Cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

2.2.3.2.Cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện

2.2.3.2.Cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi

Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều sự đầu tư của Nhà nước và địa phương và các thành phần kinh tế trong huyện cho hoạt động chăn nuôi và ngành chăn ni đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn, cụ thể là giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thuần. Quy mô sản xuất không lớn, phương thức sản xuất không chuyên sâu, chủ yếu là các hộ cá thể chăn ni trong gia đình như một hoạt động phụ.

Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi( theo giá hiện hành) ( theo giá hiện hành)

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % Tổng số 67.860 100 67.095 100 77.955 100 105.564 100 136.65 0 100 Gia súc 57.990 85,46 58.710 87,50 68.895 88,38 93.870 88,92 113.460 83,03 Gia cầm 6.570 9,68 5.250 7,82 5.820 7,47 6.939 6,57 18.210 13,33 Chăn nuôi khác 3.300 4,86 3.135 4,68 3.240 4,15 4.755 4,51 4.980 3,64

Nguồn: Phịng thống kê huyện Ia Grai

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy GTSX của ngành chăn nuôi tăng lên qua các năm: năm 2012 đạt 136.650 triệu đồng, tăng 68.790 triệu đồng so với năm 2008.

Trong đó chăn ni gia súc chiếm tỷ trọng lớn nhất với 83,03% năm 2012. Mặc dù chăn ni gia súc có xu hướng tăng về mặt giá trị nhưng lại có xu hướng giảm về mặt tỷ trọng. Cụ thể năm 2008 GTSX ngành gia súc là 57.990 triệu đồng chiếm 85,46% thì đến năm 2012 là 113.460 triệu đồng chiếm 83,03%.

Bên cạnh sự gia tăng về GTSX gia súc thì GTSX và tỷ trọng của gia cầm cũng có tăng: từ mức 6.570 triệu đồng chiếm 9,68% năm 2008 đã tăng lên 18.210 triệu đồng chiếm 13,33% năm 2012, tức là tăng 11.640 triệu đồng trong vòng 5 năm. Tuy nhiên xu hướng tăng qua các năm khơng đều, thậm chí có những năm tỷ lệ này còn bị giảm xuống thấp nhất là năm 2011 với 6,57%. Nghành chăn nuôi khác cũng phát triển nhưng chậm hơn, chỉ chiếm 3,64% trong cơ cấu ngành.

Tình hình sản xuất chăn nuôi trên địa bàn trong thời gian qua đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Sau khi đại dịch lở mồm long móng vào giữa năm 2006 được dập tắt và từ đó cho đến nay tình hình chăn ni gia súc trong quá trình được phục hồi trở lại. Tuy nhiên, trong thời gian qua do ảnh hưởng của bệnh dịch cúm gia cầm và các loại bệnh trên gia súc xảy ra trên rộng khắp toàn quốc, mặc dù trên địa bàn huyện không xuất hiện các biểu hiện của bệnh dịch nhưng cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của các hộ chăn ni gia cầm. Để đảm bảo đối phó kịp thời với bệnh dịch nếu xảy ra, cơng tác phịng chống bệnh dịch ln được trú trọng. Các cơ quan chuyên môn thường xuyên tiến hành kiểm tra tất cả các xã để đảm bảo phát hiện sớm và có biện pháp phịng ngừa, đối phó. Vì vậy thời gian gần đây số lượng đàn chăn ni có sự biến động khơng đều về số lượng qua các năm. Tổng số lượng gia súc, gia cầm năm 2008 là 145.970 con, đến năm 2012 là 159.878 con và đạt số lượng cao nhất là năm 2010 với 165.138 con.

Bảng 2.6. Số lượng gia súc, gia cầm

Đơn vị: Con Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 145.970 142.404 165.138 146.800 159.878 1. Đàn trâu 540 637 612 616 647 2. Đàn bò 12.340 12.148 12.790 12.228 12.991 3. Đàn lợn 20.300 26.700 24.100 25.300 27.500 5. Đàn gia cầm 111.680 101.799 126.400 107.300 117.500 6. Đàn dê 1.110 1.120 1.236 1.356 1240

Qua bảng 2.8 ta có nhận xét sau: Đàn trâu và đàn bị tương đối ổn định, có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, số lượng tăng tương ứng là 651107 con và 651 con. Nguyên nhân là do diện tích bãi chăn thả có xu hướng giảm nên khó phát triển đàn trâu, đàn bị. Đàn lợn có tăng trưởng khá năm 2008 có 20.300 con đến năm 2012 tăng lên 27.500 con. Đàn gia cầm có sự biến động khơng đều, năm 2010 có 126.400 con tăng 14.720 con so với năm 2008, nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống còn 117.500 con. Đàn dê năm 2011 có 1.356 con tăng 246 con so với 2008, nhưng đến năm 2012 lại giảm 116 con. Nguyên nhân là do phương thức nuôi thả rông, phá hoại hoa màu nên chưa phát triển quy mô sản xuất lớn.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 47 - 49)