Tần suất thực hành trên lớp của HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề sự nở vì nhiệt trong dạy học vật lí lớp 6 nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh (Trang 45 - 67)

Tần suất thực hành trên lớp của HS

Tổng số phiếu điều tra đƣa ra

Tổng số phiếu trả lời thu về Phần trăm (%) Rất thường xuyên 120 5 4,2 Thường xuyên 120 14 11,7 Rất ít khi 120 94 78,3

Không bao giờ 120 7 5,8

* Những mặt đã đạt được :

+ Về cơ bản HS nắm được kiến thức lí thuyết của chương.

+ Vận dụng được lí thuyết vào giải được một số bài tập và một số hiện tượng vật lí đơn giản.

+ Một số HS đã vận dụng kiến thức được học vào trong thực tiễn ở mức độ đơn giản.

* Các mặt còn hạn chế :

+ HS học nặng về lí thuyết, tiếp thu một cách thụ động, vẫn là lối học truyền thụ một chiều.

+ Khả năng vận dụng kiến thức của HS vào trong thực tiễn còn yếu kém. + Hoạt động chủ yếu của HS là học thuộc kiến thức lí thuyết, cơng thức và giải các bài tập thuần túy, HS ít được quan sát các thí nghiệm trực quan cũng như làm thí nghiệm trực tiếp nên kiến thức khơng sâu, không phát triển được các kĩ năng.

+ GV khơng giao các nhiệm vụ mang tính thực tiễn hay thiết kế, xây dựng dụng cụ thí nghiệm hay thiết kế các phương án thí nghiệm từ các dụng cụ có sẵn cho HS.

+ Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, bày tỏ quan điểm của bản thân trước bạn bè và thầy cô của HS còn rất hạn chế.

* Khảo sát cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm của trường :

- Về cơ sở vật chất :

Tiến hành khảo sát tại 3 trường đều có cơ sở vật chất khang trang, khn viên trường rộng, có đầy đủ các phịng học và phòng thực hành chức năng phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập của GV và HS.

Tuy nhiên , phịng thí nghiệm bên trong cịn rất sơ sài, chủ yếu là kho chứa dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh. Chưa có người chun phụ trách quản lí phịng thí nghiệm nên khi tới tiết học GV tự tìm dụng cụ và lắp ráp nên gặp khá nhiều bất tiện, khó khan.

Các dụng cụ thí nghiệm đã được chú trọng đầu tư theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng do khâu bảo quản và ít được sử dụng nên dụng cụ đã bị han gỉ, lạc hậu.

2.3 . Thiết kế hoạt động trải nghiệm về “Sự nở vì nhiệt của chất rắn”

2.3.1. Mục tiêu của chủ đề

Qua chủ đề HS:

- Mơ tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn.

- Xây dựng và tiến hành được thí nghiệm về sự nở của vật rắn.

- Qua bài HS có thể giải thích một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất rắn. Giải được bài tập liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất rắn.

- Ứng dụng về sự nở của vật rắn trong đời sống và trong kĩ thuật.

2.3.2 . Tiến trình hoạt động cụ thể

Dạy học chủ đề : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

A. Mục tiêu NL

HT1.1. M3. Xác định các nhiệm vụ cần hợp tác tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất rắn

HT2.1. M3. Chủ động điều khiển, phối hợp việc tạo nhóm phù hợp và hiệu quả, di chuyển trật tự, nhanh nhẹn, tập hợp đúng nhóm theo yêu cầu

HT2.3. M3. Lập được kế hoạch tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất rắn và tiến hành được thí nghiệm xác định sự nở vì nhiệt của chất rắn phù hợp với trình độ của từng thành viên trong nhóm và thể hiện sự chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi thành viên trong nhóm

HT3.2.M3. Hồn thành các nhiệm vụ được giao về tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất rắn, tiến hành thí nghiệm đo sự thay đổi kích thước vật khi chịu tác dụng của nhiệt độ và hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm hồn thành nhiệm vụ

HT3.4. M2. Có lắng nghe có phản hồi ý kiến các thành viên khác

HT3.5. M3. Ghi chép một cách có hệ thống, đầy đủ, chính xác bằng các hình thức phù hợp

HT4.1. M2. So sánh được mức độ thực hiện nhiệm vụ của bản thân với bảng tiêu chí khi tham gia hoạt động nhóm

HT4.2. M2. Đánh giá được các thành viên khác trong nhóm theo bảng tiêu chí đánh giá

B. Các hoạt động dạy học

Giai đoạn 1: Xuất phát từ một sự kiện, hiện tƣợng trong cuộc sống làm xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu. Xác định vấn đề : Tìm cách xác định một vật rắn có thay đổi kích thƣớc hay khối lƣợng khi chịu tác dụng của nhiệt độ khơng và chia nhóm làm việc

* Mục tiêu

- HT1.1. M3. Xác định các nhiệm vụ trong quá trình tìm hiểu xác định sự thay đổi kích thước của vật rắn khi nhiệt độ tăng hoặc giảm.

