Hợp tác Thái độ hợp tác - Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất. - Sẵn sàng nhận cơng việc khó khăn của nhóm.
- Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. Kiến thức hợp tác - Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
- Biết rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm.
Kĩ năng hợp tác
- Phân tích được các cơng việc cần thực hiện để hồn thành nhiệm vụ của nhóm.
- Biết theo dõi tiến độ hồn thành cơng việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hịa hoạt động phối hợp. - Đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân và của nhóm. - Đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.
Dựa trên cấu trúc của năng lực hợp tác cùng với các đặc thù của dạy học bộ mơn Vật lí, bảng dưới đây đã cụ thể hóa các thành tố năng lực với chỉ số hành vi và tiêu chí đánh giá chất lượng :
Bảng 1.2 Cấu trúc của năng lực hợp tác [8] Năng lực thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lƣợng 1. Xác định mục đích hợp tác HT1.1 Xác định nhiệm vụ cần thực hiện M1. Xác định một vài nhiệm vụ cần hợp tác M2. Xác định một vài nhiệm vụ cần hợp tác và diễn đạt nhiệm vụ M3. Xác định các nhiệm vụ cần hợp tác, diễn đạt các nhiệm vụ này HT1.2 Phân chia nhiệm vụ hợp tác thành các nhiệm vụ nhỏ
M1. Xác định một vài nhiệm vụ cụ thể trong nhiệm vụ hợp tác
M2. Xác định toàn bộ các nhiệm vụ cụ thể trong nhiệm vụ hợp tác
M3. Xác định toàn bộ các nhiệm vụ cụ thể trong nhiệm vụ hợp tác và các bước để thực hiện nhiệm vụ HT1.3 Xác định nhu cầu (mong muốn) của các thành viên trong nhóm
M1: Xác định được nhu cầu (mong muốn) của bản thân (muốn đảm nhiệm công việc nào?) M2: Xác định được nhu cầu nhu cầu (mong muốn) của bản thân và một số thành viên khác trong nhóm.
M3: Xác định được nhu cầu nhu cầu (mong muốn) của toàn bộ thành viên khác trong nhóm.
2. Tạo nhóm và
HT2.1 Di
chuyển, tạo
M1. Thực hiện được các nhiệm vụ tạo nhóm theo hướng dẫn của bạn cùng nhóm, di chuyển
lập kế hoạch hợp tác
nhóm hợp tác khó khăn, lộn xộn
M2. Phối hợp với bạn thực hiện được việc tạo nhóm phù hợp, di chuyển trật tự, cịn khó khăn trong việc xác định đúng nhóm
M3. Chủ động điều khiển, phối hợp việc tạo nhóm phù hợp và hiệu quả, di chuyển trật tự, nhanh nhẹn, tập hợp đúng nhóm theo yêu cầu HT2.2 Nêu
được khả năng của các thành viên trong nhóm
M1: Nêu được khả năng, đặc điểm (ưu – nhược điểm) của bản thân
M2: Nêu được khả năng, đặc điểm (ưu – nhược điểm) của một số thành viên trong nhóm
M3: Nêu được khả năng, đặc điểm (ưu – nhược điểm) của toàn bộ thành viên trong nhóm
HT2.3 Lập kế hoạch hợp tác
M1 Tham gia lập được kế hoạch theo hướng dẫn của thành viên khác
M2 Lập được kế hoạch hoạt động nhóm hợp tác phù hợp với trình độ của từng thành viên trong nhóm
M3 Lập được kế hoạch phù hợp với trình độ của từng thành viên trong nhóm và thể hiện sự chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi thành viên trong nhóm
HT3.1 Xác định vị trí và nhiệm vụ của
M1 Biết được nhiệm vụ được giao trong nhóm M2 Biết và giải thích làm rõ nhiệm vụ bản thân trong mối quan hệ với nhiệm vụ với thành
3. Tham gia hoạt động hợp tác bản thân trong hoạt động hợp tác viên khác
M3 Biết rõ ràng các nhiệm vụ của bản thân và các thành viên trong nhóm để phối hợp hỗ trợ nhau thực hiện
HT3.2 Thực hiện nhiệm vụ được giao
M1 Tham gia thực hiện một phần nhiệm vụ được giao
M2 Hoàn thành các nhiệm vụ được giao
M3 Hoàn thành các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm hồn thành nhiệm vụ HT3.3 Nêu ý kiến cá nhân – kết quả thực hiện nhiệm vụ
M1 Trình bày được một số ý kiến cá nhân riêng lẻ trong hoạt động nhóm
M2 Trình bày ý kiến cá nhân một cách ngắn gọn, mạch lạc có hệ thống
M3 Trình ý kiến cá nhân một cách có hệ thống, chứng minh được quan điểm, ý kiến của mình một cách thuyết phục, hấp dẫn người nghe. HT3.4 Lắng
nghe, phản hồi ý kiến
M1 Có lắng nghe ý kiến của người khác trong nhóm
M2 Có lắng nghe có phản hồi ý kiến các thành viên khác
M3 Có lắng nghe, có phản hồi ý kiến một cách phù hợp, tìm ra sự đồng thuận trong tranh luận. Điều chỉnh công việc của cá nhân đảm bảo sự đồng thuận trong nhóm.
