.Phương pháp làm việc nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề sự nở vì nhiệt trong dạy học vật lí lớp 6 nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh (Trang 30 - 32)

1.4 .Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm

1.4.4 .Phương pháp làm việc nhóm

Phương pháp làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học : Phát huy tính tích cực của người học, tạo cơ hội cho người học được học, lấy người học làm trung tâm.

Phương pháp làm việc nhóm là phương pháp khi áp dụng thì lớp được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một công việc cụ thể hướng tới một nội dung công việc chung lớn hơn; kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày để thảo luận chung trước khi giáo viên đi đến kết luận cuối cùng.

Làm việc nhóm có vai trị hết sức quan trọng :

- Rèn luyện cho HS có tính tự chủ, độc lập, có thể đưa ra quan điểm, cách nhìn nhận của cá nhân về vấn đề học tập của nhóm. Tăng cường tư duy độc lập và hợp tác, trao đổi lẫn nhau trong nhóm.

- Rèn luyện cho HS các kĩ năng tổ chức, quản lí, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Để làm việc theo nhóm đạt hiệu quả cần lưu ý :

-Chủ đề làm việc nhóm phải thực sự phù hợp, các câu hỏi trong chủ đề phải có mối quan hệ mật thiết, phù hợp lẫn nhau. HS tham gia làm việc nhóm cần có kiến thức cơ sở về chủ đề được giao, nếu chưa có GV cần bồi dưỡng cho HS.

- Nhiệm vụ GV đưa ra cho các nhóm cần rõ ràng, cụ thể, cơng bằng giữa các nhóm. Cơ sở vật chất phải đáp ứng được nhu cầu làm việc nhóm.

- Số lượng thành viên lí tưởng nhất cho mỗi nhóm là từ 4-6 người. Các bước tiến hành phương pháp làm việc nhóm có thể như sau :

Bước 1 : Chuẩn bị cho hoạt động nhóm

- GV đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các nhóm.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu vấn đề, đặt ra mục tiêu và phương hướng làm việc, HS có thể tự lựa chọn nhóm phù hợp với mục tiêu, đam mê nghiên cứu của bản thân.

- Định hướng HS vào một số kĩ năng làm việc nhóm phục vụ cho hoạt động : giải thích sự cần thiết, phân tích khái niệm và cách thức thực hiện, tạo tình huống để HS rèn luyện, đánh giá và tự đánh giá, các kĩ năng HS cần thể hiện được trong hoạt động. ( Chỉ nên đưa ra 2-3 kĩ năng để đạt được hiệu quả tốt nhất )

Bước 2 : Thực hiện làm việc nhóm

- GV quan sát q trình làm việc nhóm của HS, nắm bắt các thơng tin phản hồi của HS, q trình làm việc nhóm đã đúng chưa? Đã đi đúng hướng nhiệm vụ nghiên cứu chưa? để kịp thời điều chỉnh ( nếu cần thiết ).

- Khuyến khích, động viên các nhóm và các cá nhân, tạo và duy trì mối quan hệ phụ thuộc nhau giữa các nhiệm vụ nghiên cứu trong nhóm và giữa các nhóm với nhau.

Bước 3 : Đánh giá hoạt động nhóm

Sau khi các nhóm trình bày kết quả hoạt động của mình, GV cần : - Thiết kế hoạt động để lôi cuốn HS vào nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động nhóm và đánh giá từng thành viên trong nhóm.

- Đưa ra kết luận về kết quả hoạt động nhóm và đánh giá kĩ năng làm việc nhóm của HS với tiêu chí đúng, đủ, cơng bằng giữa các thành viên trong một nhóm và giữa các nhóm với nhau.

1.5. Phát triển năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học vật lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề sự nở vì nhiệt trong dạy học vật lí lớp 6 nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)