Phương tiện, thiết bị hoạt động : Sổ ghi chép cá nhân.

Hình thức tổ chức : làm việc cá nhân kết hợp theo nhóm nhỏ tại lớp. * Tiến trình hoạt động

- Xuất phát từ sự việc được đưa ra trong SGK về sự thay đổi chiều cao của tháp Eiffel, GV dẫn dắt HS đến hiện tượng bất hợp lí gây tranh luận là một cái tháp bằng thép lại có thể lớn lên?. Các nhóm HS thảo luận lí do về hiện tượng thực tế sự lớn lên của tháp đồng thời các nhóm suy nghĩ và đưa ra phương án thí nghiệm.

- Thảo luận với các bạn ngồi gần, lấy các ví dụ về các vật rắn mà chịu tác dụng trực tiếp của nhiệt độ thời tiết hàng ngày ở xung quanh chúng ta.

M3. Với một vật rắn đã được nêu ra, cần xác định những thông tin quan trọng nào ?

M2. Với vật rắn được nêu ra, ta cần biết nhiều thông tin về chúng như : Chất liệu, hình dạng, thể tích và khối lượng,….. mà HS thắc mắc. Dựa trên những điều đã học, hãy đặt ra câu hỏi quan trọng nhất để tìm hiểu về khối chất đó?

M1. Với vật rắn trong các ví dụ đã nêu, khi nhiệt độ tác dụng lên vật rắn tăng hoặc giảm thì nhiệt độ đã làm yếu tố nào của vật rắn thay đổi? Làm thế nào để xác định được sự thay đổi đó?

Sau khi HS thảo luận đại diện nhóm học sinh báo cáo kết quả và giáo viên chốt vấn đề : Đưa ra cách thức để xác định nhiệt độ đã tác động lên vật

rắn như thế nào, từ đó vận dụng vào cuộc sống như thế nào? * Nhận xét

Thông qua việc trao đổi, chia sẻ giữa các học sinh làm nảy sinh nhu cầu học tập ở học sinh một cách tự nhiên từ chính những vấn đề thực tế mà HS quan sát được.

Giai đoạn 2. Thiết kế phƣơng án thí nghiệm và tiến hành kiểm tra sự thay đổi của vật rắn khi chịu tác dụng của nhiệt độ .

* Mục tiêu:

HT2.3. M3. Lập được kế hoạch và giao nhiệm vụ phù hợp với trình độ của từng thành viên trong nhóm và thể hiện sự chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi thành viên trong nhóm

H3.2.M3. Hồn thành các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm hồn thành nhiệm vụ

HT3.3. M3. Trình ý kiến cá nhân một cách có hệ thống, chứng minh được quan điểm, ý kiến của mình một cách thuyết phục, hấp dẫn người nghe.

H3.2.M3. Xây dựng được phương án và hỗ trợ nhau tiến hành thí nghiệm xác định sự nở vì nhiệt của vật rắn

* Phương tiện, thiết bị hoạt động :

Các phiếu học tập, dụng cụ thí nghiệm, biểu mẫu ghi kết quả thí nghiệm.

* Tiến trình hoạt động

- Làm việc theo hình thức khăn phủ bàn, thực hiện phiếu học tập sau:

Phiếu học tập 1

Có một viên bi sắt. Thiết kế dụng cụ thí nghiệm theo mục đích - Dụng cụ làm thay đổi được nhiệt độ của viên bi là gì?

- Xác định các yếu tố thể tích, khối lượng, chất liệu có thay đổi hay khơng ? Sử dụng dụng cụ gì để xác định ?

