướng dẫn phân chia ngành nghề một cách cụ thể. Mặc dù trên các trang web của các cơng ty chứng khốn, hay của các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính đều có đưa ra những chỉ tiêu về ngành. Tuy nhiên, cơng thức tính tồn và việc xác định các cơng ty trong ngành cịn chưa thống nhất, hoặc việc tính tốn vẫn cịn bỏ sót dẫn đến việc các kết quả sai lệch và không nhất quán. Một nhà đầu tư, hay một nhà phân tích độc lập khi lựa chọn các chỉ số ngành phải đối diện với rất nhiều tham khảo và dự báo khác nhau có thể bị hoang mang và khó có thể xác định đúng được giá trị thực của ngành nếu không trực tiếp đi vào tính tốn. Đây là một trở ngại lớn đối với cơng tác phân tích và định giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Việc xác định các chỉ số về ngành nhất là cơng ty lớn như Hồ Phát khi thiếu hụt các thông tin về ngành là một trở ngại rất lớn cho nhà phân tích khi định giá. Để có thể tính tốn giá trị của ngành một cách xác thực nhất, các ngành nên xây dựng các thông số cho từng lĩnh vực cụ thể. Việc phân chia càng đi cụ thể càng tạo điều kiện cho nhà đầu tư dễ dàng xác định giá trị cổ phiếu.