Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

2.2.2.Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện

2.2.2.Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của

Ia Grai

Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001 đã khẳng định đường lối, chiến lược phát triển KT – XH của đất nước giai đoạn 2001 – 2010 là đẩy nhanh CNH, HĐH; đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nơng thơn, phát triển tồn diện nông, lâm , ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và CDCCKT nông thôn. Hội nghị Trung ương Đảng (Khóa IX) đã ra Nghị quyết quan trọng liên quan trực tiếp đến nông nghiệp và nông thôn là: “Đẩy nhanh CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn thời kì 2001 – 2010”.

Ia Grai là huyện nằm về phái Tây của tỉnh Gia Lai, kinh tế cịn nhiều khó khăn, phụ thuộc vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm qua, với các cơ chế, chính sách mới được ban hành đã mang lại một luồn sinh khí mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và nơng nghiệp nói riêng, góp phần quan trọng trong q trình CDCCKT nơng nghiệp của huyện theo hướng tích cực, tạo đà tăng trưởng bứt phá cho những năm tiếp theo.

Ngành nông – lâm – thủy sản là một ngành sản xuất vật chất chủ yếu, đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và huyện Ia Grai nói riêng.

Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội của khu vực kinh tế nơng thơn, một mặt nó tạo ra nguồn vật phẩm thiết yếu cho đời sống con người, mặt khác nó là cơ sở cho q trình cơng nghiệp hóa.

Để đánh giá đúng thực trạng của quá trình CDCCKT ngành nơng nghiệp trên địa bàn huyện Ia Grai ta đi vào phân tích bảng sau:

Bảng 2.2. Cơ cấu GTSX ngành nông – lâm – thủy sản(Tính theo giá hiện hành) (Tính theo giá hiện hành)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % GTSX %

Tổng 1.090,51 100 1.155,35 100 1.592,87 100 1.666,26 100 2.078,29 100

1.Nông nghiệp thuần 1.062,24 97,41 1.124,70 97,35 1.560,87 97,99 1.631,86 97,94 2.041,29 98,22

1.1. Trồng trọt 994,38 93,61 1.057,60 91,54 1.482,91 93,10 1.526,30 93,53 1.904,64 93,33

1.2. Chăn nuôi 67,86 6,39 67,10 8,46 77,96 6,9 105,56 6,47 136,65 6,67

2.Lâm nghiệp 16,40 1,50 18,80 1,63 20,20 1,27 22,90 1,37 25,50 1,23 3.Thủy sản 11,87 1,09 11,85 1,02 11,80 0,74 11,50 0,69 11,50 0,55

Qua 5 năm ta thấy GTSX ngành nơng – lâm – thủy sản có xu hướng tăng dần, cụ thể: Từ 1.090,51 tỷ đồng năm 2008 đã tăng lên 2.078,29 tỷ đồng năm 2012, tăng 987,78 tỷ đồng.

Ia Grai là một huyện thuần nông nên tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành, chiếm 99,28% năm 2012. Điều này chứng tỏ nơng nghiệp là ngành có vị trí quan trọng chiếm giá trị lớn trong cơ cấu GTSX của huyện. Ngành nông nghiệp ở đây bao gồm trồng trọt, chăn ni, GTSX của tồn ngành tăng lên tức là trong nội bộ ngành đang có sự biến đổi tích cực về GTSX. Đạt được kết quả trên chính là do chủ trương đúng đắn của huyện trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng nguồn thu nhập và nâng cao đời sống của người dân. Trong GTSX ngành nơng nghiệp thuần thì ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 99,33% năm 2012,tuy nhiên đang có xu hướng giảm. Ngành chăn ni chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng lại có xu hướng tăng lên.

Về lâm nghiệp: Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng GTSX của ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Qua 5 năm thì GTSX của ngành lâm nghiệp biến đổi không lớn và gần như tương đối ổn định, GTSX đạt 25,5 tỷ đồng năm 2012 và chiếm 1,23% trong cơ cấu GTSX. Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lâm nghiệp lại là một ngành quan trọng của kinh tế huyện Ia Grai và đang từng bước được quan tâm, chú trọng phát triển. Để ngành lâm nghiệp có thể phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện thì cần có nhiều hơn nữa những chính sách khuyến khích trồng rừng, chăm sóc và tái tạo rừng đặc biệt là những vùng đất trống, đồi trọc, những vùng đất bạc màu khơng có khả năng sản xuất nông nghiệp.

Về thủy sản: Ia Grai khơng phải là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản nên tổng GTSX ngành thủy sản trên địa bàn huyện đang có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: Từ 11,87 tỷ đồng chiếm 1,09% năm 2008 giảm xuống còn 11,50 tỷ đồng chiếm 0,55% năm 2012.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 40 - 43)