HT3.5 Ghi chép tổng hợp
M1 Ghi chép được một số ý trong hoạt động nhóm
kết quả hợp tác M2 Ghi chép một cách có chọn lọc và đầy đủ nội dung M3 Ghi chép một cách có hệ thống, đầy đủ, chính xác bằng các hình thức phù hợp 4. Đánh giá hoạt động hợp tác của bản thân và của các thành viên khác trong hoạt động hợp tác HT4.1 Tự đánh giá
M1 Tự đánh giá được các hoạt động nhóm của bản thân một cách riêng lẻ
M2 So sánh được mức độ thực hiện nhiệm vụ của bản thân với bảng tiêu chí khi tham gia hoạt động nhóm
M3 Đánh giá được chính xác mức độ thực hiện nhiệm vụ khi tham gia hoạt động nhóm thơng qua bảng tiêu chí của giáo viên và bảng tiêu chí của bản thân
HT4.2 Đánh giá lẫn nhau
M1 Đánh giá được các thành viên khác trong nhóm theo hướng dẫn của giáo viên
M2 Đánh giá được các thành viên khác trong nhóm theo bảng tiêu chí đánh giá
M3 Tự lập được tiêu chí và đánh giá được các thành viên khác trong nhóm.
HT4.3 Đánh giá kết quả hoạt động nhóm
M1: Nêu ý kiến nhận xét sản phẩm của cả nhóm.
M2: Đánh giá ý kiến nhận xét của các thành viên khác.
M3: Đưa ra được phương án cải tiến (sửa đổi) sản phẩm của cả nhóm.
1.5.3 .Các biện pháp nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học vật lí.
Việc áp dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đều ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực hợp tác. Khi tổ chức dạy học theo nhóm thì các HS ở các trình độ khác nhau sẽ hợp tác cùng nhau để giải quyết các vấn đề, hồn thành các nhiệm vụ chung, mục đích chung.
Tùy vào mục đích và yêu cầu của vấn đề học tập, thì các nhóm sẽ được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ đích có thể duy trì suốt giờ học hoặc lâu dài hoặc thay đổi theo từng hoạt động học tập. Để có thể phát triển năng lực hợp tác của HS, GV cần lưu ý tới một số vấn đề như :
- Khi xây dựng mục tiêu dạy học cần quan tâm đến các biểu hiện của năng lực hợp tác mà GV mong muốn HS thể hiện được cùng các mục tiêu về kiến thức và kĩ năng.
- Khi thiết kế nội dung học tập: cần xây dựng các hoạt động học tập rõ ràng, các tình huống và vấn đề hợp tác, xác định rõ quỹ thời gian dành cho hoạt động hợp tác và các hoạt động học thông thường khác. Các hoạt động hợp tác cần được xây dựng một cách hấp dẫn, lôi cuốn để khơi dậy tinh thần ham học, sự tò mò của người học.
- Khi chia nhóm hợp tác cần phù hợp với nội dung dạy học, phối hợp giữa các kĩ thuật và phương tiện dạy học một cách phù hợp nhất để mang lại hiệu quả cao cho bài học.
- Dựa vào các tiêu chí dạy học thì có nhiều cách để thành lập nhóm như nhóm ngẫu nhiên, nhóm ghép hình hay mảnh ghép, nhóm cố định lâu dài để thực hiện dự án, nhóm xen lẫn giữa HS khá giỏi hỗ trợ HS kém, …..
Mỗi hình thức chia nhóm đều có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy khơng nên áp dụng một tiêu chí duy nhất cho cả năm học mà cần thay đổi để đạt hiệu quả cao trong dạy học.
1.6. Kết luận chƣơng 1
Nghiên cứu cơ sở lí luận của HĐTN cho thấy : - Nội dung của HĐTN rất đa dạng
- Hình thức tổ chức hoạt động đa dạng, phong phú, có thể tổ chức cho nhiều đối tượng HS.
- Phương pháp tổ chức đa dạng, gần gũi với thực tiễn, có thể thay đổi cho phù hợp với nhận thức học sinh và điều kiện nhà trường.
- Quy trình thực hiện được định hướng khá rõ ràng, mang tính ứng dụng cao.
- Có nhiều hình thức đánh giá học sinh từ kiến thức đến năng lực. Các điều cần lưu ý khi tổ chức HĐTN :
- Khi xây dựng chủ đề của HĐTN cần đặt ra và căn cứ vào những tiêu chí, tiêu chuẩn nhất định để xây dựng chủ đề phù hợp. Chủ đề phải xuất phát từ mối quan tâm và hứng thú, nhu cầu của HS.
