Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính qua thực tiễn tại địa bàn huyện quảng ninh - tỉnh quảng bình (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG GIẨI QUYẾT TRANH CHẤP

2.3. Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính trên địa

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại

Mặc dù đã đạt được những thành cơng, kết quả nói trên, hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước theo thủ tục hành chính trên địa bàn Huyện Quảng Ninh nói riêng và hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh nói chung cịn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc sau:

Thứ nhất, các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai tại Huyện Quảng

Ninh chưa ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003 về hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai.

Nếu như công dân chỉ làm những điều mà pháp luật khơng cấm thì các cơ quan nhà nước phải làm việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật. Do đó, việc ban hành các văn bản pháp luật là hết sức quan trọng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Trong lĩnh vực quản lý đất đai cũng vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai bên cạnh việc tuân thủ Hiến pháp và các quy định của pháp luật thì nhìn chung trong hoạt động của mình cịn phải tn thủ pháp luật chuyên ngành về đất đai và các văn bản dưới luật mang tính hướng dẫn, chỉ

đạo. Trên cơ sở những quy định chung này, các cơ quan quản lý về đất đai ở từng địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình để ban hành các văn bản dưới luật như: Quyết định, chỉ thị, cơng văn… Có tính chất hướng dẫn, chỉ đạo trong từng hoạt động cụ thể. Qua đó góp phần đơn giản hóa các quy định của pháp luật, tạo tính chủ động trogn cơng việc và từ đó đem lại kết quả cao trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai.

Tuy nhiên, trong những năm qua mặc dù Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được cơ quan nhà nước ban hành song thực tế các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Quảng Ninh mà cụ thể là UBND huyện và phòng tài nguyên và mơi trường vẫn cịn mắc phải nhiều hạn chế trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo, chưa kịp thời ban hành đủ các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hố. Hình thức văn bản giải quyết một số vụ việc chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật như việc ban hành công văn, thông báo... để thay thế quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Nhiều địa phương vẫn chưa nắm chắc những đổi mới, những quy định mới của pháp luật về đất đai nên vẫn còn áp dụng những quy định cũ đã bị huỷ bỏ hoặc thay thế, nhiều trường hợp áp dụng sai quy định. Những bất cập này đã tạo nên những vụ việc khiếu kiện mới về đất đai

Thứ hai, một số hạn chế trong Luật đất đai năm 2003

Có qua nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003. Thực tế hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về đất đai có quá nhiều và rất phức tạp, chồng chéo lẫn nhau. Theo ước tính, Luật đất đai năm 2003 có tới 16 nghị định, 24 thơng tư và cịn hàng trăm văn bản hướng dẫn tại các địa phương(…). Như vậy, đến tên gọi của các văn bản này cịn khó nhớ chứ chưa nói đến nội dung đã được nắm bắt và vận dụng để giải quyết. Do đó, dẫn đến tình trạng khó vận dụng, áp dụng sai vào thực tế. Đó là chưa kể đến tình trạng các văn bản có sự mâu thuẫn lẫn nhau dẫn đến tình trạng thiếu sự chính xác trong việc ra quyết định giải quyết tranh chấp. Chính việc hệ thống pháp luật

chưa đầy đủ thiếu đồng bộ và chưa có sự thống nhất đã tạo ra nhiều điểm bất cập trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc ban hành các văn bản dưới Luật để hướng dẫn thi hành là việc làm rất cần thiết. Vì chỉ có như vậy các quy định của pháp luật mới được cụ thể hóa, hướng dẫn chi tiết, qua đó khi vận dụng vào thực tế sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, việc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cũng không phải là một giải pháp tốt mà nó cịn gây khó khăn cho các cơ quan áp dụng pháp luật. Điểm bất cập trong công tác ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003 chính là vừa thiếu lại vừa thừa. Trong khi các văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai ở các địa phương lại thiếu thì các văn bản hướng của các cơ quan Trung ương ban hành một cách quá nhiều, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý đất đai. Điều này làm cho Luật đất đai năm 2003 khó thực thi và đem lại hiệu quả khơng cao so với mục đích đặt ra. Mặt khác, việc quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai hiện nay được thực hiện thông qua hai con đường : Một là do cơ quan hành giải quyết theo thủ tục hành chính, hai là do cơ quan tư pháp (Tòa dân sự hoặc Tịa hành chính) theo thủ tục tố tụng. Tuy nhiên về bản chất đều phải xem xét QSDĐ, nhưng việc áp dụng pháp luật để giải quyết cùng một vụ việc giữa cơ quan hành chính và Tịa án lại có sự khác nhau trong đường lối giải quyết. Việc hướng dẫn thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và Tồ án cịn chưa cụ thể, chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng đùn đẩy giải quyết giữa Tồ án và cơ quan hành chính.

Do đó, u cầu các cơ quan chức năng khi giải quyết cần nhìn nhận rõ điểm hạn chế này để đề ra những giải pháp phù hợp góp phần hồn thiện pháp luật đất đai trong giai đoạn tới.

Thứ ba, hệ thống hồ sơ địa chính lưu trữ, bảo quản chưa chưa chặt chẽ

đối với từng thửa đất, chưa được đầu tư thỏa đáng để xây dựng một hệ thống khoa học, đầy đủ; cơng tác quy hoạch đất đai cịn chậm.

Cơng tác quản lý đất đai cũng còn nhiều bất cập, hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, không đủ cơ sở cho việc quản lý đất đai. Công tác quy hoạch sử dụng đất chậm, việc chỉnh lý biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến việc tham mưu khơng đầy đủ, thiếu chính xác trong việc quy hoạch, thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. Nhiều địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, dẫn tới tuỳ tiện trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Đa số các địa phương chưa đầu tư kinh phí thoả đáng để xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với từng thửa đất. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm và trong một số trường hợp khơng chính xác.

