1.4 .Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm
1.4.1 .Phương pháp giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề là một cách tiếp cận những gì diễn ra trong bối cảnh các nhiệm vụ xác thực, các vấn đề phù hợp với mối quan tâm trong thế giới thực. Các vấn đề thách thức người học giải quyết thông qua cam kết của chính người học. Chính việc đặt người học trong vai trị tích cực đối mặt với tình huống thực tế của cuộc sống để giải quyết vấn đề, người học đồng thời phát triển cả kĩ năng giải quyết vấn đề và thu nhận các kiến thức.
Dạy học giải quyết vấn đề bao gồm những vấn đề được lựa chọn kĩ càng, đòi hỏi người học trong quá trình học phải tích lũy những kiến thức quan trọng qua đó rèn luyện các kĩ năng giải quyết vấn đề thành thạo, phương pháp tự học, kĩ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện trong những quá trình, những giải pháp được sử dụng phổ biến trong cuộc sống, trong công việc để giải quyết vấn đề.
Mục tiêu của phương pháp giải quyết vấn đề giúp HS : - Thích nghi và tham gia vào q trình thay đổi chính mình.
- Vận dụng khả năng giải quyết vấn đề vào các tình huống phức hợp, có thực trong thực tiễn.
- Phát triển tư duy phê phán và sáng tạo. - Chấp nhận những quan điểm khác nhau. - Cộng tác hiệu quả trong nhóm.
- Nhận ra ưu, nhược điểm của phương pháp học. - Giao tiếp hiệu quả.
- Đề cao sự tự học.
- Bổ sung kiến thức cơ bản. - Rèn luyện khả năng lãnh đạo,..
Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề diễn ra theo 3 pha đó là :
Pha 1 : Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hoá tri thức phát biểu vấn đề. Ở pha này, GV sẽ giúp đỡ học sinh tiếp cận vấn đề một cách thuận lợi nhất làm cơ sở để giải quyết vấn đề. Trong pha này GV đảm nhận nhiệm vụ : Định hướng để HS xác định được vấn đề là gì; định hướng lập kế hoạch từ đó HS đưa ra được phương hướng giải quyết vấn đề.
Pha 2 : Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi tìm tịi giải quyết vấn đề.
Khi HS đã nắm rõ được nhiệm vụ học tập, HS bắt đầu các hoạt động giải quyết vấn đề. Lúc này HS sẽ hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân xen kẽ. Mỗi cá nhân đều phải tuân theo quy định của nhóm. Khi đã có kết quả cần thơng qua nhóm để thống nhất.
Ở pha này, HS tìm tịi kiến thức, xử lí thơng tin liên quan đến nhiệm vụ học tập từ đó tự chiếm lĩnh kiến thức.
Pha 3 : Tranh luận, thể chế hố, vận dụng tri thức mới.
Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm. Việc đánh giá kết quả này thuộc về GV và HS. Cuối cùng GV hệ thống, củng cố lại kiến thức.
1.4.2. Phương pháp dạy học theo góc
Dạy học theo góc là một phương pháp dạy học mà HS khi tham gia vào phương pháp này sẽ được học tại các vị trí, khu vực khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong một mơi trường học tập có tính khuyến khích hoạt động và thúc đẩy việc học tập. Các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất, hướng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm.
Phương pháp dạy học theo góc được tổ chức theo 2 giai đoạn : Giai đoạn chuẩn bị :
Muốn tổ chức hoạt động học tập theo góc thành cơng cần lựa chọn nội dung một cách kĩ lưỡng.
Thời gian học tập : Ngoài thời gian cho HS tham gia hoạt động trong góc, GV cần dự trù thời gian HS lựa chọn góc xuất phát, luân chuyển góc, …
Khơng gian dạy học địi hỏi rộng để các góc làm việc độc lập và luân chuyển thuận tiện. Sĩ số HS khơng q đơng để GV có thể hỗ trợ, giám sát HS khơng gặp khó khăn.
Ngồi ra GV cần đặt tên các góc nói lên được đặc thù của góc đó, soạn ra các phiếu học tập tạo được hứng thú cho HS, quy định thời gian hoạt động tối đa của các góc.
Giai đoạn tổ chức cho HS hoạt động theo góc : Bước 1. Sắp xếp không gian lớp học
Bước 2. Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập Bước 3. Tổ chức cho HS học tập tại các góc
Hình 1.4 Mơ hình học theo góc dựa theo chu trình của Kolb
Phương pháp này sẽ giúp HS tìm hiểu sâu được kiến thức, tăng cường tương tác giữa GV và HS, HS với HS, tạo được nhiều không gian học tập mang tính tích cực, đáp ứng được nhu cầu, sở thích riêng biệt của HS khi lựa chọn tham gia vào các góc khác nhau.
1.4.3. Phương pháp sắm vai
Phương pháp sắm vai là phương pháp cho HS thực hành, để HS bày tỏ thái độ, suy nghĩ trong tình huống giả định. Phương pháp này giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề mình vừa trải nghiệm hay quan sát được. Đối với phương pháp này thì phần thảo luận sau khi sắm vai là vơ cùng quan trọng.
Mục đích của phương pháp này khơng phải là chỉ ra cho HS phải làm gì, nó là màn khởi đầu cho một cuộc thảo luận sau khi sắm vai kết thúc.
Phương pháp sắm vai đóng vai trị rất lớn trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp cho HS. Nó giúp HS thực hành và bày tỏ thái độ, quan điểm trong một mơi trường an tồn trước khi áp dụng vào thực tiễn, định hướng và khích lệ HS theo hướng tích cực.
Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai ( phải là các tình huống mở, phù hợp với lứa tuổi HS)
Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai ( có thể chuẩn bị trước khi bước vào hoạt động, các nhóm diễn lại tình huống của nhóm mình nhưng khơng đưa ra lời giải thích, hay diễn thuyết nào cho các hoạt động trong tình huống, các tình huống phải mang tính sân khấu hóa )
Các nhóm lên đóng vai
Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai : Vì sao em lại ứng xử như vậy? Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách ứng xử (đúng hoặc sai)
Lớp thảo luận, nhận xét:
Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao?
Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.