- Thống nhất giữa xây dựng và thực hiện HĐTN.
- Khi đánh giá cần lập bảng đánh giá sát với mục tiêu khi xây dựng chủ đề, đánh giá mang tính khách quan.
Điều này phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục, dạy học gắn liền với thực tiễn.
Từ nghiên cứu cơ sở lí luận, tác giả nhận thấy ý nghĩa tích cực của HĐTN đối với đào tạo HS một cách toàn diện. Từ đây, GV có điều kiện để vận dụng các hình thức, phương pháp đánh giá để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. Đây là một trong những hình thức dạy học phù hợp với xu hướng của nền giáo dục và cần được quan tâm để áp dụng đạt hiệu quả cao hơn trong thực tiễn.
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ “SỰ NỞ VÌ NHIỆT”
2.1. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ của phần kiến thức về chất rắn
Theo tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành, chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung chất rắn được xác định là:
2.1.1. Kiến thức
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn.
- Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2.1.2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
2.1.3. Thái độ
- Tự tin, hào hứng khi tham gia vào các hoạt động của chủ đề, tích cực đặt ra các câu hỏi về kiến thức mà mình chưa biết.
- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.
- Quan tâm đến các ứng dụng thực tiễn của mơn Vật lí trong cuộc sống hàng ngày.
2.2. Thực trạng dạy học bài “Sự nở vì nhiệt của chất rắn” (Vật lí 6) ở một số trƣờng THCS. số trƣờng THCS.
2.2.1 Mục đích điều tra
Điều tra thực trạng dạy và học của GV và học sinh trong chương “ Nhiệt học” vật lí 6 về nội dung “Sự nở vì nhiệt của các chất ” ở một số trường THCS để đối chiếu với chuẩn đầu ra của phần kiến thức này để phát hiện ra các điểm hạn chế về phương pháp, phương tiện dạy học của GV; phát hiện những vướng mắc và sai lầm của GV và học sinh trong quá trình dạy và học nội dung kiến thức này.
Điều tra mức độ quan tâm của lãnh đạo nhà trường và GV về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học.
Từ đó xây dựng được phương pháp, cách thức và nội dung học tập trải nghiệm phù hợp với phần nội dung kiến thức này.
2.2.2. Phương pháp và đối tượng điều tra
a. Về phương pháp điều tra :
Điều tra GV và HS theo các hình thức :
- Điều tra thông qua phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp và dự giờ lớp học. - Tham khảo giáo án của GV và khảo sát phịng thí nghiệm : trang thiết bị thí nghiệm phục vụ cho việc dạy học chủ đề “ Sự nở vì nhiệt ”.
b. Về đối tượng điều tra :
Để có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học ở các trường THCS mang tính thực tiễn và đạt hiểu quả cao, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học cùng với mức độ quan tâm của GV, lãnh đạo nhà trường tới việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong học tập cho HS tại 3 trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc ninh : trường THCS Tam sơn, trường THCS Đông Ngàn và trường THCS Phú Lâm.
Kết quả khảo sát giữa 3 trường có sự sai lệch nhưng cũng một phần phản ánh được thực trạng dạy và học vật lí tại các trường THCS nói chung và việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nói riêng.
2.2.3 .Kết quả điều tra a. Đối với GV: a. Đối với GV:
-Trình độ chun mơn : Đa số các GV đều được đào tạo hệ chính quy tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh, số ít hơn được đào tạo tại Trường Đại Học sư phạm Hà Nội, Đại học sư phạm Hà nội 2 và Đại học học sư phạm Thái Nguyên. Đội ngũ GV có thâm niên giảng dạy và đạt danh hiệu GV dạy giỏi.
- Phương pháp giảng dạy của GV : Thông qua phỏng vấn trực tiếp, phiếu khảo sát, dự giờ và tham khảo giáo án giảng dạy của GV về nội dung “ Sự nở vì nhiệt của chất rắn ” cùng 40 phiếu khảo sát, chúng tôi đưa ra kết luận sơ bộ như sau :
+ Đa số giáo viên vẫn tiến hành giảng dạy theo phương pháp tiếp cận nội dung, thuyết trình, lối truyền thụ một chiều nặng về lí thuyết. Rất ít GV tiến hành làm thí nghiệm khi dạy học hay sử dụng các phương tiện trực quan hỗ trợ giờ học HS chỉ học lí thuyết thuần túy. Vì vậy, khả năng tư duy, sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS không được phát triển.
+ Giáo án giảng dạy của GV vẫn được soạn theo lối truyền thống, chưa làm rõ được vai trò định hướng của GV, các hoạt động cho HS trong giờ học chưa được chú trọng tới, GV không làm thêm dụng cụ hay thiết bị trực quan phục vụ cho các nội dung kiến thức đang dạy.
+ Hoạt động TN gần như không được tổ chức nên GV cũng không nắm được phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động hiệu quả.