Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính qua thực tiễn tại địa bàn huyện quảng ninh - tỉnh quảng bình (Trang 61 - 73)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG GIẨI QUYẾT TRANH CHẤP

2.3. Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính trên địa

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Các cấp, chính quyền địa phương tai địa bàn Huyện đơi lúc cịn coi nhẹ cơng tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân, chưa huy động được vai trò của các tổ chức quần chúng. Như trong quá trình hỏa giải tranh chấp đất đai tại các UBND xã, pháp luật có quy định: UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội thanh niên…Cơng tác hịa giải ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương khơng bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm đảm nhiệm cơng việc này nên việc hịa giải đạt hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai cịn yếu kém về năng lực. Do đó, hiệu quả của việc hịa giải khơng đạt hiệu quả cao.

Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai cịn mang nặng về mệnh lệnh hành chính, chưa phát hiện giải quyết kịp thời, có nơi có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm, thiếu sự thống nhất giữa cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai dẫn đến lượng đơn thư của cơng dân tồn động cịn nhiều, nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình đạt lý. Chủ yếu, tập trung chú trọng vào vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở địa phương mà chưa quan tâm đầy đủ các vấn đề: Bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phục đất phục vụ cho việc xây dựng các cơng trình, chưa quan tâm đầy đủ đến các chính sách chăm lo đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi. Chính việc khơng làm tốt vấn đề này đã dẫn đến tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tăng cao như ở thời điểm hiện nay.

Việc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai chưa phù hợp với chính sách pháp luật dẫn đến các tranh chấp trong thời gian qua vẫn tồn động chiếm số lượng nhiều, chưa thực sự giải quyết nhanh chóng và triệt để. Bên cạnh đó, các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn cịn chậm được thi hành hoặc thi hành nhưng cịn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc khơng được giải quyết dứt điểm, khiếu kiện kéo dài.

Thứ hai, về phân công trách nhiệm và tham mưu giải quyết

Lực lượng trực tiếp giúp cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai chưa được phân công nhiệm vụ rành mạch. Việc phân công thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân giải quyết các tranh chấp về đất đai cũng khơng thống nhất: ở cấp tỉnh có vụ việc giao cho Thanh tra tỉnh, có vụ việc giao cho Sở Tài ngun và Mơi trường; ở cấp huyện có nơi giao cho Thanh tra huyện, có nơi giao cho Phịng Tài ngun và Mơi trường. Chính sự khơng rõ ràng này đã làm cho hoạt động giải quyết tranh chấp đất đại bị trì trệ.

Hiện nay, việc thẩm tra, xác minh kết luận, kiến nghị việc giải quyết các khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp không giao cho ngành Tài nguyên và Mơi trường. Tình trạng nêu trên đã tăng thêm khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai của công dân và lúng túng trong việc xác định thẩm quyền tham mưu giải quyết.

Thứ ba, về công tác quản lý đất đai

Những tồn tại do lịch sử để lại như: trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất chưa có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng khơng cịn lưu hồ sơ chứng cứ. Cơng tác kiểm kê trước khi trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất không được thực hiện hoặc được thực hiện thì cũng sơ sài, khơng cịn lưu sổ sách.

Việc thực hiện không triệt để các quy định của pháp luật đất đai ở các cấp làm cho việc lưu trữ hồ sơ địa chính khơng đồng bộ, sổ sách, bản đồ, tư

liệu thiếu. Trước đây, việc ban hành các văn bản về quy hoạch đất đai chậm, thiếu các văn bản về hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, xử lý vi phạm dẫn đến công tác quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp về đất đai gặp nhiều khó khăn.

Cơng tác lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt nên việc tra cứu gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ địa chính ở cơ sở chưa vững về chuyên môn nghiệp vụ và pháp luật trong khi đó lại thường xuyên thay đổi mất ổn định nên lại gặp khơng ít khó khăn trong công tác quản lý đất ở cơ sở. Một khi có tranh chấp, khiếu kiện về đất đai của công dân gửu đến, việc trước hết là phải thu thập, chứng minh thửa đất đang tranh chấp có đúng với hiện trạng đất không, đất tranh chấp là đất đã có giấy tờ hợp lệ hay chưa, muốn biết rõ và đúng thì phải tra cứu tài liệu địa chính mới nắm bắt được. Nhưng do cơng tác tài liệu hồ sơ địa chính nên việc làm này cũng gặp khơng ít khó khăn kéo, hệ quả kéo theo có thể là việc giải quyết trì trệ, kéo dài.

