Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính Nhà

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính qua thực tiễn tại địa bàn huyện quảng ninh - tỉnh quảng bình (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1. Những vấn đề lý luận chung về tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính

1.1.7.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính Nhà

chính Nhà nước

Việc giải quyết tranh chấp đất đai khơng chỉ được giải quyết tại cơ quan tư pháp theo thủ tục tố tụng mà còn được xem xét giải quyết tại cơ quan

hành chính Nhà nước theo thủ tục hành chính. Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp khơng có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc

đai năm 2003 thì việc giải quyết được thực hiện thông qua cơ quan Nhà nước. Điều này đã được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 136 Luật đất đai 2003 và Điều 160, 161 Nghị định 181/2004/NĐ-CP. Cụ thể khi tiến hành giải quyết cơ quan hành chính Nhà nước phải dựa vào các căn cứ sau:

- Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra.

- Ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập gồm có: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là Chủ tịch Hội đồng; Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn; Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc đối với khu vực nơng thơn; Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.

- Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngồi diện tích đất đang có tranh chấp và bình qn diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương.

- Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.

- Chính sách ưu đãi người có cơng của Nhà nước. - Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất.

Việc xác định những căn cứ trên trong Nghị định 181/2004/NĐ-CP là một tiến bộ vượt bậc của pháp luật nhằm đưa ra một lộ trình cần thiết, hợp lí và có hiệu quả cơng việc giải quyết tranh chấp giữa những người đã có q trình sử dụng đất ổn định lâu dài nhưng khơng có các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật. Đây là dạng tranh chấp có số lượng tồn đọng nhiều hiện nay do việc xác định căn cứ để giải quyết còn gặp rất nhiều khó khăn.

Tại khoản 2 Điều 136 Luật đất đai năm 2003 và Điều 160 Nghị định 181/2004/NĐ-CP cũng đã quy định khá rõ về thẩm quyền giải quyết: Trong

trường hợp các bên tranh chấp khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1,2 và Khoản 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003 thì các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan hành chính Nhà nước để được giải quyết:

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.

Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tơn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, tổ chức nước ngồi, cá nhân nước ngồi với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Trường hợp khơng đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính

Về nguyên tắc, mọi tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính thì các đơn vị hành chính liên quan có trách nhiệm cùng phối hợp giải quyết. Cơ quan quản lý đất đai chuyên ngành có nhiệm vụ tham mưu, cũng cấp các tài liệu địa chính cần thiết để làm sáng tỏ các bất đồng về địa giới để cơ quan hành chính Nhà nước các cấp phối hợp để tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất. Điều này đã

được thể hiện trong quy định tại Điều 137 Luật đất đai năm 2003 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính. Nếu trong q trình phối hợp giải quyết mà các bên khơng đạt được sự nhất trí về phương án và cách thức giải quyết thì căn cứ vào quy định Hiến pháp năm 1992 về thẩm quyền phân vạch địa giới các cấp hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, căn cứ vào Khoản 8 Điều 84 của Hiến pháp năm 1992, Quốc hội có thẩm quyền phân vạch địa giới giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Khoản 10 Điều 112 của Hiến pháp quy định Chính phủ có thẩm quyền phân vạch địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh. Cho nên, đối với các tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính thì trách nhiệm phối hợp của các cấp hành chính là rất quan trọng, để từ đó có phương án tối ưu trong việc đảm bảo cược sống bình thường của nhân dân trong vùng tranh chấp, đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, gắn việc giải quyết quyền lợi về đất đai với việc ổn định về địa giới trong trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính.

1.1.8. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính

Khi phát sinh các tranh chấp về đất đai thì các bên tranh chấp phải chủ động gặp gỡ để thỏa thuận, bàn bạc để đi đến thống nhất quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp các bên không tự hịa giải được hoặc hịa giải khơng thành thì mỗi bên có thể gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp u cầu tiến hành hịa giải.

UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp khi nhận được đơn của các bên tranh chấp thì trong thời hạn 30 ngày làm việc thực tế phải có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác như Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh... để tiến hành tổ chức hòa giải theo quy định của pháp luật.

Hòa giải là một giai đoạn rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, thực hiện tốt điều này sẽ giảm thiểu được số lượng án tranh chấp, dung hòa được mâu thuẫn của các bên, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.

Khi tiến hành hịa giải ở cơ sở phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo đúng nội dung pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dịng họ và cộng đồng dân cư

- Tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên;

- Phải dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận, khách quan và không áp đặt; - Đảm bảo sự thống nhất cao và thể hiện ý chí của các bên.

Sau khi UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp đã tiến hành hồ giải tranh chấp nhưng khơng thành mà các bên vẫn tiếp tục tranh chấp thì gửi đơn đến Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để được giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn của đương sự, cơ quan có thẩm quyền là chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh quyết định giải quyết tranh chấp đất đai (quyết định giải quyết lần đầu) trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết; nếu khơng đồng ý thì một hoặc các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn của đương sự, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật.

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngồi với hộ gia đình, cá nhân, cơng đồng dân cư với nhau, trong thời hạn klhông quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn của đương sự, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giải quyết tranh chấp đất đai (quyết định giải quyết lần đầu) trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định;

nếu khơng đồng ý thì một hoặc các bên tranh chấp đất đai có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Mơi trường là quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật.

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính qua thực tiễn tại địa bàn huyện quảng ninh - tỉnh quảng bình (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w