2.2.5.2 .Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn TPHT
TNDN trên địa bàn TPHT
3.2.1. Giải pháp tăng cường công tác quản lý kê khai
Chi cục thuế cần hướng dẫn NNT kịp thời, đầy đủ về các chế độ chính sách thuế đã thay đổi cả về nội dung, thuế suất, hồ sơ khai thuế biểu mẫu để NNT biết từ đó lập và gửi hồ sơ khai thuế kịp thời, đúng qui định.
Phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan như: Sở Tài nguyên và Mơi trường, Cơng thương, Tài chính, Kho bạc nhà nước… để nắm bắt thơng tin về tình hình sản xuất kinh doanh của NNT và có biện quản lý, đơn đốc NNT kê khai kịp thời, đầy đủ, tránh thất thu NSNN.
Tăng cường kiểm tra việc kê khai thuế của các DN, kiểm tra đối chiếu tờ khai thuế, đối chiếu với hoá đơn mua hàng, bán hàng, giá cả hàng hóa… đơn đốc các DN nộp thuế kịp thời, sát phát sinh.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra các DN về việc thực hiện chế độ kế toán, sử dụng hố đơn. Tăng cường cơng tác kiểm tra tờ khai không dừng lại ở thủ tục kê khai ghi chép mà cần đi sâu vào xác minh tính chính xác, trung thực của tờ khai. Phải so sánh về doanh thu, chi phí của tháng hiện tại với tháng trước, quý trước, năm trước của DN nếu thấy có biến động bất thường phải tiến hành kiểm tra, xác minh, hạn chế sự gian lận có thể xảy ra, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Phải xử phạt nghiêm minh nếu phát hiện ra sự gian lận trong sử dụng hoá đơn, chứng từ kế toán của DN để trốn thuế.
3.2.2. Giải pháp về quản lý thông tin về người nộp thuế.
Cục thuế đề xuất và UBND Tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch – Đầu tư sau khi cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp cho người sản xuất – kinh doanh – dịch vụ thì chuyển thơng báo cho Cục thuế Tỉnh, Cục thuế theo quy định có thơng báo phân cấp quản lý cho các Chi cục, thông báo ghi rõ một số thông tin cơ bản của doanh nghiệp.
Đội kiểm tra, sau khi nhận thông báo phân cấp quản lý của Chi cục thuế thì cử cán bộ theo dõi, quản lý.
Cán bộ tổng hợp của đội kiểm tra và cán bộ trực tiếp quản lý mở sổ theo dõi, đồng thời kiểm tra hồ sơ đăng kí, kê khai nộp thuế, đồng thời hướng dẫn những thủ tục liên quan đến việc chấp hành các luật thuế liên quan đến Doanh nghiệp.
Thông báo phân cấp quản lý doanh nghiệp của Chi cục còn được gửi đến cá nhân và các đội liên quan như : đồng chí lãnh đạo Chi cục phụ trách, đội hành chính – quản trị - tài vụ - ấn chỉ, đội kê khai – kế toán thuế - tin học, đội kiểm tra nội bộ để đôn đốc – theo dõi – kiểm tra.
Hàng tháng, quý, năm căn cứ vào những thơng tin có được đội kiểm tra bằng phương tiện thông tin đôn đốc doanh nghiệp kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế.
Để quản lý tốt thông tin về người nộp thuế Chi cục phải phối hợp tốt với sở kế hoạch đầu tư và các phòng chức năng Cục thuế, các cơ quan hữu quan nhằm quản lý tốt 100% doanh nghiệp thông quan cơng tác đăng kí kinh doanh. Mặt khác, Chi cục cần chỉ đạo cán bộ liên quan mở sổ theo dõi, giao nhiệm vụ quản lý cụ thể cho từng cơng chức thuế, tránh tình trạng chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp và bỏ sót đối tượng nộp thuế.
3.2.3. Giải pháp quản lý thu nộp tiền thuế
3.2.3.1. Công tác xây dựng kế hoạch
Xây dựng trên cơ sở phải chính xác, có căn cứ và có phần giao thêm nhằm thúc đẩy các đội trực tiếp quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp khai thác hết nguồn thu –tận thu toàn bộ số thuế phát sinh và áp dụng các biện pháp không để xảy ra nợ đọng và truy thu nợ đọng năm trước chuyển qua.
Muốn vậy , bộ phận tham mưu giao kế hoạch phải dựa trên số doanh nghiệp, số thuế phát sinh năm trước, dự kiến số doanh nghiệp, số thuế phát sinh năm giao kế hoạch; tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình đầu tư xây dựng năm tiếp theo, khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tình hình biến động về tiền tệ để xây dựng kế hoạch cho quý, năm.