Thứ tư, vẫn cịn một phận cán bộ, cơng chức có những hành vi vụ lợi

trong quản lý, sử dụng đất đai, nhũng nhiễu, thiếu công tâm là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh khiếu nại, tranh chấp về đất đai.

Một số cán bộ vì lợi ích kinh tế, tranh thủ trong thời gian đương chức đã cố tình vi phạm chính sách pháp luật đất đai để trục lợi, khơng làm trịn trách nhiệm xứng đáng là người “công bộc của nhân dân”. Việc áp dụng pháp luật của UBND cịn có tình trạng tuỳ tiện, nhất là ở cấp xã. Rất nhiều điểm đổi mới của Luật Đất đai năm 2003 vẫn chưa đưa được vào thực tế vì cán bộ quản lý ở nhiều nơi chưa biết, vẫn quyết định theo quy định của pháp luật trước đây. UBND chưa chăm lo nhiều đến công tác tiếp dân, công tác giải quyết tranh chấp. Từ đây làm cho dân khơng tin vào bộ máy hành chính ở địa phương, khơng tin vào quyết định hành chính của địa phương, ln mong muốn có sự phán quyết của Trung ương.

Thứ năm, việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan có thẩm quyền

chưa tốt, chỉ mang tính hình thức; do đó chưa mang lại hiệu quả cao.

Nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật đất đai nhìn chung cịn nhiều hạn chế, trong khi việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan có trách nhiệm chưa tốt, đơi khi mang tính hình thức, chưa thực sự tâm huyết.

Thứ sáu, các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn Huyện chưa tập trung

phối hợp, chỉ đạo giải quyết kịp thời, còn né tránh, đùn đẩy; chất lượng giải quyết các vụ tranh chấp đất đai không được giải quyết dứt điểm một lần.

Việc phối hợp giải quyết tranh chấp về đất đai giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa được chặt chẽ và thống nhất, cịn đùn đẩy trách nhiệm, có nhiều vụ việc cịn có ý kiến khác nhau làm cho công dân tiếp khiếu dai dẳng. Trong khi đó, trước những vấn đề phức tạp đã khơng nghiên cứu kỹ chính sách, pháp luật và vận dụng cụ thể vào tình hình thực tế để giải quyết dẫn đến chất lượng giải quyết các vụ tranh chấp đất đai trong được giải quyết dứt điểm một lẫn kéo theo tình trạng khiếu kiện vượt cấp.

Thứ bảy, hạn chế về phía người sử dụng đất.

Là một huyện thuần nông đang trong giai đoạn phát triển kinh tế nên hầu như kiến thức pháp luật về đất đai của người sử dụng đất còn hạn chế, chưa nắm bắt rõ các quy định của pháp luật. Có nhiều trường hợp, do quá bức xúc, dẫn đến khơng tơn trọng pháp luật hoặc q kích động do quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm nên đã lôi kéo đông đảo một bộ phận dân cư đến các trụ sở của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai để gây áp lực, đòi quyền lợi. Điều này, đã gây sức ép rất lớn cho các cán bộ giải quyết, ảnh hưởng đến cơng việc và hoạt động bình thường của tổ tiếp dân nhưng chưa có biện pháp xử lý cụ thể. Bên cạnh đó, đại bộ phận người dân do chưa am hiểu pháp luật nên có một số vụ việc chưa đủ cơ sỏ pháp lý để giải quyết hoặc thiếu chứng cứ nhưng vẫn cố tình khiếu kiện hoặc cố tình khơng chấp hành quyết định giải quyết đúng chính sách, đúng pháp luật làm cho hiện tượng khiếu nại tố cáo khơng dứt điểm. Nhưng cũng có một số trường hợp “cá biệt” người dân mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật, song cố tình khơng chấp hành những quyết định đã giải quyết đúng pháp luật; một số trường hợp bị kích động hoặc lợi dụng việc khiếu kiện để kích động khiếu nại đơng người, gây sức ép đối với cơ quan Nhà nước nhưng việc xử lý không nghiêm.

Nhiều vụ việc về tranh chấp đất đai mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn đã cố gắng vận dụng đầy đủ và chính xác để giải quyết hợp tình hợp lý phù hợp với tình hình thực tế và đúng với quy định của pháp luật nhưng do nhiều động cơ khác nhau người khiếu kiện vẫn tiếp tục đeo bám, làm cho tình hình trở nên phức tạp. Nhiều trường hợp cố tình gây rối, coi thường pháp luật và chống đối người thi hành công vụ nhưng chưa được xử lý nghiêm minh.

Một số đối tượng đi khiếu kiện có hành vi vượt quá giới hạn vi phạm pháp luật lợi dụng quyền khiếu kiện của mình để có hành vi q khích gây mất trật tự an tồn cơng cộng, ảnh hưởng đến công tác và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Dẫn đến tình trạng người khiếu nại gửi đơn tràn lan, vượt cấp đến nơi khơng có thẩm quyền giải quyết vẫn diễn ra phổ biến.

Tóm lại, trên đây là những hạn chế, vướng mắc có thể nói là “ Luật thiếu, cán bộ yếu” và hoạt động giải quyết đất đai gtreen địa bàn Huyện

Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung đnag gặp phải. Chính vì những điểm hạn chế vướng mắc này mà hoạt động giải quyết tranh chấp trogn thời gian qua chưa đạt kết qủa cao, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và quyền lợi của người sử dụng đất. Do đó, hi vọng trong thời gian tới cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này để đưa ra những giải pháp thích hợp góp phần đẩy nhanh tiến độ trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai để đảm bảo đất đai được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính qua thực tiễn tại địa bàn huyện quảng ninh - tỉnh quảng bình (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w