Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học của giảng viên bộ môn khoa học xã hội nhân văn và kinh tế khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 105 - 107)

1.2.2 .Quản lý chất lượng

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đề tài đề xuất ở trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau, các biện pháp cần phải được thực hiện một cách đồng bộ.

Biện pháp 1 (Xây dựng quy trình dạy học) là điều kiện tiên quyết để thực hiện các biện pháp tiếp theo, nhưng nếu chỉ tập trung làm tốt biện pháp thứ nhất này mà khơng xác lập chuẩn và các tiêu chí rõ ràng (biện pháp 2) thì khi tổ chức thực hiện sẽ lúng túng khơng có định hướng, như vậy khơng thể làm tốt được biện pháp thứ 3.

Hơn nữa, nếu bỏ qua biện pháp 2, không xác lập chuẩn và các tiêu chí cho từng bước của quy trình thì cũng khơng thể thực hiện được cơng tác giám sát, đo lường để đánh giá quy trình, từ đó cũng khơng có cơ sở để điều chỉnh và hồn thiện hoặc cải tiến quy trình cho lần sau (là nội dung của biện pháp 4). Đó là chưa kể, nếu khơng có tiêu chí rõ ràng thì cũng khó xác định được các điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn lực để đảm bảo thực hiện tốt quy trình.

Biện pháp 3 là biện pháp cơ bản và cốt lõi bởi vì nếu có quy trình mà khơng tổ chức thực hiện thì có quy trình cũng như khơng có, đó là một sự lãng phí và khơng hiệu quả. Và dễ dàng nhận thấy nếu không thực hiện biện pháp 3 thì các biện pháp cịn lại đều vô nghĩa.

Biện pháp 4 đảm bảo cho quy trình được thực hiện đúng hướng. Nếu không thực hiện biện pháp 4 thì việc điều chỉnh cải tiến quy trình khơng được đảm bảo, dẫn đến xuất hiện nhiều điểm khơng phù hợp, từ đó dẫn đến sự lệch chuẩn và phá hỏng quy trình.

Cuối cùng, nếu không đảm bảo được các điều kiện cơ sở vật chất , nhân lực (biện pháp 5) để thực hiện quy trình thì việc xây dựng quy trình cũng khơng cịn cần thiết bởi nếu có quy trình cũng khơng thể tổ chức thực hiện được.

Như vậy, các biện pháp trên đều đóng vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý QTDH theo tiếp cận quản lý chất lượng. Vì vậy khơng thể xem nhẹ

biện pháp nào vì mỗi biện pháp đều có ảnh hưởng đến q trình quản lý hoạt động dạy học và cần phải được thực hiện đầy đủ, hài hòa và đồng bộ các biện pháp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học của giảng viên bộ môn khoa học xã hội nhân văn và kinh tế khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)