Phiếu học tập 2

Với các dụng cụ đã chuẩn bị trước - Lên ý tưởng các bước thực hiện

- Đưa ra bảng mẫu so sánh để xác định sự thay đổi hay không của các yếu tố của vật rắn

* Giáo viên khái quát lại

- Các dụng cụ thí nghiệm và các bước thực hành. Các nhóm phân chia nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên trong mỗi bước tiến hành thí nghiệm. - Bảng kết quả thí nghiệm Viên bi sắt Viên bi có lọt qua vịng kim loại khơng Khối lƣợng (gam) Vật liệu ( loại gì) Trƣớc khi nung Sau khi nung Đƣa viên bi sau

khi nung vào cốc nƣớc đá

- Những lưu ý trong quá trình thực hiện

HS đề xuất ý tưởng và lập kế hoạch thực hiện dưới sự quan sát, định hướng của GV

Khi tiến hành thí nghiệm với đèn cồn cần chú ý an toàn.

* Giáo viên khái quát lại

Vật rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

Khi thay đổi nhiệt độ thì vật liệu và khối lượng của vật rắn khơng đổi, kích thước (thể tích) thay đổi

Giai đoạn 3. Tìm hiểu, thu thập thơng tin, thiết kế phƣơng án thí nghiệm và tiến hành kiểm tra sự nở vì nhiệt của vật rắn khác nhau có khác nhau khơng ( băng kép )

* Mục tiêu

H3.2.M3. Hoàn thành các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm hồn thành nhiệm vụ

HT3.3. M3. Trình bày ý kiến cá nhân một cách có hệ thống, chứng minh được quan điểm, ý kiến của mình một cách thuyết phục, hấp dẫn người nghe.

H3.2.M3. Xây dựng được phương án và hỗ trợ nhau tiến hành thí nghiệm kiểm tra sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.

* Phương tiện, thiết bị hoạt động :

Bảng ghi kết quả thí nghiệm, các dụng cụ thí nghiệm gồm : các thanh kim loại mỏng có bản chất khác nhau và có chiều dài bằng nhau, giá đỡ, đèn cồn, đinh tán nhỏ.

* Tiến trình hoạt động

Bước 1 : Từng cá nhân trong nhóm nghiên cứu các thơng tin về băng kép như cấu tạo, hoạt động dựa trên hiện tượng vật lí nào, các ứng dụng của băng kép. Bước 2 : HS ghi chép lại các thơng tin tìm hiểu được vào sổ ghi chép cá nhân. Bước 3 : Các thành viên trong nhóm trao đổi thơng tin và thống nhất ý kiến với nhau.

Bước 4 : Đề xuất phương án thí nghiệm chế tạo băng kép đơn giản, chế tạo

* GV khái quát lại

Từ kết quả thí nghiệm và bảng số liệu cho thấy nhôm nở ra vì nhiệt nhiều hơn đồng, đồng nở nhiều hơn sắt ( sự dãn nở dài vì nhiệt ).

Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Giai đoạn 4: Tổ chức báo cáo sản phẩm hoạt động của nhóm, thảo luận xác định các ứng dụng và mở rộng.

Các nhóm cử thành viên báo cáo kết quả chế tạo băng kép. Trình bày ứng dụng của băng kép trong thực tiễn.

Học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm theo nhóm quan sát hiện tượng và đưa ra các ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong đời sống. GV cho HS tiến hành làm các thí nghiệm củng cố kiến thức.

* Tiến trình hoạt động :

GV giới thiệu: Sự nở vì nhiệt của vật rắn ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. GV cho HS củng cố kiến thức thơng qua thực hiện các thí nghiệm đơn giản như sau :

GV chuẩn bị

- 2 đơi cốc thủy tinh bị khít chặt vào nhau

- 2 chai thủy tinh có nút chặt khơng mở được nút, 4 đèn cồn.

Bước 1 : GV yêu cầu HS đề xuất phương án để tách được các chiếc cốc đó ra mà không làm vỡ cốc, lấy nút chai ra khỏi cổ chai mà không làm vỡ cổ chai thủy tinh.

Bước 2 : HS thảo luận nhóm và đưa ra phương án tiến hành thí nghiệm giải quyết vấn đề trên.

Bước 3 : HS tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận.

Từ hoạt động trải nghiệm, đưa ra một số ứng dụng liên quan mà em biết? Ví dụ : Nhà sản xuất tại sao không sản xuất các tấm tơn có dạng mặt phẳng để tiết kiệm nguyên liệu và chi phí mà lại thiết kế các tấm tơn có dạng gợn sóng.

