CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện
2.2.4.1. Năng lực sản xuất ở phạm vi hộ trên địa bàn nghiên cứu
Năng lực sản xuất là một nhân tố rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Bao gồm: Vốn sản xuất, lao động, trình độ lao động…
Bảng 2.11. Tình hình năng lực sản xuất của các hộ trên địa bàn nghiên cứu
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)
1. Tổng số nhân khẩu Người 506 100
Nam Người 281 55,53
Nữ Người 225 44,47
2. Tổng số lao động Người 416 100
Lao động NN Người 313 75,3
Lao động phi NN Người 103 24,7
3. Trình độ chun mơn kĩ thuật Hộ 150 100
Đã qua đào tạo Hộ 24 16
Chưa qua đào tạo Hộ 126 84
4. Vốn dùng để SXNN Hộ 150 100
Đủ Hộ 27 18
Thiếu Hộ 123 82
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng 2.11 ta có thể thấy được: Tổng số nhân khẩu điều tra được là 506 người, (nam chiếm 55,53%, nữ chiếm 44,47%), trong đó tổng số lao động là 416 người và lao động nông nghiệp chiếm tới 75,3%, chứng tỏ nguồn lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện tương đối lớn, là điều kiện thuận lợi để tiến hành sản xuất nơng nghiệp. Trình độ lao động trên địa bàn còn thấp, lao động chưa qua đào tạo còn khá cao, chiếm 84%; lao động đã qua đào tạo chiếm 16%.
Về tình hình nguồn vốn dùng để sản xuất nông nghiệp: Khi điều tra 150 hộ thì phần lớn các hộ đều thiếu vốn SXNN chiếm 82%, số hộ đủ vốn sản xuất chiếm 18%. Vì sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện cịn mang tính nhỏ lẻ, đặc biệt là phạm vi hộ nên không cần nhiều vốn sản xuất. Chỉ các trang trại lớn và một số hộ chăn ni thêm nhiều gia súc, gia cầm thì mới có nhu cầu vay vốn sản xuất. Tuy nhiên khi được phỏng vấn thì hầu hết các hộ đều có nguyện vọng được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi, thời hạn trả dài để có thể linh động trong sản xuất.
2.2.4.2. Kết quả sản xuất
Bảng 2.12. Sản lượng thu hoạch của hộ điều tra
Sản lượng Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số 150 100 Dưới 1 tấn 32 21,33 Từ 1 tấn đến dưới 3 tấn 79 52,67 Từ 3 đến 5 tấn 27 18 Trên 5 tấn 12 8
Nguồn: Số liệu điều tra
Biểu đồ 2.4: Sản lượng thu hoạch của hộ điều tra
Trong 150 hộ phỏng vấn, có 32 hộ có sản lượng thu được dưới 1 tấn, chiếm 21,33%. Những hộ nông dân trên đều chưa áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, phương tiện lao động cịn thơ sơ đơn giản.
Ngược lại, có một số hộ nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nên sản lượng mà hộ thu được cũng cao hơn. Cụ thể: có 79 hộ có sản lượng thu được từ 1 tấn đến dưới 3 tấn, chiếm 52,67%; có 27 hộ có sản lượng từ 3 đến 5 tấn, chiếm 18%; số cịn lại có sản lượng trên 5 tấn chiếm 8%.
Kết quả sản xuất của cây trồng, vật nuôi thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu chủ yếu là năng suất, sản lượng của cây trồng, vật nuôi. Ở mỗi địa phương trong những điều kiện sản xuất khác nhau thì các chỉ tiêu kết quả sản xuất cũng khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành nơng nghiệp thì khơng thể khẳng định được ngay là giống cây trồng, vật ni nào khi đưa vào sản xuất cũng có thể cho ngay năng suất và sản lượng cao như mong muốn, mà trong những trường hợp cụ thể của từng nơi có thể phải thực hiện việc chuyển đổi
cơ cấu trồng trọt theo một mục tiêu lâu dài. Vì vậy, đánh giá năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi của huyện Ia Grai trong thời gian qua cho thấy có một số loại cây chỉ mới phản ánh giai đoạn đầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nơng nghiệp, chưa phản ánh hết bản chất của nó nên cần có thời gian dài theo dõi mới thấy được hiệu quả của nó.
Nền kinh tế sản xuất hàng hóa trên phạm vi của huyện cần phải gắn chặt với kinh tế hàng hóa của tỉnh để khai thác, phát huy lợi thế của huyện. Cần phải phát triển thành những vùng tập trung chuyên canh, khơng nên manh mún mỗi thứ một ít dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất các hộ cũng thường gặp phải những khó khăn, hạn chế; theo điều tra đa hầu hết các hộ được điều tra đều gặp khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp, và nguyên nhân được thống kê như sau:
Bảng 2.13. Những khó khăn trong q trình sản xuất mà các hộ được điều tra gặp phải
Khó khăn Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)
Thiếu vốn 38 25,33
Thiếu lao động 46 30,67
Thiếu giống chất lượng cao 34 22,67
Thiếu đất đai 32 21,33
Nguồn: Số liệu điều tra
Nhiều hộ được điều tra cho rằng, tình trạng thiếu lao động là căn bản và khó giải quyết nhất hiện nay, chiếm 30,67% ý kiến; nhân tố thiếu vốn là khó khăn thứ hai được đề cập, chiếm 25,33% ý kiến. Ngồi ra cịn kể đến các khó khăn như thiếu giống chất lượng cao, thiếu đất đai để mở rộng sản xuất, thiếu nước tưới…
Tóm lại, CDCCKT ngành nơng nghiệp vừa có tác động tích cực, vừa có mặt hạn chế đến đời sống và tình hình sản xuất của hộ. Do đó, vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương là cần định hướng và có những giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn cho người nơng dân. Cần có những chính sách hữu hiệu về hỗ trợ vốn, tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo… nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nơng dân phát triển sản xuất, thúc đẩy q trình CDCCKT ngành nơng nghiệp nói chung và CDCCKT nói riêng.