Phân loại biểu tượng lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo biểu tượng về những biến cố lớn trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 30 - 32)

1.1.1 .Một số khái niệm cơ bản

1.1.2. Phân loại biểu tượng lịch sử

Biểu tượng về hồn cảnh địa lý:

Là hình ảnh về điều kiện địa lý gắn liền với sự kiện lịch sử được phản ánh trong đầu óc HS với những nét chung nhất, điển hình nhất. Hồn cảnh địa lý có thể là một địa điểm cụ thể, xác định. Qua đó giúp HS hình dung sự kiện với các yếu tố gắn liền với nó, chỉ ra đặc điểm mối liên hệ giữa chúng.

Một sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một không gian nhất định. Khơng gian của sự kiện có thể là một khu vực rộng lớn, hoặc diễn ra ở một phạm vi hẹp như địa điểm của một trận đánh hay một cuộc khởi nghĩa. Vì vậy tạo biểu tượng về hoàn cảnh địa lý, nơi xảy ra sự kiện là yêu cầu trong dạy học LS để xác định không gian lịch sử.

Để tạo biểu tượng về hồn cảnh địa lý, phải có sự kết hợp miêu tả của GV và HS với việc sử dụng bản đồ, lược đồ, sa bàn…Ví dụ: GV sử dụng “bản đồ chiến thắng Điện Biên Phủ 1954” và miêu tả cho HS về chiến trường Điện Biên- nằm trong lòng chảo, xung quanh là đồi núi cao, mọi sự vận chuyển tiếp tế của địch đều dùng máy bay. GV hướng dẫn HS chỉ ra các phân khu: phân khu Bắc, phân khu Nam, phân khu trung tâm, vị trí các ngọn đồi A1, C1, để HS có cái nhìn tồn cảnh về chiến trường Điện Biên Phủ.

Biểu tượng về nền văn hóa vật chất: Đó là những hình ảnh về những thành tựu

của lồi người trong việc chế ngự thiên nhiên, trong lao động, sáng tạo, sản xuất ra của cải, vật chất cũng như văn hóa tinh thần của xã hội lồi người.

Biểu tượng về nhân vật lịch sử: là những đại biểu điển hình của một giai cấp,

một tập đồn xã hội, những nhân vật kiệt xuất và những nhân vật đê hèn, ti tiện, bán nước. Đó là những hình ảnh chung nhất, khái quát nhất cần được phản ánh trong óc HS. Việc tạo biểu tượng lịch sử có thể qua mơ tả hình dáng bên ngồi, có thể là một câu nói của nhân vật, hay thơng qua tiểu sử của nhân vật đó. Dù khơng quyết định như quần chúng nhân dân, nhưng nhân vật lịch sử có vai trị khơng nhỏ đến sự phát triển của lịch sử. Trong những thời kì lịch sử có thể xuất hiện những cá nhân xuất chúng, nắm bắt được quy luật vận động của lịch sử, hiểu được nguyện vọng của quần chúng nhân dân, biết đề ra đường lối đúng đắn về tổ chức, vận động quần chúng hành động vì lợi ích của giai cấp, của đất nước và thu được thành công trong hoạt động. Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử là tạo biểu tượng về hành động cụ thể của cá nhân- trong mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng, trong một bối cảnh lịch sử cụ thể, tại một địa điểm, thời điểm cụ thể, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của lịch sử. Những yếu tố cần thiết trong việc tạo biểu tượng nhân vật cho HS phổ thơng: Hồn cảnh lịch sử cụ thể của nhân vật; Nhiệm vụ lịch sử nảy sinh trong bối cảnh đó; Nhân vật lịch sử xuất hiện và hoạt động như thế nào?; Đóng góp của nhân vật lịch sử.

biểu tượng lịch sử nói chung trong chương trình THPT. Bởi vì lịch sử không thể tách rời yếu tố con người, trong đó có những cá nhân làm nên lịch sử. Biểu tượng về nhân

vật chính diện: là những nhân vật đại diện cho giai cấp cho dân tộc, có nhiều đóng

góp cho lịch sử dân tộc. Hoạt động của họ phục vụ cho lợi ích chung của đại đa số nhân dân, đại diện cho nhân dân đấu tranh với kẻ thù, giành lại những quyền cơ bản của quần chúng nhân dân. Trong cuộc đấu tranh ấy, họ được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, tiếng nói chính nghĩa của họ có sức mạnh của cả dân tộc. Tạo biểu tượng về nhân vật chính diện có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm lớn đối với HS.

Biểu tượng về nhân vật phản diện: là những nhân vật đại diện cho một bộ

phận có tư tưởng chống lại những điều thiện mang tính chất áp bức, giành phần lợi về mình, chống lại cuộc đấu tranh chung mà cả dân tộc đang tiến hành, đi ngược lại quyền lợi dân tộc, thậm chí làm tay sai cho giặc.

Biểu tượng về thời gian, về những quan hệ xã hội của con người: những biểu

tượng về thời gian, về quan hệ xã hội của con người, hồn tồn khơng tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống trọn vẹn về bức tranh lịch sử. Mỗi thời gian gắn liền với một sự kiện lịch sử, và chúng không thể lẫn vào nhau do đặc thù dấu ấn chúng để lại Ví dụ: Năm 40: khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân Nam Hán đơ hộ, đã mở đầu cho q trình chống áp bức của nhân dân Âu Lạc. Năm 542: Khởi nghĩa Lí Bí, dẫn đến sự ra đời nhà nước Vạn Xuân đã khẳng định được sự trưởng thành của ý thức dân tộc. Đánh dấu bước phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ biểu tượng năm 905, ông được sự ủng hộ của nhân dân đã đánh chiếm thành Tống Bình xây dựng chính quyền tự chủ. Khởi nghĩa thắng lợi, đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta, chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu dài của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo biểu tượng về những biến cố lớn trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)