.Khái niệm năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề sự nở vì nhiệt trong dạy học vật lí lớp 6 nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh (Trang 32)

Có rất nhiều định nghĩa về năng lực và vấn đề này đang được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt là trong giai đoạn nước ta đang đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.

Thơng thường thì năng lực được hiểu là sự kết hợp của kiến thức, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng của các nhân hay tổ chức đề hoàn thành nhiệm vụ.

Do các nhiệm vụ hay vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống hoặc cơng việc ln địi hỏi phải vận dụng kết hợp nhiều kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực mới có thể giải quyết được vì vậy có thể hiểu năng lực theo một cách khác là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và sự đam mê để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống”

Theo Trần Khánh Đức, trong “Nghiên cứu nhu cầu và xây dựng mơ hình

đào tạo theo năng lực trong lĩnh vực giáo dục” đã nêu rõ năng lực là “khả

năng tiếp nhận và vận dụng tổng hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kĩ năng, thái độ, thể lực, niềm tin…) để thực hiện cơng việc hoặc đối phó với một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp” [4]

Nguyễn Anh Tuấn (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh) đã đưa ra định nghĩa năng lực một cách khá khái quát về định nghĩa năng lực đó là “năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm [6] ”.

Theo Chương trình giáo dục phổ thơng – Chương trình tổng thể của

Bộ Giáo dục và Đào tạo ( tháng 7 năm 2017 ) thì năng lực là là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành cơng một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

Mặc dù có rất nhiều định nghĩa về năng lực nhưng các nhà nghiên cứu Việt Nam hay trên thể giới đều có quan điểm mang tính tương đồng. Tóm lại, năng lực được hiểu là sự kết hợp giữa khả năng, phẩm chất và thái độ của một cá nhân hoặc tập thể để xử lí có hiệu quả một vấn đề nào đó.

Trong năng lực lại được chia ra năng lực chung, cốt lõi và năng lực chuyên môn.

Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết làm nền tảng để phát triển năng lực chuyên môn. Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng ở những lĩnh vực nhất định như năng lực vật lí, năng lực tốn học, năng lực ngơn ngữ,…[7].

Tuy nhiên thì các năng lực chung và năng lực chuyên biệt ln có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau.

Trong Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể có đề cập đến 5 phẩm chất và 10 năng lực HS cần đạt . Trong số 10 năng lực đó thì năng lực hợp tác đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục.

1.5.2. Năng lực hợp tác của HS trong dạy học Vật lí

1.5.2.1. Định nghĩa năng lực hợp tác

Có rất nhiều quan điểm, ý kiến về việc định nghĩa năng lực hợp tác. Ngay từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thì John Dewey đã nhắc tới tầm quan trọng của việc trải nghiệm và hợp tác ngay từ trong nhà trường. Cũng có quan điểm cho rằng mơi trường lớp học chính là q trình dân chủ trong phạm vi hẹp và việc học tập phải có sự hợp tác, trao đổi giữa các thành viên trong lớp học.

Ngồi ra cịn có rất nhiều các nhà nghiên cứu về năng lực hợp tác như Slavin (1990), Rosenshine, Meister (1994)

Năng lực luôn gắn với một hoạt động cụ thể, ở trường phổ thông, năng lực gắn với hoạt động hợp tác trong nhóm gọi là năng lực hợp tác.

Năng lực hợp tác có thể coi là các kĩ năng, kĩ xảo về khả năng tương tác giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể trong việc tổ chức, quản lí và thực hiện các hoạt động nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo nhằm giải quyết nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả.

Theo Định hướng chương trình giáo dục phổ thơng sau 2015 thì năng

lực hợp tác là một trong những năng lực cốt lõi mà HS cần phải có, thể hiện qua khả năng làm việc của cá nhân, trong mối liên hệ với tập thể, mối quan hệ tương trợ lẫn nhau để cùng đạt tới mục tiêu chung.

Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ nhiều phương diện khác nhau nhưng đều có quan điểm chung về năng lực hợp tác, là năng lực cốt lõi, cần thiết phải trang bị cho người học để đáp ứng yêu cầu cuộc sống.

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng khái niệm : “Hợp tác là một năng lực

quan trọng trong học tập. Tuy nhiên , khơng có mơn học nào đặc trưng cho việc phát triển năng lực hợp tác mà mỗi mơn đều phải góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác thông qua tổ chức các hoạt động học.[8]

thực hiện được các hoạt động nhóm thành thạo, linh hoạt và sáng tạo để giải quyết có hiệu quả một nhiệm vụ chung nào đó.

Việc dạy học phát triển năng lực hợp tác của học sinh là vô cùng cần thiết trong cuộc sống ngày nay, khi đất nước ta đang hội nhập cùng các nước trên thế giới.

1.5.2.2. Cấu trúc năng lực hợp tác

Để có thể dạy học phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thì cần hiểu rõ cấu trúc của năng lực hợp tác.

Năng lực hợp tác bao gồm kiến thức hợp tác, kĩ năng hợp tác và thái độ hợp tác.

Theo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể thì các yếu tố của năng lực hợp tác có thể biểu diễn theo sơ đồ như sau : [3]

Bảng 1.1 Các yếu tố của năng lực hợp tác

Hợp tác Thái độ hợp tác - Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất. - Sẵn sàng nhận cơng việc khó khăn của nhóm.

- Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. Kiến thức hợp tác - Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mơ phù hợp với u cầu và nhiệm vụ.

- Biết rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm.

Kĩ năng hợp tác

- Phân tích được các cơng việc cần thực hiện để hồn thành nhiệm vụ của nhóm.

- Biết theo dõi tiến độ hồn thành cơng việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hịa hoạt động phối hợp. - Đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân và của nhóm. - Đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.

Dựa trên cấu trúc của năng lực hợp tác cùng với các đặc thù của dạy học bộ mơn Vật lí, bảng dưới đây đã cụ thể hóa các thành tố năng lực với chỉ số hành vi và tiêu chí đánh giá chất lượng :

Bảng 1.2 Cấu trúc của năng lực hợp tác [8] Năng lực thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lƣợng 1. Xác định mục đích hợp tác HT1.1 Xác định nhiệm vụ cần thực hiện M1. Xác định một vài nhiệm vụ cần hợp tác M2. Xác định một vài nhiệm vụ cần hợp tác và diễn đạt nhiệm vụ M3. Xác định các nhiệm vụ cần hợp tác, diễn đạt các nhiệm vụ này HT1.2 Phân chia nhiệm vụ hợp tác thành các nhiệm vụ nhỏ

M1. Xác định một vài nhiệm vụ cụ thể trong nhiệm vụ hợp tác

M2. Xác định toàn bộ các nhiệm vụ cụ thể trong nhiệm vụ hợp tác

M3. Xác định toàn bộ các nhiệm vụ cụ thể trong nhiệm vụ hợp tác và các bước để thực hiện nhiệm vụ HT1.3 Xác định nhu cầu (mong muốn) của các thành viên trong nhóm

M1: Xác định được nhu cầu (mong muốn) của bản thân (muốn đảm nhiệm công việc nào?) M2: Xác định được nhu cầu nhu cầu (mong muốn) của bản thân và một số thành viên khác trong nhóm.

M3: Xác định được nhu cầu nhu cầu (mong muốn) của toàn bộ thành viên khác trong nhóm.