Cơng tác quản lý đất đai ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, đối với cấp xã là nơi trực tiếp tiếp xúc với người dân trong khi đó thì trình độ, năng lực cán bộ cịn hạn chế, cơ cấu, tổ chức hay bị thay đổi.

Thứ tư, việc cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động giải quyết

tranh chấp đất đai chưa được chú trọng

Cải cách thủ tục hành chính có một vai trị hết sức quan trong trong việc thúc đẩy và nâng chất lượng công tác quản lý Nhà nước về đât đai. Nhưng hầu như, công tác cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết tranh chấp đất đai vẫn chưa thực sự được chú trọng và quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó gây khó khăn giữa người khiếu kiện với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nhiều thủ tục hành chính cịn rườm rà, chồng chéo, bất cập, thiếu sự đồng bộ.

Thứ năm, về cơ sở vật chất – kỹ thuật

Quản lý nhà về đất đai là cơng việc địi hỏi phải có tính chặt chẽ và tính chính xác cao. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, hoạt đọng giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính nhà nước tại Huyện Quảng Ninh gặp

khơng ít khó khăn và hạn chế về số lượng giải quyết là do thiếu trang thiết bị về vật chất – kỹ thuật từ khâu thu thập chứng minh hiện trạng thửa đất bị tranh chấp cho đến khi ra quyết định giải quyết cuối cùng. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn Huyện Quảng Ninh cũng như trên phạm vi cả nước.

Trên đây là những nguyên nhân chính làm cho hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Huyện còn chậm chưa đạt kết quả như mong đợi. Hi vọng cơ quan hành chính tại Huyện Quảng Ninh nhận thấy được những nguyên nhân này để đưa ra những giải pháp thích hợp mang lại để đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai.

2.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính tại địa bàn Huyện Quảng Ninh

Giải quyết tranh chấp đất đai là một trong 13 nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 6 Luật đất đai năm 2003. Mục đích của hoạt động này không chỉ giải quyết bất đồng mâu thuẫn giữa các bên, ngăn ngừa việc phát sinh những điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về chính trị mà cịn thơng qua nội dung này giúp Nhà nước nhận diện được những bất cập, hạn chế trong các chính sách, pháp luật đất đai; trên cơ sở đó, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Từ những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai đã phân tích, trong khn khổ đề tài khóa luận tốt nghiệp tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành Nhà nước trên địa bàn Huyện Quảng Ninh nói riêng và hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong cả nước nói chung như sau:

Thứ nhất, giải pháp trong công tác ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo ra sự đồng bộ, nâng cao tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật. Huyện Quảng Ninh cần tiến hành rà soát các văn bản pháp luật mà địa phương mình đã ban hành

trong lĩnh vực đất đai từ trước đến nay. Đối với những quy định đã hết hiệu lực hoặc khơng cịn phù hợp thì phải bãi bỏ hoặc thay thế. Song song với việc làm này là công tác ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động giải quyết tranh chấp về đất đai. Đây là những công việc cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục của UBND và các cơ quan ban nghành trên địa bàn Huyện. Tuy nhiên trong quá trình ban hành văn bản pháp luật, cần lưu ý việc ban hành văn bản pháp luật phải thuộc thẩm quyền và không được trái với các nguyên tắc và quy định của các văn bản pháp luật có giá trí pháp lý cao hơn như Hiến pháp, Luật đất đai năm 2003. Đồng thời, khi ban hành văn bản pháp luật cần chú ý đến những điều kiện có lợi cho ngươì sử dụng đất không nên quá khắt khe, nghiêm khắc gấy khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp đất đai. Phải hoàn thiện văn bản pháp luật ở một số lĩnh vực quan trọng như: đăng ký quyền sử dụng đất, đền bù, giải tỏa mặt bằng, chích sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đất đai ở các vùng nông lâm trường,vùng kinh tế mới. Cần có kế hoạch rà sốt, hủy bỏ những văn bản hết hiệu lực, trái với luật, văn bản dưới luật cho đúng với quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương.

Thứ hai, giải pháp góp phần hồn thiện Luật đất đai năm 2003.

