.Tổng quan về tình hình kinh tế của thành phố Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở chi cục thuế thành phố hà tĩnh (Trang 41 - 46)

2.1.1. Về vị trí địa lý - Đặc điểm dân cư

TP Hà Tĩnh là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và thương mại của tỉnh Hà Tĩnh.

TP Hà Tĩnh ở vị trí từ 18° - 18°24’ vĩ độ Bắc, 10°553’-10°556’ kinh độ Đông, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 340 km ; cách thành phố Huế 314 km về phía Nam và cách biển Đơng 12,5 km

Hà Tĩnh gồm 10 phường, 6 xã. Theo Niên giám thống kê thành phố Hà Tĩnh năm 2011, diện tích tự nhiên tồn thành phố là 56,19 km2 , dân số có 117.546 nhân khẩu. Mật độ dân số: 2.092 người/km2.

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2009-2013

Nhìn chung trong các năm qua, các ngành kinh tế trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Có sự chuyển dịch về cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và thương mai, ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

GDP bình quân đầu người tăng năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2013 đạt 97,2 triệu đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2013 đạt 86644000 triệu đồng. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, thành phố đã tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp tăng thu ngân sách, chống nợ thuế và đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất, nên thu ngân sách trên địa bàn phát triển theo hướng tích cực.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế của thành phố cịn có những hạn chế sau:

khăn trong quá trình sản xuất nên giá trị tăng thấp so với mục tiêu đề ra; thương mại dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chưa mạnh. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

- Thu ngân sách chưa thực sự vững chắc, tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn. Chi đầu tư phát triển còn phụ thuộc vào nguồn thu từ quỹ đất, đầu tư của Trung ương và tỉnh, việc đấu giá quyền sử dụng đất ngày càng khó khăn hơn.

- Thu hút đầu tư trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố..

2.2. Giới thiệu về Chi cục thuế Thành phố Hà Tĩnh

2.2.1. Giới thiệu chung

Tên viết tắt : Chi cục thuế TP Hà Tĩnh Địa chỉ : TPHT tỉnh Hà Tĩnh

Địa phương : Hà Tĩnh Điện thoại : 0399.855.103 Fax : 0393.855.103

Tôiail : http://hatinh.gov.vn

Chi cục trưởng : Trương Quang Long

2.2.2. Lịch sử hình thành Chi cục thuế Thành phố Hà Tĩnh

Thuế ra đời khi NN Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời (1945). Cũng từ đó trên địa bàn Thị Xã Hà Tĩnh( nay là TPHT) một số cán bộ phịng tài chính được giao nhiệm vụ thu ngân sách – trực tiếp thu các loại thuế công thương nghiệp , thuế diêm nghiệp (thuế muối), thuế nông nghiệp, thuế buôn chuyến, thuế sát sinh, thuế môn bài…

Đến năm 1980 do nền kinh tế ngày càng phát triển, nhiều thành phần kinh tế ra đời, để đáp ứng chức năng nhiệm vụ của công tác thuế là điều tiết vĩ mô nền kinh tế, phịng thuế cơng thương nghiệp của các huyện – thị xã được thành lập, trực thuộc Chi cục thuế công thương nghiệp tỉnh và cục thuế cơng thương nghiệp – Bộ Tài Chính.

Giai đoạn này chính sách thuế đã được hoạch định, sửa đổi, bổ sung và sửa đổi một số sắc thuế. Nhiệm vụ của phịng thuế cơng thương nghiệp Thị xã Hà Tĩnh ( và các cơ quan thuế cơng thương nghiệp nói chung ) là quản lý thu các loại thuế từ kinh doanh công thương nghiệp – dịch vụ, thuế lợi tức, thuế trước bạ - môn bài, sát sinh, buôn chuyến, thuế hàng hóa, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đến năm 1991 để cơng tác quản lý thu thuế được hồn thiện, có sự thống nhất, đồng bộ trong cơng tác thu ngân sách Chi cục thuế các huyện thị xã trong đó có Chi cục thuế thị xã Hà Tĩnh ( nay là Chi cục thuế TPHT ) được thành lập trên cơ sở phịng thuế cơng thương nghiệp, nhưng được nhiệm vụ giao tất cả các loại thuế, phí – lệ phí và thu các ngân sách phát sinh trên địa bàn; trên cơ sở nguồn thu từ những sắc thuế được giao cho phòng thuế cơng thương nghiệp trước đây, cịn giao thêm các loại thuế mới phát sinh như thuế tài nguyên, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất ( nay đã bãi bỏ và áp dụng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ).

Như vậy, Chi cục Thuế TPHT là một đơn vị trực thuộc hệ thống nghành dọc TW đóng trên địa phương TPHT, chịu sự quản lý điều hành chỉ đạo nghiệp vụ của Chính quyền Tỉnh, Thành Phố về mặt chủ trương.

2.2.3. Vị trí chức năng

Chi cục thuế Hà Tĩnh là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách NN ( sau đây gọi chung là Thuế ) trên địa bàn của Tỉnh theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc NN theo quy định của pháp luật.

2.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm

Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản Lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể sau đây:

1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố;

2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá cơng tác quản lý thuế ;tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về lập dự tốn thu ngân sách NN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn ; phối hợp chặt chẽ với các nganh, cơ quan , đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Quản lý thông tin về NNT ;xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về NNT; 4. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, cơng khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho NNT thực hiện chính sách, pháp luật về thuế;

5. Tổ chức thực hiện cơng tác tun truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của NN trên địa bàn tỉnh, thành phố;

6. Tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ NNT trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật;

7. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định ,quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài Chính;Tổng Cục Thuế;

8. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế;

9. Trực tiếp thanh tra thuế, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế,hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết tốn thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với NNT; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế ; tổ chức được ủy nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý thuế của Cục Trưởng Cục Thuế

10. Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế;

11. Giải quyết khiếu nại , tố cáo về thuế , tố cáo,khiếu nại có liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành

chính về thuế,lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật thuế;

12. Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế ; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Ủy Ban Nhân Dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan ; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả cơng tác của Cục Thuế;

13. Kiến nghị với Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng Cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế;

14. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm,hồn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xóa nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

15. Được quyền yêu cầu NNT, các cơ quan NN, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách NN;

16. Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; được quyền thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với NNT vi phạm pháp luật thuế;

17. Bồi thường thiệt hại cho NNT; giữ bí mật thơng tin của NNT; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế;

18. Giám định để xác định số thuế phải nộp của NNT theo yêu cầu của cơ quan NN có thẩm quyền;

19. Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục thuế;

20. Quản lý tổ chức bộ máy , biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động của Chi cục thuế, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục thuế theo quy định của NN và của ngành;

21. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật;

22. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao

2.2.5. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận

2.2.5.1. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi cục thuế TPHT

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở chi cục thuế thành phố hà tĩnh (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w