Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

2.3.Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở

huyện Ia Grai

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã giúp cho phương thức sản xuất của huyện từ sản xuất thuần nơng sang sản xuất hàng hóa. Từ chỗ độc canh cây lúa chuyển sang sản xuất xen canh, đa canh, chuyên canh… Cơ cấu trong ngành nơng nghiệp cũng có sự thay đổi, tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm về quy mơ và diện tích nhưng đảm bảo tăng được năng suất, sản lượng, nâng giá trị trên 1 đơn vị diện tích; tăng tỷ trọng về ngành chăn nuôi, phát triển về tổng đàn và chất lượng đại gia súc, gia súc và gia cầm nhằm đáp ứng cho nhu cầu trong và ngồi huyện. Chính vì vậy mà đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, bộ mặt xã hội từ đó được thay đổi theo. Như vậy với đà phát triển trên mặt trận nông nghiệp trong những năm qua, Lãnh đạo và nhân dân huyện Ia Grai đã tiếp tục đặt đúng vị trí, tầm quan trọng của nơng nghiệp, tích cực phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, đẩy mạn thâm canh, từng bước ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hơn nữa vào sản xuất nhằm tăng năng suất và sản lượng lương thực, tạo nên những bươpcs phát triển đáng kể. Đời sống nhân dân ngày một cải thiện, kéo theo các hoạt dộng dịch vụ-thương mại, tín dụng… ngày càng phát triển. Thúc đẩy cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản sau thu hoạch phải được chú trọng đầu tư để sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra được chế biến tại chỗ, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa làm sản phẩm hàng hóa phong phú hơn, đa dạng hơn. Mặt khác chất lượng hàng hóa được nâng cao đảm bảo thu hút thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngiệp đã giúp cho việc giải quyết một số lượng lao động thiếu việc làm, số lao động này được chuyển từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Trong nội bộ ngành nơng nghiệp cũng có sự luân chuyển giữa số lao động trong ngành trồng trọt sang lao động trong các ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và vườn rừng. như vậy thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, huyện đã bước đầu giảm tỷ lệ lao động

thất nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho các lao động chưa qua đào tạo. Đây là cách đi đúng hướng của huyện và bước đầu đã đạt được kết quả tốt.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

* Những vấn đề còn tồn tại

Cơ cấu sản xuất nơng nghiệp mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây nhưng ngành chăn ni, dịch vụ nơng nghiệp vẫn cịn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu sản xuất nơng nghiệp; những chính sách khuyến khích cây con chưa dược nhân rộng trên địa bàn toàn huyện dẫn đến hậu quả kinh tế chưa cao. Trình độ cơng nghệ trong sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn thấp, chất lượng nơng sản chưa đồng đều; về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất nơng sản hàng hóa có chất lượng cao.

Kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn trong những năm gần đây đã được tăng cường đầu tư, tuy nhiên vẫn còn yếu, hệ thống đường nội đồng một số nơi vẫn cịn thiếu.

Đời sống vật chất, tình thần của dân cư nơng thơn ở nhiều vùng cịn khó khăn; chất lượng nguồn lao động thấp. Mức hưởng thụ văn hóa của dân cư nơng thơn cịn thấp chư tương xứng với tốc độ phát triển CNH, HĐH nông nghiệp- nông thôn.

Hiện tượng nơng dân bỏ ruộng đất hoang vẫn cịn diễn ra do hiệu quả sản xuất nơng nghiệp thấp, chi phí đầu vào lớn; nơng dân khơng thiết tha với ruộng đồng và chuyển sang ngành nghề khác có thu nhập cao hơn.

Hệ thống các dịch vụ nơng nghiệp trên địa bàn hyện vẫn cịn một số bất cập trong việc đẩy mạnh chuyển giao giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất nơng nghiệp.

* Ngun nhân của những tồn tại

Nhìn tồng thể nơng nghiệp, nơng thơn của huyện Ia Grai có điểm xuất phát thấp, sản xuất nhỏ, trình độ canh tác lạc hậu; cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng nơng thơn và thấp kém.Trình độ tiếp cận khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp trong đại bộ phận nơng dân cịn thấp dẫn đến năng suất, chất lượng nông sản thấp.

Sản xuất nông sản của nông dân vẫn chủ yếu theo quy mơ gia đình, phân tán, kĩ thuật cịn lạc hậu. Những khó khăn đó đã và đang hạn chế xu hướng chuyển sản xuất nông nghiệp lạc hậu sang sản xuất nơng nghiệp hàng hóa.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 55 - 57)