Vướng mắc, hạn chế của hệ thống luật đất đai là do có quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành của nhiều cơ quan khác nhau cùng ban hành.Do vậy, cơ quan Nhà nước ở Trung ương, trong đó có Chính phủ, Quốc hội và các Bộ nghành có liên quan đóng vai trị then chốt trong việc rà soát, bãi bỏ những quy định đã hết hiệu lực. Đồng thời, ban hành hệ thống văn bản theo từng phạm vi, đối tượng để cho cơ quan Nhà nước ở cấp dưới dễ dàng áp dụng. Nhằm khắc phục tình trạng có q nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai dẫn đến tình trạng cơ quan cấp dưới khơng biết nên áp dụng văn bản nào cho hợp lý.

Điều cần làm hiện nay là việc quy định lại thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Nên chuyển toàn bộ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

sang cơ quan Tòa án; thành lập cơ quan tài phán hành chính về đất đai để tạo ra tính minh bạch trong quá trình giải quyết tranh châp đất đai. Tránh hiện tượng cơ quan hành chính là cơ quan quản lý về đất đai mà cịn kiêm ln hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, chẳng khác gì trọng tài trên sân cỏ

“Vừa đá bóng vừa thổi cịi”.

Phải nhanh chóng “pháp điển hóa” các văn bản về đất đai còn hiệu lực. Hiện nay, số lượng văn bản pháp luật đất đai quá nhiều, ngay trong nghành địa chính có khi cũng khơng tránh khỏi những vướng mắc trong quá trình áp dụng. Đồng thời, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ khi ban hành các văn bản luật thì ban hành ln các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành cho đồng bộ. Nếu xét thấy chưa hồn chỉnh thì cơng bố, hạn chế tình trạng các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quá nhiều văn bàn hướng dẫn gây lúng túng cho cấp dưới khi thực hiện.

Mặt khác, cần quy định thống nhất chặt chẽ giữa Luật đất đai với Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật đất đai với Luật xây dựng...

Thứ ba, giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải quyết tranh chấp đất đai

+ Tăng cường công tác giám sát, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai.

Tranh chấp đất đai là vấn đề nhạy cảm, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội. Chính vì vậy việc giải quyết tranh chấp đất đai phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước. Các cấp ủy đảng phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm đảm bảo giải quyết nhanh chóng, dứt điểm“tháo ngịi nổ” những nguy cơ gây mất ổn định chính trị, góp phần duy trì và củng cố tình đồn kết trong nội bộ nhân dân.

Đề cao, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống các cơ quan trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai. Các cơ quan ban nghành cần tăng cường công tác lãnh đạo, giám sát, phân công thực hiện kế hoạch nhiệm vụ

một cách rõ ràng, cụ thể để giải quyết dứt điểm, kịp thời các vụ tranh chấp, khiếu kiện đông người. Thủ trưởng các cơ quan phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của mình. Trong quá trình giải quyết, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để làm rõ nguyên nhân phát sinh tranh chấp; đưa ra kết luận đúng hợp lý hợp tình, đề ra phương án giải quyết phù hợp. Nên đặt cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai lên hàng đầu, phát huy vai trị của các Đồn thể, Mặt trận, Hội cựu chiến binh...những người có uy tín đứng ra hịa giải tranh chấp đất đai phát sinh từ cơ sở trên tinh thần tình làng nghĩa xóm, đồn kết nơng thơn, đồn kết trong nội bộ cộng đồng dân cư nhằm hạn chế bớt số lượng tranh chấp. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

+ Về phân công trách nhiệm và tham mưu giải quyết

Các cơ quan ban nghành phải tăng cường củng cố và chấn chỉnh việc tổ chức công tác tiếp dân ở các cấp chính quyền, thực hiện nghiêm túc việc tiếp dân, bố trị cán bộ có đủ năng lực, chun mơn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt đảm nhiệm công tác tiếp dân lắng nghe những phản hồi cũng như tâm tư nguyện vọng của người dân. Đới với những vụ việc mang tính phức tạp, các đồng chí lãnh đạo phải đích thân tiếp dân, đối thoại trực tiếp với công dân và trực tiếp chỉ đạo giải quyết với tinh thần “giải quyết để

đảm bảo yêu cầu chứ không phải giải quyết để xong việc”.

Cần thanh tra trách nhiệm giải quyết đới với các Thủ trường, cán bộ, công chức của các cơ quan hành chính Nhà nước, tập trung vào những nơi có các vụ việc tranh chấp kéo dài, khiếu kiện vượt cấp, đông người, phức tạp... Xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương, tăng cường hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

Nghành điạ chính nói chung và địa chính Huyện Quảng Ninh nói riêng phải có kế hoạch từng bước xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính một cách cụ

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính qua thực tiễn tại địa bàn huyện quảng ninh - tỉnh quảng bình (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w