3.2.3.2. Công tác đôn đốc thu – nộp thuế
-Việc đôn đốc thu – nộp thuế thực hiện thường xuyên khi đến kỳ tạm nộp tiền
thuế. Đôn đốc bằng điện thoại, bằng văn bản theo quy định của pháp luật và bằng tuyên truyền, phổ biến chính sách.
-Nắm chắc các thơng tin liên quan đến số tiền thời điểm các doanh nghiệp được thanh toán để đôn đốc.
-Thông qua số tiền kết dư trong tài khoản đoanh nghiệp để phối hợp với ngân
hàng để thu nếu thấy cần thiết
-Thu tiền thuế của các doanh nghiệp thông qua các tổ chức – cá nhân khác còn nắm giữ tiền các doanh nghiệp (số tiền tổ chức, cá nhân phải thanh tốn cho doanh nghiệp).
-Thơng qua các mối quan hệ khác để tác động doanh nghiệp nộp thuế đúng kỳ hạn. -Phối hợp với các cơ quan hữu quan khi thấy cần thiết và theo quy định của pháp luật để buộc doanh nghiệp chấp hành nộp đủ tiền thuế, đúng kỳ hạn.
-Báo cáo, đề xuất với chính quyền cấp thành phố, Tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp vào cuộc, bằng những mối quan hệ ràng buộc mà doanh nghiệp phải chấp hành.
-Tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn, thu hồi mã số thuế, đề nghị cơ quan có thẩm
quyền thu hồi giấy phép kinh doanh theo quy định và nếu xét thấy cần thiết thì thơng báo trên các phương tiện thơng tin đại chúng.
3.2.4. Công tác kiểm tra – thanh tra thuế
Việc kiểm tra – thanh tra thuế phải được thực hiện thường xuyên, lên kế hoạch chi tiết để kiểm tra khơng bị chồng chéo vì chức năng kiểm tra đối với các đoanh nghiệp được thực hiện bởi các đội kiểm tra của Chi cục (riêng Chi cục thuế TPHT có 3 đội kiểm tra trong đó có 2 đội kiểm tra thuế và 1 đội kiểm tra nội bộ) và phòng thanh tra thuế, phòng kiểm tra nội bộ Cục thuế. Có như vậy thì số doanh nghiệp được kiểm tra – thanh tra nhiều hơn, hiệu quả và chống thất thu lớn hơn mà không gây phiền hà cho DN.
Các thành viên và các trưởng đoàn kiểm tra phải được lựa chọn từ những công chức đúng chức năng, có trình độ phù hợp, có năng lực, khi tiến hành kiểm tra, trưởng đoàn phân cơng nhiệm vụ cho từng đồn viên phù hợp với sở trường, năng lực để phát huy tối đa, hiệu quả.
Tập trung vào các DN có dấu hiệu vi phạm, có dấu hiệu trốn thuế như :
-Âm thuế đầu kỳ
-Doanh thu không tương xứng với khả năng, quy mơ kinh doanh
-Chi phí bất cập so với doanh thu
-Số thuế phải nộp thấp hơn năm trước, kỳ trước trong khi quy mô và khả năng
không thay đổi.
3.2.5. Giải pháp tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNDN.
Việc xử lý các trường hợp vi phạm cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và dứt khoát. Cơ quan thuế nếu như phát hiện ra các tổ chức, cá nhân vi phạm và có những bằng chứng cụ thể chứng minh hành vi trốn thuế thì tổ chức, cá nhân đó sẽ phải có trách nhiệm nộp phạt đúng thời hạn và đúng số tiền bị phạt. Nếu như cá nhan , tổ chức đó có những hành vi chống đối thì cần phải có sự can thiệp ngay lập tức của cơ quan công an. Việc xử phạt thật nghiêm minh sẽ là điều kiện quan trọng để giảm bớt các trường hợp vi phạm. Nếu các đối tượng nộp thuế TNDN khơng đóng thuế thì sẽ bị truy tố hình sự.
Đồng thời, cơ quan cơng an tăng cường phối hợp với ngành Thuế để tiến hành điều tra đối với những vụ việc vi phạm, trốn thuế có tính chất nghiêm trọng, tinh vi, có
tổ chức để răn đe, phịng ngừa các đối tượng có ý định vi phạm pháp luật về thuế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế TNDN, cùng với việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN trên địa bàn TPHT, thì việc thực hiện những giải pháp đưa ra ở Chương III sẽ góp phần nâng cao chất lượng cơng tác QLT TNDN, tăng thu NSNN và góp phần lớn vào việc quản lý NN về kinh tế trên địa bàn TPHT.