Cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện

2.2.3.1. Cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt

nói chung và trong ngành nơng nghiệp thuần của huyện nói riêng, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Trong những năm qua (2008- 2012) cơ cấu GTSX của ngành trồng trọt có sự tăng trưởng nhất định. Điều đó góp phần làm rõ q trình CDCCKT nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đang dần được đẩy mạnh, phát triển với quy mơ và tốc độ ngày càng lớn.

Nhìn vào kết quả của bảng 2.3 ta thấy, trong 5 năm qua từ 2008 – 2012 GTSX ngành trồng trọt tăng từ 994.383 triệu đồng lên 1.904.6328 triệu đồng, tăng 910.255 triệu đồng.

Trong toàn bộ giá trị sản xuất ngành trồng trọt thì bộ phận cây công nghiệp lâu năm chiếm tỷ lệ rất lớn và là bộ phận chủ yếu trong GTSX ngành nơng nghiệp nói chung và trong hoạt động trồng trọt nói riêng. Tỷ trọng GTSX của bộ phận cây cơng nghiệp trong cả giai đoạn có xu hướng tăng nhanh, năm 2008 là 85,95% đến năm 2012 là 94,3%.

Đối với cây lương thực có hạt thì tỷ trọng có xu hướng giảm dần trong cơ cấu sản xuất nội bộ ngành trồng trọt, cụ thể năm 2008 chiếm 13,37% thì đến năm 2012 giảm xuống cịn 5,41%. Nguyên nhân là do thời tiết diễn biến thất thường, nhiều vùng bị khô hạn, thiếu nước cục bộ nên nông dân không thể gieo trồng trong vụ đông xuân được.

Với cây ăn quả có chiều hướng tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu GTSX, cụ thể năm 2008 chiếm 0,29% thì đến năm 2012 chiếm 0,33%. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây cây sầu riêng được trồng nhiều, cùng với sự đầu tư và áp dụng tiến bộ KH-KT của người dân vào sản xuất giúp đạt được năng suất, sản lượng cao, do đó giúp nhóm cây ăn quả có cơ cấu tỷ trọng tăng dần.

Cịn với nhóm cây cơng nghiệp hàng năm và nhóm rau, đậu, hoa, cây cảnh có chiều hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất. Cụ thể năm 2008 nhóm cây cơng nghiệp hàng năm chiếm 0,13% thì đến 2012 chỉ cịn 0,05%; nhóm rau, đậu, hoa, cây cảnh năm 2008 chiếm 0,26% đến năm 2012 cịn lại 0,12%. Điều này là vì người dân chưa thực sự đầu vào các nhóm cây này nên năng suất đem lại khơng cao do đó người dân thu hẹp quy mô sản xuất dẫn đến cơ cấu tỷ trọng giảm.

Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt( theo giá hiện hành) ( theo giá hiện hành)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % GTSX %

Tổng số 994.383 100 1.057.600 100 1.482.914 100 1.526.300 100 1.904.638 100

Lương thực có hạt 132.980 13,37 126.346 11,95 107.368 7,24 104.187 6,83 103.026 5,41 Rau, đậu, hoa, cây cảnh 2.586 0,26 2.574 0,24 2.496 0,17 2.487 0,16 2.362 0,12 Cây công nghiệp hàng năm 1.268 0,13 1.234 0,12 1.176 0,08 1.028 0,07 964 0,05 Cây ăn quả 2.918 0,29 3.714 0,35 3.684 0,25 4.467 0,29 6.368 0,33 Cây công nghiệp lâu năm 854.631 85,95 923.732 87,34 1.368.190 92,26 1.414.131 92,65 1.791.918 94,09

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt cũng từng bước chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch đúng hướng.

Bảng 2.4. Cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây

Đơn vị:% Nhóm cây trồng 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tồn huyện 100 100 100 100 100 1.Cây lương thực có hạt 7,64 7,42 7,73 7,12 6,72 - Lúa 64,06 65,88 63,27 73,49 64,99 - Ngô 35,94 34,12 36,73 26,51 35,01 2.Cây chất bột có củ 12,15 10,41 9,51 9,24 7,38 - Khoai lang 3,86 4,11 2,86 3,76 4,44 - Sắn 96,14 95,89 97,14 96,24 95,56 3.Cây thực phẩm 3,01 2,83 2,78 3,7 5,65 4.Cây CN ngắn ngày 0,52 0,72 0,70 0,64 0,55

5.Cây CN lâu năm 76,23 78,13 78,74 78,43 78,54

- Cà phê 44,09 52,77 49,11 47,07 44,53 - Cao su 36,02 31,55 35,27 38,30 35,59 - Điều 19,57 15,41 15,47 14,50 19,71

- Tiêu 0,32 0,27 0,15 0,13 0,13

6.Cây ăn quả 0,45 0,49 0,54 0,87 1,16

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ia Grai

Qua bảng 2.4 ta thấy:

Trong tổng số diện tích cây lương thực thì diện tích trồng lúa vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với 64,99% năm 2012. Cơ cấu diện tích trồng lúa có sự biến động khơng đều từ 64,06% năm 2008 lên 73,49% năm 2011 nhưng đến năm 2012 giảm xuống cịn 64,99 %; nhìn chung thì cơ cấu vẫn tăng 4,93% so vói năm 2008. Cịn cơ cấu trồng ngơ có xu hướng giảm từ 35,94% năm 2008 giảm xuống còn 35,01 năm 1012. Nguyên nhân do diện tích canh tác khơng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thường gặp khó khăn trong việc thu hoạch bảo quản; trồng ngơ địi hỏi đầu tư lớn, quy trình kĩ thuật cao nên khơng thích hợp với người địa phương.

Đối với cây chất bột có củ thì sắn là cây trồng chủ yếu, tuy nhiên diện tích của loại cây này có xu hướng giảm; cụ thể từ 96,14% năm 2008 xuống còn 95,56% năm 2012. Ngược lại thì cơ cấu diện tích trồng khoai lang lại tăng lên nhưng không đáng kể từ 3,86% năm 2008 đến năm 2012 là 4,44%.

khơng đáng kể.

Nhóm cây cơng nghiệp lâu năm có sự thay đổi đáng quan tâm. Cơ cấu diện tích trồng cây cơng nghiệp lâu năm chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm cây trồng của huyện và đang có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể từ 76,23% năm 2008 tăng lên 78,54% năm 2012.

Các loại cây ăn quả của huyện tập trung chủ yếu ở các xã có điều kiện tự nhiên đất đai thích hợp để phát triển. Nhóm cây ăn quả chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích gieo trồng và thực tế trong 5 năm qua cơ cấu diện tích tăng lên. Để phát huy lợi thế của huyện, trong thời gian tới cần phải tập trung thực hiện đề án về phát triển kinh tế trang trại. Vì vậy cần thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật-công nghệ vào sản xuất chuyển đổi cơ cấu các loại giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như chơm chơm, chuối các loại, sầu riêng…

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w