2.2.5.2 .Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý thuế TNDN trong thời gian tới
thời gian tới
3.1.1. Công tác quản lý thuế TNDN phát huy vai trò tối đa của loại thuế này trong việc khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả trong việc khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế
Thuế TNDN tác động đến mọi chủ thể tiến hành hoạt động SXKD có thu nhập trong nền kinh tế. Thơng qua chính sách ưu đãi về thuế suất, ưu đãi về miễn giảm thuế, thuế TNDN góp phần khuyến khích đầu tư, mở rộng SXKD, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, phân bố lại lực lượng sản xuất giữa các vùng các miền trong cả nước theo hướng hợp lý, cân đối. Tuy nhiên, thực trạng công tác quản lý thuế TNDN trong thời gian qua cũng thể hiện một số bất cập. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải có những biện pháp hữu hiệu để phát huy tối đa vai trò quan trọng của thuế trực thu này đối với nền kinh tế nước ta.
3.1.2. Quản lý thuế TNDN đảm bảo bao quát nguồn thu, thu đúng, thu đủ, kịp thời vào NSNN thời vào NSNN
Đây được coi là một nhiệm vụ cơ bản của cơng tác quản lý thu thuế nói chung. Thuế TNDN thực hiện việc điều chỉnh một số lượng lớn các ĐTNT, phạm vi rộng khắp, song cơng tác quản lý cũng chính vì thế mà gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay cịn tồn tại số lượng lớn các ĐTNT cịn cố tình dây dưa, chậm nộp thuế. Vì vậy, cần thiết phải có biện pháp để đảm bảo thu đúng, thu đủ số thuế vào NSNN.
Thu đúng có thể hiểu là việc tính số thuế phải nộp đối với từng đơn vị phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. Có thu đúng thì mới đảm bảo sự cơng bằng giữa các ĐTNT. ĐTNT có thu nhập chịu thuế lớn thì phải nộp thuế nhiều và ngược lại.
Thu đủ, thu kịp thời có thể hiểu là cơ quan thuế phải đơn đốc các đơn vị thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đã tính vào KBNN một cách đầy đủ, theo đúng thời hạn quy định.
Để thực hiện tốt việc thu đúng, thu đủ, kịp thời thì có rất nhiều biện pháp song biện pháp cưỡng chế chỉ là sự lùa chọn bất đắc dĩ đối với cơ quan hành thu. Phương pháp tối ưu vẫn là làm sao giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành luật thuế
3.1.3. Quản lý thuế TNDN coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế thuế
Ở nước ta, xu hướng quản lý thuế nói chung trong thời gian tới đây đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Đối với cơng tác quản lý thuế TNDN, chóng ta đang chuyển dần từ chế độ quản lý ĐTNT tự khai, tự tính, tự nộp thuế theo thơng báo thuế sang cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cho phép ĐTNT tự chủ hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Song trong điều kiện ý thức chấp hành pháp luật của các ĐTNT chưa cao, các cơ quan thuế không thể lơi lỏng công tác thanh tra, kiểm tra.
3.1.4. Quản lý thuế TNDN đi đơi với cải cách hành chính thuế
Trong đó trọng tâm là cải cách cơng tác hành thu, việc cải cách cơng tác hành thu đó là chuyển từ quy định cơ quan thuế ra thông báo số thuế cho ĐTNT nộp vào NSNN sang quy định ĐTNT phải tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế vào NSNN. Cán bộ thuế là người hỗ trợ tích cực, đắc lực và có hiệu quả nhất cho ĐTNT thông qua việc cung cấp các dịch vụ về tun truyền giải thích, hướng dẫn, đơn đốc, kiểm tra việc tự khai,tự tính, tự nộp của ĐTNT. Việc cải cách hành chính thuế sẽ giúp cho các ĐTNT phát huy được quyền làm chủ và nâng cao tinh thần tự giác, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
3.1.5. Ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý thuế
Những yếu kém trong công tác quản lý hiện nay một phần là do thiếu thông tin hay công tác thu thập, quản lý, xử lý thơng tin của các cơ quan thuế cịn hạn chế. Các cơ quan thuế hiện nay cịn áp dụng hạn chế cơng nghệ tin học vào quản lý thuế, ngành thuế chưa phổ cập được mạng thông tin để cơ quan thuế các cấp, các địa phương thực hiện việc trao đổi thông tin với nhau.
Ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý sẽ giảm thiểu cơng tác quản lý, nó cũng phù hợp với chủ trương cải cách hành chính thuế, giảm biên chế cán bộ trong ngành, đồng thời làm cho cơng việc nhanh gọn và chính xác.