2. Tạo nhóm và

HT2.1 Di

chuyển, tạo

M1. Thực hiện được các nhiệm vụ tạo nhóm theo hướng dẫn của bạn cùng nhóm, di chuyển

lập kế hoạch hợp tác

nhóm hợp tác khó khăn, lộn xộn

M2. Phối hợp với bạn thực hiện được việc tạo nhóm phù hợp, di chuyển trật tự, cịn khó khăn trong việc xác định đúng nhóm

M3. Chủ động điều khiển, phối hợp việc tạo nhóm phù hợp và hiệu quả, di chuyển trật tự, nhanh nhẹn, tập hợp đúng nhóm theo yêu cầu HT2.2 Nêu

được khả năng của các thành viên trong nhóm

M1: Nêu được khả năng, đặc điểm (ưu – nhược điểm) của bản thân

M2: Nêu được khả năng, đặc điểm (ưu – nhược điểm) của một số thành viên trong nhóm

M3: Nêu được khả năng, đặc điểm (ưu – nhược điểm) của toàn bộ thành viên trong nhóm

HT2.3 Lập kế hoạch hợp tác

M1 Tham gia lập được kế hoạch theo hướng dẫn của thành viên khác

M2 Lập được kế hoạch hoạt động nhóm hợp tác phù hợp với trình độ của từng thành viên trong nhóm

M3 Lập được kế hoạch phù hợp với trình độ của từng thành viên trong nhóm và thể hiện sự chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi thành viên trong nhóm

HT3.1 Xác định vị trí và nhiệm vụ của

M1 Biết được nhiệm vụ được giao trong nhóm M2 Biết và giải thích làm rõ nhiệm vụ bản thân trong mối quan hệ với nhiệm vụ với thành

3. Tham gia hoạt động hợp tác bản thân trong hoạt động hợp tác viên khác

M3 Biết rõ ràng các nhiệm vụ của bản thân và các thành viên trong nhóm để phối hợp hỗ trợ nhau thực hiện

HT3.2 Thực hiện nhiệm vụ được giao

M1 Tham gia thực hiện một phần nhiệm vụ được giao

M2 Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

M3 Hoàn thành các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm hồn thành nhiệm vụ HT3.3 Nêu ý kiến cá nhân – kết quả thực hiện nhiệm vụ

M1 Trình bày được một số ý kiến cá nhân riêng lẻ trong hoạt động nhóm

M2 Trình bày ý kiến cá nhân một cách ngắn gọn, mạch lạc có hệ thống

M3 Trình ý kiến cá nhân một cách có hệ thống, chứng minh được quan điểm, ý kiến của mình một cách thuyết phục, hấp dẫn người nghe. HT3.4 Lắng

nghe, phản hồi ý kiến

M1 Có lắng nghe ý kiến của người khác trong nhóm

M2 Có lắng nghe có phản hồi ý kiến các thành viên khác

M3 Có lắng nghe, có phản hồi ý kiến một cách phù hợp, tìm ra sự đồng thuận trong tranh luận. Điều chỉnh công việc của cá nhân đảm bảo sự đồng thuận trong nhóm.

HT3.5 Ghi chép tổng hợp

M1 Ghi chép được một số ý trong hoạt động nhóm

kết quả hợp tác M2 Ghi chép một cách có chọn lọc và đầy đủ nội dung M3 Ghi chép một cách có hệ thống, đầy đủ, chính xác bằng các hình thức phù hợp 4. Đánh giá hoạt động hợp tác của bản thân và của các thành viên khác trong hoạt động hợp tác HT4.1 Tự đánh giá

M1 Tự đánh giá được các hoạt động nhóm của bản thân một cách riêng lẻ

M2 So sánh được mức độ thực hiện nhiệm vụ của bản thân với bảng tiêu chí khi tham gia hoạt động nhóm

M3 Đánh giá được chính xác mức độ thực hiện nhiệm vụ khi tham gia hoạt động nhóm thơng qua bảng tiêu chí của giáo viên và bảng tiêu chí của bản thân

HT4.2 Đánh giá lẫn nhau

M1 Đánh giá được các thành viên khác trong nhóm theo hướng dẫn của giáo viên

M2 Đánh giá được các thành viên khác trong nhóm theo bảng tiêu chí đánh giá

M3 Tự lập được tiêu chí và đánh giá được các thành viên khác trong nhóm.

HT4.3 Đánh giá kết quả hoạt động nhóm

M1: Nêu ý kiến nhận xét sản phẩm của cả nhóm.