* Cách đánh giá

Dựa vào hoạt động trải nghiệm, đánh giá kết quả và đưa ra ứng dụng, đánh giá như sau:

M3. Hợp tác nhóm tốt,đề xuất được phương án thí nghiệm : Dụng cụ, bố trí, cách làm hợp lí. Tự thực hiện thành cơng thí nghiệm.

M2. Hợp tác nhóm có lúc chưa tốt, chưa hiệu quả, dụng cụ đề xuất cịn thiếu, thí nghiệm bố trí chưa hợp lí, thực hiện được thí nghiệm nhưng cần có sự trợ giúp của GV.

M1. Hợp tác nhóm chưa tốt, dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV mới tiến hành được thí nghiệm.

A. Bài tập vận dụng

1. Tháp Eiffel ở Paris, Thủ đô nước Pháp là tháp bằng thép nổi tiếng thế giới. Các phép đo chiều cao tháp vào ngày 01/01/1890 và 01/7/1890 cho thấy trong vòng 6 tháng tháp cao thêm hơn 10cm. Tại sao lại có sự kì lạ đó?

2. Quan sát chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa. Em có nhận xét gì? Vào mùa hè khi nhiệt độ tăng cao, hai thanh ray tàu hỏa sẽ xuất hiện hiện tượng gì?

3. Ở đầu cán (chi) dao, liềm bằng gỗ, thường có đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?

Giai đoạn 5: Đánh giá hoạt động hợp tác

* Mục tiêu

HT4.2. M2. Đánh giá được bản thân và các thành viên khác trong nhóm theo bảng tiêu chí đánh giá

HT4.3. M2. Đánh giá ý kiến nhận xét của các thành viên khác.

* Tiến trình hoạt động

- Từng thành viên tự đánh giá theo các tiêu chí: Tốt hơn các bạn khác: 2đ

Tốt bằng các bạn khác: 1,5đ Không tốt bằng các bạn khác: 1đ Khơng giúp ích được gì cho nhóm: 0 đ

- Từng thành viên đánh giá các thành viên khác về quá trình học tập chủ đề theo các tiêu chí trong bảng:

 Trao đổi, thảo luận về kết quả đánh giá

 Kết hợp với đánh giá của GV để rút ra nhận xét hoặc quy ra điểm số.

Nhận xét

Học sinh được tham gia đánh giá và tự đánh giá theo các tiêu chí và tự điều chỉnh kết quả làm việc theo góp ý, trao đổi.

2.4. Đánh giá năng lực hợp tác của HS trong dạy học qua trải nghiệm chủ đề “Sự nở vì nhiệt của chất rắn” chủ đề “Sự nở vì nhiệt của chất rắn”

Căn cứ vào các thành tố của năng lực hợp tác kết hợp với nghiên cứu các tài liệu về đánh giá năng lực, chúng tôi lập ra bản rubric về đánh giá học sinh qua chủ đề “ Sự nở vì nhiệt của chất rắn” như bảng sau :

Tiêu chí Họ Tên Sự nhiệt tình tham gia cơng việc (0-2) Đƣa ra ý kiến và ý tƣởng thực hiện nhiệm vụ (0-2) Tạo môi trừng hợp tác thân thiện (0-2) Tổ chức và hƣớng dẫn cả nhóm (0-2) Hồn thành nhiệm vụ hiệu quả (0-2)

Bảng 2. 5 Rubric đánh giá năng lực hợp tác của HS trong dạy học chủ đề “ Sự nở vì nhiệt của chất rắn ”. Mức độ Hành vi Mức 1 (1đ – 3 đ) Mức 2 (4đ – 7đ) Mức 3 (8đ – 10đ) Tìm và phát biểu được vấn đề cần nghiên cứu. Xác định và lấy được các ví dụ về sự tác động của nhiệt độ lên vật rắn. -HS dùng ngôn ngữ đời sống để phát biểu vấn đề nghiên cứu. - Chưa xác định được nhiệt độ tác động lên yếu tố nào của vật rắn. Khơng lấy được ví dụ vật rắn chịu tác dụng của nhiệt độ. Chỉ làm việc cá nhân. -HS dùng ngôn ngữ khoa học để phát biểu vấn đề nghiên cứu. -Nêu được một số ví dụ về sự tác động của nhiệt độ lên vật rắn. -Hoạt động trao đổi với các bạn trong nhóm chưa tích cực, gây ồn ào. - HS dùng ngôn ngữ khoa học để phát biểu vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề sự nở vì nhiệt trong dạy học vật lí lớp 6 nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh (Trang 45 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)