M2: Đánh giá ý kiến nhận xét của các thành viên khác.

M3: Đưa ra được phương án cải tiến (sửa đổi) sản phẩm của cả nhóm.

1.5.3 .Các biện pháp nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học vật lí.

Việc áp dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đều ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực hợp tác. Khi tổ chức dạy học theo nhóm thì các HS ở các trình độ khác nhau sẽ hợp tác cùng nhau để giải quyết các vấn đề, hoàn thành các nhiệm vụ chung, mục đích chung.

Tùy vào mục đích và yêu cầu của vấn đề học tập, thì các nhóm sẽ được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ đích có thể duy trì suốt giờ học hoặc lâu dài hoặc thay đổi theo từng hoạt động học tập. Để có thể phát triển năng lực hợp tác của HS, GV cần lưu ý tới một số vấn đề như :

- Khi xây dựng mục tiêu dạy học cần quan tâm đến các biểu hiện của năng lực hợp tác mà GV mong muốn HS thể hiện được cùng các mục tiêu về kiến thức và kĩ năng.

- Khi thiết kế nội dung học tập: cần xây dựng các hoạt động học tập rõ ràng, các tình huống và vấn đề hợp tác, xác định rõ quỹ thời gian dành cho hoạt động hợp tác và các hoạt động học thông thường khác. Các hoạt động hợp tác cần được xây dựng một cách hấp dẫn, lôi cuốn để khơi dậy tinh thần ham học, sự tò mị của người học.

- Khi chia nhóm hợp tác cần phù hợp với nội dung dạy học, phối hợp giữa các kĩ thuật và phương tiện dạy học một cách phù hợp nhất để mang lại hiệu quả cao cho bài học.

- Dựa vào các tiêu chí dạy học thì có nhiều cách để thành lập nhóm như nhóm ngẫu nhiên, nhóm ghép hình hay mảnh ghép, nhóm cố định lâu dài để thực hiện dự án, nhóm xen lẫn giữa HS khá giỏi hỗ trợ HS kém, …..

Mỗi hình thức chia nhóm đều có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy khơng nên áp dụng một tiêu chí duy nhất cho cả năm học mà cần thay đổi để đạt hiệu quả cao trong dạy học.

1.6. Kết luận chƣơng 1

Nghiên cứu cơ sở lí luận của HĐTN cho thấy : - Nội dung của HĐTN rất đa dạng

- Hình thức tổ chức hoạt động đa dạng, phong phú, có thể tổ chức cho nhiều đối tượng HS.

- Phương pháp tổ chức đa dạng, gần gũi với thực tiễn, có thể thay đổi cho phù hợp với nhận thức học sinh và điều kiện nhà trường.

- Quy trình thực hiện được định hướng khá rõ ràng, mang tính ứng dụng cao.

- Có nhiều hình thức đánh giá học sinh từ kiến thức đến năng lực. Các điều cần lưu ý khi tổ chức HĐTN :

- Khi xây dựng chủ đề của HĐTN cần đặt ra và căn cứ vào những tiêu chí, tiêu chuẩn nhất định để xây dựng chủ đề phù hợp. Chủ đề phải xuất phát từ mối quan tâm và hứng thú, nhu cầu của HS.

- Thống nhất giữa xây dựng và thực hiện HĐTN.

- Khi đánh giá cần lập bảng đánh giá sát với mục tiêu khi xây dựng chủ đề, đánh giá mang tính khách quan.

Điều này phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục, dạy học gắn liền với thực tiễn.

Từ nghiên cứu cơ sở lí luận, tác giả nhận thấy ý nghĩa tích cực của HĐTN đối với đào tạo HS một cách tồn diện. Từ đây, GV có điều kiện để vận dụng các hình thức, phương pháp đánh giá để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. Đây là một trong những hình thức dạy học phù hợp với xu hướng của nền giáo dục và cần được quan tâm để áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề sự nở vì nhiệt trong dạy học vật lí lớp 6 nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)